săn đến những phân vân, ngần ngại rồi quyết tâm phóng sinh cho chú khỉ đực và cuối cùng là niềm hân hoan trước cảnh muối của rừng… Tất cả những nét tâm trạng phức tạp, có phần đối lập nhau đó đã ùa đến tâm trí ông Diểu – vừa rất bất ngờ, lại vừa hoàn toàn hợp lý và uyển chuyển, được tác giả mô tả một cách tự nhiên và điêu luyện.
Trong phương thức kết cấu theo lôgic nhân quả của sự kiện, có những truyện tác giả chú trọng vào việc kể lại diễn biến các sự kiện một cách khách quan, ít bình luận, ít đi vào phơi bày tâm lý nhân vật, để cho các hành động và sự kiện tự “nói” lên ý nghĩa câu chuyện; có những truyện lại cho người đọc cảm nhận được trực tiếp nghĩa lý, giá trị của những sự kiện đối với tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhân vật bằng cách gắn liền việc kể chuyện với biểu hiện tâm trạng theo nguyên tắc tâm trạng phát sinh từ sự kiện và diễn biến tâm trạng không phá vỡ trật tự tuyến tính của diễn biến sự kiện, tức là tiến trình tâm lý và tiến trình sự kiện song song với nhau, phát triển theo cùng một phương. Những truyện như Tân cảng, Hậu thiên đường, Kịch câm, Muối của rừng nếu xét từ đối tượng biểu đạt, là truyện ngắn biểu đạt tâm lý, nhưng xét từ phương thức kết cấu thì vẫn là kết cấu theo lôgic nhân quả của sự kiện.
Bên cạnh đó, ở những truyện tác giả đề cao tiến trình tâm lý hơn là tiến trình của sự kiện, thì phương thức kết cấu được lựa chọn sẽ là kết cấu theo lôgic nhân quả của tâm lý. Phương thức này rất phổ biến trong truyện ngắn trữ tình và truyện
– ký. Với phương thức kết cấu này, mục đích chủ yếu của việc kể chuyện không phải để người đọc biết được có những sự kiện gì đã diễn ra, mà là để người đọc hiểu, cảm nhận được nhân vật nghĩ gì, có cảm xúc, tâm trạng như thế nào về những điều xảy ra, và để tái hiện dòng chảy của tâm lý thì tiến trình các sự kiện có thể bị ngắt quãng, bị xáo trộn trật tự do nhân vật có những trạng thái tâm lý “nhớ về”, “nghĩ lại” những sự kiện trong quá khứ hay “tưởng tượng”, “hình dung” trước những thời khắc có thể hoặc mong ước xảy ra trong tương lai. Gặp lại của Trần Ninh Hồ kể về những tâm tư của một cựu binh trong lần tái ngộ người đồng đội
xưa. Để tái hiện những tâm tư ấy, tiến trình thời gian của các sự kiện đã được xáo
trộn một cách khá đơn giản: khi tìm được địa chỉ và về thăm Thành, trong câu chuyện với bà mẹ về tính cách của Thành, Bình nhớ lại lần gặp đầu tiên, những ấn tượng đầu tiên về người đại đội trưởng trẻ tuổi năm xưa và những kỷ niệm cùng nhau trong chiến trận, sau đó anh lại trở về câu chuyện hiện tại, với những phẩm chất đáng quý của Bình trong thời kỳ mới, từ đó trăn trở về bản thân mình, về những đổi thay, vận động trong nhân cách của những con người bước ra từ chiến tranh đang tham gia dựng xây đất nước.
Ba lẻ một của Bảo Ninh là câu chuyện của một người cựu chiến binh đi tìm lại một hình ảnh lung linh trong ký ức chiến tranh của mình: chiếc xe tăng mang số hiệu 301 với những kỷ niệm về tình đồng đội, về máu lửa, hy sinh… Sự gặp gỡ tình cờ với bà chủ quán cà phê nơi treo tấm ảnh chụp những người đồng đội trên chiếc 301 trong vườn nhà chị năm 75 đã khiến câu chuyện ngày ấy ùa về trong tâm trí anh, để rồi thực tại và kỷ niệm cứ đan xen trong câu chuyện của hai người, và tâm trạng của nhân vật mở ra miên man:
Chẳng phải sự tình cờ, mà là một sự run rủi tuyệt vời của định mệnh đã khiến tôi bước vào vườn cây lêkima bên bờ biển Khánh Hoà. Cuộc đời có hậu đã cho tôi, một số phận lẻ một, khi đã luống tuổi, lúc đã xế tà vẫn còn ruổi kịp đà tiến công vũ bão của thời thanh xuân để gặp lại được số phận chung bốn anh em. Chiều hôm ấy, trước bức ảnh xe tăng 301, người thiếu nữ năm xưa, vụt sống lại với buổi bình minh của đời mình, đã không cầm được nước mắt. Và tôi cũng vậy, sau hai chục năm trời, lệ chiến tranh lại tràn mi….
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Huống Và Kết Cấu Truyện Ngắn Việt Nam Sau 1975
- Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 7
- Kết Cấu Truyện Ngắn Việt Nam Sau 1975
- Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 10
- Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 11
- Nhân Vật Truyện Ngắn Việt Nam Sau 1975
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Theo diễn tiến tâm lý của nhân vật, thời gian vật lí và logic nhân quả của sự kiện luôn bị ngắt quãng, dịch chuyển từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ trở lại hiện tại để thể hiện sự xáo trộn trong tâm tư, cuộc kiếm tìm ký ức và những trăn trở của người lính năm xưa giữa bộn bề kỷ niệm.
Trong Còn lại một vầng trăng của Nguyễn Thị Thu Huệ, vầng trăng và thiên nhiên bao la, vĩnh cửu là chứng nhân cho hành trình của nhân vật “tôi” từ tuổi đôi
mươi mộng mơ, vô tâm, bồng bột đến lúc hơn ba mươi tuổi già dặn, trầm tư với những khắc khoải, nhớ thương và nỗi ăn năn không thể nào nguôi ngoai. Từ sự kiện cô gái mải đi chơi trong đêm trăng rằm, mải mê với những hẹn hò đắm say, những ước mong ngọt ngào để người cha nằm một mình trong bệnh viện và sau đó là cái chết đau đớn, tức tưởi của ông, đến những nghĩ suy, chiêm nghiệm của người phụ nữ ấy hơn mười năm sau về cuộc đời, là một quãng ngưng sự kiện sau khi ông bố chết, cô gái nhớ về buổi tối cô đã đến với cuộc hẹn hò như thế nào. Quãng ngưng ấy vừa như một lời giải thích cho người đọc về lôgic sự kiện dẫn đến biến cố chính được kể trước đó, vừa thể hiện lôgic tâm trạng của cô gái.
Với phương thức kết cấu theo lôgic nhân quả tâm lý, nghệ thuật xử lý thời gian là một trong những phương diện được các tác giả đặc biệt chú trọng. Với những khoảng thời gian dài nhưng không có nhiều sự kiện, hành động quan trọng đối với nhận thức, tâm lý của nhân vật, nhà văn thường sử dụng thao tác tóm lược để tạo ra độ dài dồn nén (la durée concentrée) của thời gian, chẳng hạn trong Còn lại một vầng trăng của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Cuộc đời thật ngắn ngủi. Ngày tôi hai mươi tuổi. Tôi có tất cả. Nhưng tôi không có nước mắt để khóc bố lúc chết. Giờ đây. Hơn mười năm sau. Tôi luôn tràn nước mắt trên mi thương bố”, khoảng thời gian hơn mười năm đã được nhà văn tóm lược trong một câu, nhờ thế, mặc dù thời gian niên biểu của câu chuyện kéo dài hơn mười năm, nhưng điểm nhấn của tác phẩm chỉ là hai khoảnh khắc ở điểm đầu và điểm cuối của chiều dài đó. Đó chính là điều khiến Grojnowski cho rằng “Các nhà viết truyện ngắn bị quyến rũ vào việc khai thác độ dài ngắn ngủi của việc đọc để xây dựng nên khoảng lâu của tồn tại. (…) Bằng những bức tranh nho nhỏ như thế, truyện ngắn kể lại điều chủ yếu, nó cô đặc toàn bộ một cuộc đời” [48, tr.97]. Ngược lại, với những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng phong phú, phức tạp về tâm lý, tình cảm của nhân vật, nhà văn sẽ biến nó thành thời gian mang độ dài giãn nở (la durée dilartée) bằng sự tập trung mô tả, biểu hiện các quá trình, các diễn biến tâm lý với nhịp độ chậm hoặc tạo ra những quãng ngưng, những đoạn trữ tình ngoại đề. “Truyện ngắn, nhờ vào sự chậm rãi hay ngưng lại của hình ảnh, được dành cho những thời điểm được chọn lựa, ít nhất là nó
được dành để nhấn mạnh khoảnh khắc trôi qua, hay tập trung sự chú ý vào một thời điểm quyết định, nơi giữ thăng bằng cho mọi chuyện” [48, tr.97]. Trong Bến quê của Nguyễn Minh Châu, cả cuộc đời đi chu du khắp nơi cùng chốn của Nhĩ chỉ được nhắc đến trong mấy lời kể, nhưng thời khắc Nhĩ chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị, thân thương của bến quê với những hình ảnh vô cùng gần gũi về địa lý nhưng lại trở nên xa xôi như ảo giác, như giấc mơ tuyệt vọng đối với một con người đang chấp chới níu giữ, chấp chới chia xa sự sống, lại được nhà văn tập trung biểu hiện một cách chi tiết, tỉ mỉ, cảm động:
Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát – y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
Nhịp điệu kể chuyện chậm rãi, sự ngưng đọng của thời gian tạo cho người đọc cảm giác cả cuộc đời Nhĩ thì ngắn ngủi, còn khoảnh khắc cuối cùng ấy thì dài lâu và là khoảnh khắc quan trọng nhất làm nên giá trị, ý nghĩa của cả cuộc đời ấy.
Như vậy, trong phương thức kết cấu tác phẩm theo lôgic nhân quả, tác giả thường chú trọng biểu hiện diễn biến, quá trình của câu chuyện (diễn biến sự kiện hoặc diễn biến tâm lý) theo một chuỗi nhân quả với nghĩa điều được kể trước là nguyên nhân dẫn đến điều được kể tiếp đó, tạo cho câu chuyện một mạch liên kết nổi và chặt chẽ từ đầu đến cuối tác phẩm, tức là người đọc có thể nhìn thấy cái lý của trật tự sắp xếp các yếu tố cấu thành cốt truyện và mối quan hệ giữa chúng khi quan sát và xâu chuỗi những điều được kể với nhau trên bề mặt nội dung câu chữ. Mạch liên kết trong những truyện được kết cấu theo lôgic nhân quả sự kiện sẽ được biểu hiện bằng các trạng từ, trạng ngữ như “vào một ngày”, “sau đó”, “thế rồi”, “từ đó”…, các từ thể hiện thời điểm, và đơn giản, bằng chiều tuyến tính của thời gian
trong truyện. Những truyện được kết quả theo lôgic nhân quả tâm lý thường hàm chứa những đơn vị ngôn ngữ phản ánh trạng thái “ngoái lại” hay “đón trước” của nhân vật như “chợt nhớ”, “sống lại”, “ước mong”, những cụm từ tóm lược thời gian như “mười năm sau”, “kể từ hồi đó đến nay” và sự thay đổi trong nhịp độ kể chuyện. Nhìn chung, phương thức kết cấu theo lôgic nhân quả, ngoài ưu thế về sự dễ đọc, dễ theo dòi, còn là một cách hiệu quả để phô diễn những tình huống hấp dẫn, những câu chuyện kịch tính, những tâm trạng phức tạp và tinh tế.
2.2.1.2. Kết cấu đa tầng
Kết cấu đa tầng là phương thức kết cấu để tạo ra truyện lồng trong truyện – một hay những câu chuyện này nằm trong một câu chuyện khác, ngôi kể và điểm nhìn trần thuật có thể chuyển từ nhân vật này sang nhân vật kia, thời gian và không gian giữa các câu chuyện, các lớp truyện cũng có sự dịch chuyển. Mô hình thường gặp của phương thức kết cấu này là: người kể chuyện lớp 1 kể (từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) câu chuyện A, tiếp đến, nhân vật trong câu chuyện A trở thành người kể chuyện lớp 2 kể, bằng một hình thức nào đó, câu chuyện B ở một thời điểm hoặc một không gian khác, sau đó có thể các nhân vật cùng trở lại lớp truyện đầu tiên để tiếp tục bàn luận về những vấn đề đặt ra ban đầu trong câu chuyện A. Trong văn học Việt Nam các giai đoạn trước, phương thức kết cấu đa tầng đã từng được sử dụng. Chẳng hạn, câu chuyện chính trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh là lớp truyện thứ hai, sau khi người đọc đã được kể về câu chuyện Nhặt lá bàng như một lời giới thiệu về bối cảnh để nhân vật người kể chuyện tái hiện câu chuyện chính. Với truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ban đầu người kể chuyện đưa độc giả đến với không gian sinh hoạt của dân làng Xô Man, rồi sau đó, bên ánh lửa bập bùng, nhân vật cụ Mết lại kể câu chuyện về Tnú anh hùng... Trong tiểu thuyết đương đại, người đọc cũng có thể bắt gặp phương thức kết cấu này, tiêu biểu như truyện I am yellow trong truyện China Town (Phố Tàu) của Thuận. Với thể loại truyện ngắn, kết cấu đa tầng được nhiều nhà văn vận dụng một cách hiệu quả và uyển chuyển. Vũ điệu địa ngục của Vò Thị Hảo được kết cấu bằng
hai lớp truyện: lớp thứ nhất là câu chuyện được chàng thanh niên xưng “tôi” kể về mối quan hệ giữa anh và Thùy Châu, gia cảnh, học vấn của hai người, mối tình thầm lặng không thắng nổi thói kiêu ngạo và sự hời hợt, phiến diện của anh đối với Thùy Châu, và cảm giác sững sờ, kinh ngạc của anh trước cảnh tượng thương tâm về cái chết của Thùy Châu; lớp thứ hai là “Lá thư tuyệt mệnh” của Thùy Châu, là câu chuyện mà Thùy Châu kể cho mẹ mình, cũng là cách để người kể chuyện hàm ẩn giải thích với độc giả, về cơ sự, diễn biến tình huống dẫn đến việc cô tuyệt vọng, đau đớn, xót xa tìm đến cái chết. Nhờ lớp truyện thứ hai này, mọi nghi vấn, ẩn ức ở lớp truyện thứ nhất được cởi bỏ, đồng thời, câu chuyện được soi rọi từ những góc nhìn khác nhau, trở nên đa chiều, với những điểm nhìn, xúc cảm, giọng điệu khác nhau vô tình đối thoại với nhau, vừa kịch tính, vừa chân thành, cảm động. Kết cấu đa tầng trong Yêu của Phan Thị Vàng Anh đưa người đọc đến với hai câu chuyện vừa như tách bạch, vừa như hòa quyện vào nhau: câu chuyện “Đề ngoại khóa vỏn vẹn một chữ: “Yêu”, giới hạn trong một ngàn chữ”, và câu chuyện tình yêu giữa “tôi” và Nhã. Chính cái giới hạn một ngàn chữ ở lớp truyện bên ngoài đã quy định dung lượng ngắn gọn, súc tích, và kết thúc chơi vơi của lớp truyện bên trong, đồng thời khiến cho người đọc có cảm tưởng lớp truyện bên trong ấy vừa như thật, vừa như một hư cấu của “tôi” cho bài ngoại khóa, vừa chân thành, mộc mạc lại vừa như vu vơ, bông lơn nhưng chứa đựng nhiều cảm giác và triết lý của một người trẻ về tình yêu. Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ được kiến tạo bởi ba lớp truyện: lớp truyện từ ngôi thứ nhất của người mẹ về cuộc sống của mình và những điều chị quan sát được về con gái mình; lớp truyện từ ngôi thứ nhất của cô con gái mười sáu tuổi đang chập chững, bỡ ngỡ, bồng bột và cuồng si bước vào tình yêu, vào thế giới cô gọi là “thiên đường”, được kể lại qua những trang nhật ký chứa chan cảm xúc mà người mẹ đọc được; và lớp truyện ngắn ngủi mà người kể chuyện hàm ẩn phát ngôn ở ngôi thứ ba, cuối tác phẩm. Hai lớp truyện từ ngôi thứ nhất đan cài, hòa quyện, xen lẫn nhau giúp người đọc thấu hiểu được thế giới nội tâm tràn đầy cảm giác, tâm trạng nhưng thiếu sự đồng cảm, sẻ chia, thiếu cả lý trí, dẫn đến nỗi cô đơn, trống vắng và những bước đi lệch lạc, mất phương hướng của hai mẹ con, và
hai lớp truyện ấy được soi rọi lại bằng ánh sáng khách quan, lạnh lùng của lớp truyện ngoài cùng khiến người đọc cảm nhận được sự nghiệt ngã, đau đớn khi nhân vật nhận ra cái tôi cá nhân vô tâm, ích kỷ của mình quá muộn màng.
Trong kết cấu đa tầng, những hình thức thư, nhật ký, những đoạn độc thoại dài là những công cụ hiệu quả để nhà văn hiện thực hóa ý tưởng của mình, chúng giống như những bậc cầu thang, bậc thềm trong thiết kế để tạo nên tầng bậc cho các công trình kiến trúc. Lối kết cấu này cũng khiến cho việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong những tác phẩm giàu kịch tính trở nên dễ dàng và uyển chuyển, độ căng trong cảm xúc của người đọc về một lớp truyện này sẽ được giải tỏa hợp lý nhờ lớp truyện khác.
Đọc những tác phẩm được kết cấu theo phương thức đa tầng, người đọc sẽ có cảm giác như thưởng thức một chiếc bánh với nhiều lớp, càng bóc tách sâu vào bên trong sẽ càng khám phá được những hương vị đặc sắc và sự thú vị của nhân bánh, nhưng khi thưởng thức nhân bánh rồi, thực khách hiểu rằng không chỉ lớp nhân đó mà mỗi một lớp bánh bên ngoài và cả màu sắc, họa tiết của vỏ bọc đều có ý nghĩa quan trọng và liên quan đến nhau để làm nên giá trị toàn vẹn cho tác phẩm.
2.2.1.3. Kết cấu lắp ghép
Đây là phương thức kết cấu mà trong một truyện, tác giả tái hiện những sự kiện ở những thời điểm khác nhau, những không gian khác nhau, mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm. Giữa các đơn vị truyện đó không có quan hệ nhân quả - với nghĩa điều được kể trước sẽ dẫn đến điều được kể sau, giữa chúng có thể diễn ra sự ngắt quãng, đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về không gian, và người kể chuyện (hiển hiện hoặc hàm ẩn) là người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện phi tuyến tính, phi nhân quả đó, kể lại cho độc giả theo một mạch liên kết, một dụng ý nào đó mà thường thì khi đọc xong tác phẩm, người đọc mới lý giải, tổng kết được. Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp được lắp ghép từ bảy mục: 1. Gia cảnh; 2. Buổi sáng; 3. Ngày giỗ; 4. Buổi chiều; 5. Ngày tết; 6. Buổi tối
và 7. Ngày thường. Mỗi mục này là một đơn vị có cốt truyện khá hoàn chỉnh, với một tình huống và một diễn biến riêng biệt, nếu đọc một cách độc lập vẫn có thể hiểu được và có ý nghĩa riêng, song khi được đặt cạnh nhau, theo trật tự mà người kể chuyện đã sắp xếp, chúng tạo thành một tập hợp các biến cố, các sự kiện, các chi tiết cùng hướng về chủ đề chung của tác phẩm, và cả tác phẩm trở nên vừa sinh động, phong phú, vừa thống nhất và chặt chẽ. Ở Những câu chuyện về thời gian của DiLi, người kể chuyện đưa ra ba câu chuyện tình yêu, bao gồm “Câu chuyện thứ nhất” về lòng tự ái cao hơn tình yêu khiến nhân vật day dứt suốt bốn mươi năm, “Câu chuyện thứ hai” về một lời tỏ tình nhiều chục năm câm nín và “Câu chuyện thứ ba” về cuộc kiếm tìm mấy chục năm một bóng hình xưa cũ. Ba câu chuyện hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau về mặt ngữ pháp, chúng chỉ có điểm chung là “những câu chuyện cổ điển kiểu này sẽ đổi món cho độc giả” vì đều là những chuyện “chẳng tìm đâu ra” trong thời đại a còng này. Và điều khiến chúng được đặt cạnh nhau để làm nên một truyện ngắn có tính thống nhất, điều kết nối chúng lại với nhau, đó là tình tiết: nhân vật người kể chuyện – nhà văn, trước đề nghị của biên tập viên về việc “lùi lại bối cảnh xuống khoảng năm thập kỷ cho logic”, đã “loay hoay một tiếng đồng hồ trước bản thảo. Cuối cùng chỉ thêm được mỗi một dòng “Những câu chuyện về thời gian”, rồi click chuột vào “save”. Biết đâu 40 năm sau, vẫn còn tồn tại những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Biết đâu…”, chất keo để kết dính, để chắp nối những mảnh ghép của cuộc sống tưởng như không liên quan gì đến nhau, chính là chủ đề chung của các tình huống được diễn tả: niềm tin vào “những câu chuyện cổ tích giữa đời thường”, niềm tin vào sự bền lâu, vào sức sống vượt thời gian của tình yêu, tình người.
Ở phương thức kết cấu này, cốt truyện thường bị phân rã thành những nhánh, những mảnh rời rạc, hay nói cách khác, mạch truyện được tạo nên bởi sự lắp ghép những mảnh vụn từ ý tưởng chung về một câu chuyện nhất định. Đi cùng với sự phân rã cốt truyện đó là sự phong phú trong điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Những mảnh vỡ của hiện thực được tái hiện trong những câu chuyện nhỏ trong tác phẩm qua những điểm nhìn khác nhau, với giọng điệu khác nhau của các nhân vật