chủ vị với 243 chữ”. Câu văn ấy nằm trong truyện ngắnTàu đêm và nói về một hiện tượng rất cụ thể: Cái đói ở làng tôi. Nguyên Hồng “không có ý định kìm giữ sức trôi chảy của mạch văn”. Do đó, ta thường bắt gặp trong sáng tác của ông những câu văn cụ thể hóa tới mức tối đa đối tượng phản ánh.
Thời tiết của ký ức chứa rất nhiều kiểu câu như vậy. Bản thân tên gọi của truyện ngắn này đã phản ánh loại truyện theo dòng tâm trạng. Ký ức là quá vãng, là nỗi nhớ về một thời đã xa. Toàn bộ tác phẩm là dòng hồi tưởng của ông Phúc. Do vậy, loại câu văn dài, mở rộng tối đa thành phần câu đã giúp Bảo Ninh diễn tả dòng tâm trạng nhân vật: “Canh khuya, sau hiệu kẻng tắt đèn, mọi người ngủ cả, Phúc ngồi thừ trên sạp nứa, nặng nề nhìn chằm chằm vào một điểm bất định như muốn moi ra cho bằng được từ đấy những hình bóng vô hình của bóng tối. Lâu dần, thậm chí bóng tối cũng biến mất nhường chỗ cho cõi trống rỗng, một cõi mà trong đó không còn cái gì khác cả của cuộc đời và số phận” [60,311]. Chỉ bằng hai câu được mở rộng thành phần trạng ngữ và vị ngữ, Bảo Ninh đã khắc hoạ rõ nét được nỗi lòng của ông Phúc. Người đọc như trôi theo dòng tâm tưởng vô định của nhân vật về cuộc đời và số phận - Một cuộc sống vô nghĩa, chán chường không lối thoát.
Câu văn trong truyện ngắn Bảo Ninh thường không nhằm thông báo sự kiện mà chủ yếu diễn tả những diễn biến trong thế giới nội tâm nhân vật thông qua một ý nghĩ, một cảm giác hay một hiện tượng nào đó. Những câu văn miên man diễn tả dòng thác tâm tư tình cảm của con người. Những câu văn trùng điệp tạo giọng điệu triền miên “như dòng trôi bất tận của ký ức, như trò chơi lỏng của ngôn từ”. Ở truyện ngắn Bội phản, chỉ bằng một câu văn được mở rộng thành phần trạng ngữ và vị ngữ, nhà văn diễn tả dòng suy tư của nhân vật “tôi” về Thảo: “Cho đến tận bây giờ, trong kí ức tôi, kí ức một đời sống mờ nhạt, thông thường, không hề biết tới những xáo trộn, không chịu lướng vướng với ai một chút nợ lòng nào, vẫn cứ còn thỉnh thoảng phảng phất hiện lên hình bóng của Thảo và hiện lên hình bóng của mùa hè năm ấy, một mùa hè râm ran tiếng ve sầu, ngạt ngào hương thơm hoa sữa, một mùa hè đã xa lắc xa lơ từ tận
những năm nảo năm nào” [60,42]. Cũng với hình thức sử dụng câu dài, người kể chuyện đã nhập thân vào nhân vật để bày tỏ cảm xúc, suy tư về thời chiến tranh: “Mà thật ra, nào phải là tôi, thật ra là nhân dân, nhân dân muôn thuở dịu hiền, muôn thuở cầu ước sống bình yên, đã âm thầm cảm thấu con sóng lừng thời đại mới đang ập thẳng tới bến bờ Tổ quốc tôi. Một thời đại lớn lao và nghiệt ngã chưa từng có. Thời của chiến tranh và của cách mạng lay trời, thời của những đau thương vô hạn, những mất mát vô bờ, thời của chủ nghĩa anh hùng tuyệt đỉnh, của sức chịu đựng vô cùng, thời của tình yêu và của lòng quả cảm. Và từ họa sĩ Năm Tín, từ anh Trung, nhất là từ bà mẹ anh, từ chị Giang, những người đàn bà mềm yếu và nhân từ, thân thương hiền dịu của ngôi nhà số bốn, linh cảm về số phận sắp tới của dân tộc đã truyền vào trái tim tôi, làm xoay chuyển cuộc đời tôi ngay từ khi tôi chưa kịp bước hẳn vào đời. Đối với tôi, thời thơ ấu êm ả và tươi đẹp thế là đã vĩnh viễn và dữ dội ra đi vào chính cái buổi chiều mùa xuân êm ả và tươi đẹp đầu năm Giáp Thìn ấy”. Đó là những bộc lộ thật xúc động về một “những năm tháng không thể nào quên”. Mặc dù đó là thời đại của những đau thương, mất mát nhưng lại thấm đượm “chủ nghĩa anh hùng tuyệt đỉnh, của sức chịu đựng vô cùng, thời của tình yêu và của lòng quả cảm”. Có phải chăng vì thế mà người lính được sống hết mình, được thể hiện hết mình để rồi sau chiến tranh, họ luôn nuối tiếc về “một thời đã qua”?
Kiểu câu văn dài được Bảo Ninh sử dụng rất hiệu quả trong việc thể hiện nỗi lòng thầm kín của nhân vật. Những lời ca của Diệu Nương (Mùa khô cuối cùng) bị cấm vì cho là “nhạc vàng, là phản chiến, là ngụy ca” nhưng đối với người lính, giai điệu của những bài ca ấy “Trong trẻo và sáng rõ như được tắm gội trong khí mát ban mai, nhưng càng lan xa bài ca càng rung lên một nỗi buồn sâu thẳm, cao vợi và rộng lớn vô biên, dường như tiếng hát ấy là nỗi niềm của thảo nguyên. Thảo nguyên tự do, mênh mông vô tận chạy hút về phương trời xa xăm không biết đến các tuyến tiền duyên, không màng gì tới chết chóc, trận mạc, bom pháo, giết chóc” [60, 77]. Với hai câu văn được mở rộng thành phần đã giúp Bảo Ninh thể hiện tiếng hát của Diệu Nương, đã nói hộ nỗi lòng
con người thời chiến. Nỗi lòng ấy là sự khao khát tự do, vượt qua mọi sự khốc liệt của chết chóc, trận mạc để đến được miền đất hứa.
Câu văn mở rộng nhiều thành phần không chỉ dùng để miêu tả tâm lý nhân vật mà còn được sử dụng đắc lực trong miêu tả hậu quả chiến tranh: “Từ những đống hoang tàn, bầy chó trong làng bươi ra đủ thứ nát bét của đời sống một thời đã sụp đổ: những mớ nhầu bấy, rách bươm và sặc sỡ váy áo, mũ da, đồ da, đồ nhựa, những mảnh vụn đồ gỗ, đồ thuỷ tinh, vật dụng gia đình… cùng những khúc xương xẩu người và gia súc mà đàn chó xâu xé, giằng giật của nhau, tha đi, chuyền cho nhau như đánh khăng” (Mùa khô cuối cùng) [60,79]. Câu văn dài kết hợp với thủ pháp liệt kê đã khiến cho hình ảnh chiến tranh hiện lên chân thực và sắc nét.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Trong Truyện Ngắn Bảo Ninh
- Ngôn Ngữ Trần Thuật Đậm Chất Triết Lý, Chất Trữ Tình.
- Truyện Ngắn Bảo Ninh - 12
- Giọng Điệu Trần Thuật Trong Truyện Ngắn Bảo Ninh
- Truyện Ngắn Bảo Ninh - 15
- Truyện Ngắn Bảo Ninh - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Kiểu câu văn dài do mở rộng thành phần câu thường được Bảo Ninh sử dụng khi miêu tả các hiện tượng lố bịch, phản cảm hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra trong cuộc sống. Bảo Ninh thường tìm ra cái đối lập trong các sự việc, con người để phát hiện ra ở đó cái đáng cười, đáng trách. Trong truyện ngắn Bi kịch của con khỉ, người đọc ám ảnh, ấn tượng về con khỉ ở vườn bách thú. Con khỉ bị mọi người đối xử tàn nhẫn nhưng nó vẫn không chết mà “Khỉ ta vẫn lay lắt sống trong sự khủng bố của dạ dày, trong không khí hôi thối kinh tởm. Lở loét, trụi lông, nó nằm bẹp trên nền chuồng nhớp nhúa, chẳng còn đủ sức né tránh những hòn gạch, chẳng còn giật mình nổi khi người ta liệng pháo đùng vào chuồng, nhưng vẫn gượng sống, phập phồng hơi thở tàn héo” [61,37]. Nhờ cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ trong những câu văn như vậy mà hình ảnh về chú khỉ càng ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc. Sự đối xử thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của con người đối với con khỉ là lời cảnh báo cấp thiết về sự nhẫn tâm, tàn nhẫn, sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức của không ít người trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh việc sử dụng nhiều câu văn mở rộng thành phần để nhà văn phô diễn khả năng liên tưởng phong phú và đặc sắc của mình, Bảo Ninh còn sử dụng kiểu câu đơn và câu đặc biệt đi liền nhau trong việc tái hiện không khí chiến trận: “Khẩu trọng liên lúc này như đã hoá điên. Nó ngốn hết băng này
sang băng khác. Tiếp băng rất mau. Tiếng nổ chồng lên tiếng nổ. Và bụi, khói, mảnh thép. Vụn đá tung toé, mù mịt, đặc sệt” [60,147]. Kiểu câu ngắn này rất hiệu quả trong việc dựng lên một không khí khẩn trương, căng thẳng, sôi động nơi chiến trường. Người đọc như được chứng kiến tận mắt, như được tham gia vào trận chiến nhà văn miêu tả.
Bảo Ninh cũng sử dụng hàng loạt câu ngắn miêu tả cuộc di tản chiến thuật tháng ba Tây Nguyên: “Tất cả đã điên lên vì khiếp sợ. Chạy, chạy, và chạy. Muốn sống thì chạy đi. Mạnh ai nấy chạy. Giành đường mà chạy. Giẫm lên nhau mà chạy” [60,10]. Sáu câu trong hai dòng văn bản mà có tới bảy từ chạy. Động từ chạy sử dụng liên tiếp rất đắc lực trong việc diễn tả khung cảnh tan tác, nhốn nháo, chen lấn, xô đẩy của biết bao con người trong cuộc di tản ấy. Đoạn văn trên còn hàm chứa sự mỉa mai, nụ cười chua xót của tác giả…
Ngoài ra, câu văn Bảo Ninh còn giàu chất thơ, nhất là khi ông miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật. Cái chất thơ ấy được diễn tả bằng những câu văn giàu hình ảnh, ngôn từ đẹp, nhiều liên tưởng thi vị. Trong truyện Hà Nội lúc không giờ xuất hiện nhiều đoạn văn đầy chất thơ như thế. Đó là cảnh của đêm giao thừa: “Cảnh tượng thật huyền diệu: xung quanh đống lửa, một vầng hồng lung linh, dập dờn và dường như đang muốn vùng quẫy với vòng vây của đêm tối để tỏa rộng ra mãi. Bầu trời trước đêm trừ tịch không tăm tối đen đặc mà quang đãng, tối sẫm trải rộng trên đầu chúng tôi với tất cả vẻ hùng tráng và trang nghiêm, bầu trời đêm trước của một thời đại phi thường, một bầu trời đêm không bao giờ con người thời nay còn được thấy” [60,137]. Cảm xúc nồng nàn, sự quan sát và diễn tả tinh tế làm cho câu văn trong truyện ngắn Bảo Ninh cuốn hút, say mê người đọc. Xét trong mạch trần thuật, những câu văn giàu cảm xúc như thế đã tạo nên những khoảng lặng đầy cảm xúc, là nguyên nhân làm nhịp văn Bảo Ninh chậm, lắng đọng những cảm xúc nhạy bén, đầy trữ tình.
Nhìn chung câu văn trong truyện ngắn Bảo Ninh khá đa dạng trong cấu trúc ngữ pháp. Nhà văn đã kết hợp nhiều kiểu câu trong trần thuật: kiểu câu dài mở rộng nhiều thành phần, kiểu câu đơn và câu đặc biệt đi liền nhau… Trong đó, nổi bật là cách phân tích tinh tế những cảm giác, cảm xúc, diễn biến tâm lý bằng cách liên tưởng nhiều tầng, nhiều lớp. Câu văn lúc đó thường mở rộng nhiều thành phần, liệt kê để miêu tả tỉ mỉ hoặc mở rộng liên tưởng so sánh. Tất cả điều đó giúp nhà văn bộc lộ cảm xúc, vốn từ giàu có của mình. Câu văn không tuân theo logic của tư duy mà chịu sự chi phối của logic tình cảm, logic nội tâm nhân vật. Dòng tâm tư của nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh cứ dàn trải mênh mông trên trang giấy và gây bất ngờ thú vị cho người đọc.
b. Từ ngữ gắn với hồi ức nhân vật
Tái hiện quá khứ qua hồi ức của nhân vật là một phương thức trần thuật của văn xuôi hiện đại. Bảo Ninh đã dành rất nhiều trang viết để phản ánh hồi ức của nhân vật. Qua hồi ức mà quá khứ hiện hình. Những câu chuyện về cuộc đời những người lính được tái hiện bằng chính ký ức về những năm tháng mà họ đã trải qua. Vì vậy, từ ngữ gắn với hồi ức, gắn với quá khứ được sử dụng đậm đặc trong truyện ngắn Bảo Ninh.
Từ ngữ chỉ thời gian quá khứ: ký ức, dĩ vãng, quá khứ thường xuyên được sử dụng trong các truyện ngắn của Bảo Ninh: “trở về sau chiến tranh, nhìn lại sau lưng chỉ thấy sừng sừng trường thành trong ký ức chiến trường” [60,134]; “quá khứ lúc mờ lúc tỏ, bãi bể nương dâu vật đổi sao rời…”; “khi đã mang nặng trên vai dĩ vãng chiến tranh nặng nghìn năm tuổi…” [60,212]; “đôi khi trí nhớ mòn mỏi cũng cố len lỏi lần về với những vùng sâu lặng của dĩ vãng” [60,313]; “cho đến tận bây giờ, trong ký ức tôi, ký ức một đời sống mờ nhạt, thông thường, không hề biết tới những xáo trộn, không chịu lướng vướng với ai môt chút nợ lòng nào…” [60,42]; “ mùa xuân năm đó đã lùi sâu vào dĩ vãng” [61,188]… Đây là những từ ngữ trực tiếp thể hiện cái đã qua, đã xảy ra trong những câu chuyện được kể, những sự việc được nói tới trong truyện ngắn Bảo Ninh. Dù “ký ức chiến trường”, là “dĩ vãng chiến tranh” - cái
tưởng như đã qua lâu rồi, nào ngờ vẫn để lại những ám ảnh và ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người lính hậu chiến.
Các tác phẩm của Bảo Ninh hầu hết là những câu chuyện quá khứ được kể lại nên từ ngữ chỉ thời gian cũng hầu hết là thời gian quá khứ: Hồi ấy, thời đó, ngày trước, xưa kia, mùa xuân năm ấy, mùa thu năm ấy, cuối năm 197X, mùa mưa 196X, 197X (1969, 1972…), mùa khô 197X…
Trong sáng tác của Bảo Ninh, những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý hồi tưởng về quá khứ như ngẫm lại, nhớ lại cũng xuất hiện khá nhiều: “ngẫm lại, vậy mà, đã non bốn chục năm rồi còn gì” [60,307]; “giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng” [60,194]; “giờ đây ngẫm lại những ngày tháng đó, thú thực tôi không hiểu nổi con người mình” [60,53]… Việc sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý hồi tưởng về quá khứ ấy rất hiệu quả trong gợi ký ức buồn thời chiến trận. Đồng thời nó còn rất hữu hiệu trong việc gợi những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật qua cái nhìn hồi cố. Các từ này được sử dụng đi đôi với mệnh đề thời gian quá khứ cũng có nhiều khả năng biểu đạt những gì đã qua nhưng có sức ám ảnh cao: đã non bốn chục năm rồi, những ngày tháng đó, những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội…
Quá khứ đã qua nhưng những kỷ niệm về quá khứ vẫn sống mãi trong tâm hồn người lính hậu chiến. Các nhân vật nhận ra cuộc chiến tranh ấy có niềm vinh quang của chiến thắng nhưng chính nó đã lấy đi của họ tuổi trẻ, tình yêu, đồng đội, người thân, bạn bè… Để rồi cái còn lại sau những cuộc chiến khốc liệt là sự mất mát, thương đau, là những ám ảnh về quá khứ. Rất nhiều lần, nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh khẳng định cuộc sống thời chiến là cuộc sống có ý nghĩa nhất, đáng sống nhất: “như tôi, tuổi đã chừng này còn thời nào nữa ngoài thời đã qua”; “đối với tôi, thời thơ ấu êm ả và tươi đẹp thế là đã vĩnh viễn và dữ dội ra đi vào chính cái buổi chiều mùa xuân êm ả và tươi đẹp đầu năm Giáp Thìn ấy” [60,134]; “những năm xa vời trước thời lửa đạn đã trôi theo gió thời gian” [60,134]; “đối với chúng tôi phần đời đáng sống nhất đã sống rồi” [60,212]… Trở về với hiện tại, cho dù cuộc sống có thế nào đi chăng
nữa thì người lính vẫn tự an ủi mình rằng: “có thấm thía gì đâu, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những đau khổ đã trải qua trong chiến tranh, và trái lại, mai đây dù được sống sung sướng tới thế nào chúng tôi cũng biết chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua” [60,213]. Nhân vật của Bảo Ninh hồi tưởng về quá khứ, sống với quá khứ và những kỷ niệm thời trận mạc. Quá khứ đặc biệt có ý nghĩa đối với người lính năm nào. Điều này đúng như Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) bày tỏ: “Đối với tôi, tương lai đã nằm lại phía sau xa kia rồi. Và không phải là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hòn tôi, tạo sức mạnh cho tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay. Chút lòng tin và lòng ham sống còn lại trong tôi không phải do những ảo tưởng mà là nhờ sức mạnh của những hồi tưởng” [59,51].
Như vậy, việc sử dụng đậm đặc từ ngữ gắn với hồi ức nhân vật đã góp phần thể hiện nỗi lòng, tâm trạng nhân vật. Điều này góp phần thể hiện thủ pháp hồi cố, nhằm đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để miêu tả một cách chân thực những tình cảm và suy nghĩ của nhân vật, để lý giải cuộc sống hiện tại và nhìn nhận lại quá khứ. Nhân vật quay về quá khứ chính là sự tự ý thức về mình.
c. Từ ngữ biểu thị ý nghĩa tột cùng của hành động và cảm xúc
Nếu lớp từ ngữ gắn với hồi ức của nhân vật góp phần lớn trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người trong quá khứ qua cái nhìn hồi tưởng thì lớp từ ngữ biểu thị ý nghĩa tột cùng của hành động và cảm xúc giúp Bảo Ninh phơi bày hiện thực, giải toả cảm xúc nóng hổi trên trang viết.
Tác giả miêu tả cuộc di tản chiến thuật tháng ba Tây Nguyên bằng hàng loạt động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ mạnh: vụ di tản chiến thuật “thành cơn giãy chết vĩ đại… Phố biển muôn thuở bình yên ngập chìm trong khói bụi và hoảng loạn. Mặt trận đen đặc người và xe. Xe đò và xe nhà binh, đồ đạc và chiến cụ, dân thường bỏ quê hương và lính tráng vỡ mặt trận, như lũ lụt tràn bờ, như trời long đất lở. Gần cả tháng trời thị trấn triền miên trong quang cảnh đầy thú vật của cuộc đại bại. Chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo,
đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc (…). Có những toán lính nghìn nghịt súng ống còn trong tay mà không còn giày, không còn áo, trần thùi lụi như đàn đười ươi, ồ ồ tràn qua thị trấn. Tất cả đã điên lên vì khiếp sợ. Chạy, chạy, và chạy. Muốn sống thì chạy đi. Mạnh ai nấy chạy. Giành đường mà chạy. Giẫm lên nhau mà chạy. Tiền pháo hậu xung, đại bác quân Bắc Việt sẽ cán nát tất cả. Và bộ binh Bắc Việt khi xung phong vào sẽ giết nốt, sẽ giết hết, giết tuốt mo, giết không còn một mống” [60, 9]. Đọc đoạn văn này, người đọc như hình dung rất rõ không khí hối hả, gấp gáp, nhốn nháo của những người trong cuộc di tản ấy. Ta có cảm giác Bảo Ninh tạo nên thứ ngôn ngữ trào lộng bằng hàng loạt các động từ, tính từ lột tả đến tận cùng của sắc thái cảm xúc với những so sánh thú vị: cuộc di tản thành cơn giãy chết vĩ đại; dân thường bỏ quê hương và lính tráng vỡ mặt trận như lũ lụt tràn bờ, như trời long đất lở; trần thùi lụi như đàn đười ươi ồ ồ tràn qua thị trấn…
Bảo Ninh sử dụng có hiệu quả lớp từ ngữ biểu thị ý nghĩa tột cùng của hành động khi miêu tả diễn biến trận chiến: “họng súng máy gào lên, rú xé mang tai, xả hàng tràng, hàng tràng dài đứt hơi, đạn quật đôm đốp, choang choang, nhoáng nhoàng, lia lịa, chằng chịt khắp bốn mặt sân”[60,144]; “đạn nổ xé tai, cày thùm thụp. Mảnh vải trắng bị hất lên, nhuốm máu, xoay lộn, bay xa khỏi thi thể đã nát ra của người lính xe tăng” [60,154]… Hàng loạt các động từ, tính từ ấy đã khiến cho cuộc chiến hiện ra sinh động hơn, cụ thể hơn. Người đọc như được tận mặt chứng kiến diễn biến cuộc đối đầu.
Còn lớp từ ngữ biểu thị ý nghĩa tột cùng của cảm xúc lại rất có hiệu quả trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Nỗi đau của hoạ sĩ Năm Tín (Hà Nội lúc không giờ) được hiện lên qua hàng loạt những từ ngữ biểu thị ý nghĩa tột cùng của cảm xúc: Chú Năm “bật khóc, nấc lên, ằng ặc, nghẹt thở, toàn thân run lên bần bật” bởi vì “tụi nó giết hết cả gia đình chú rồi Trung à. Giết hết… giết hết cả, không trừ ai” [60,127]. Nỗi đau đớn vì bị vợ phụ bạc của Quang (Rửa tay gác kiếm) cũng khiến người đọc cảm thương: “Đêm đêm, Quang chỉ toàn nằm mơ thấy kẻ bội bạc, anh nấc lên tên cô ta và vừa rên ư ử