Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 10

Độc thiện Nguyệt cầm,

Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh.

Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc, Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh. (Người đẹp Long Thành,

Không nhớ rõ họ tên.

Riêng thạo đàn Nguyệt cầm,

Người trong thành ai cũng gọi là cô Cầm.

Cô học được khúc cung phụng trong cung đình từ triều vua trước Đó là những khúc đàn hay nhất ở trên trời cũng như giữa cõi người)

(Long Thành cầm giả ca).

Tiểu Thanh cũng là người người con gái đẹp, có tài văn chương, nhưng mệnh bạc.

Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc tiếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 10

(Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ

Son phấn có thần chắc cũng phải xót xa vì những việc sau khi chết. Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở

Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được, Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã)

(Độc Tiểu Thanh ký)

Một nhân vật luôn xuất hiện trong Truyện Kiều, ám ảnh, đeo đẳng Kiều là Đạm Tiên. Đạm Tiên thì đã quá rõ, nàng là một ca nhi nổi tiếng.

Vương Quan mới dẫn gần xa Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi Nổi danh tài sắc một thì

Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến oanh.

Kiếp hồng nhan có mong manh,

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.

Và đặc biệt, Kiều trong Truyện Kiều có một mối liên hệ đặc biệt với Đạm Tiên. Bằng một trực giác, Kiều cảm nhận được tương lai của mình không khác gì cô ca nhi Đạm Tiên này:

Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

“Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công,

Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha.

Sống làm vợ khắp người ta

Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.

Như vậy, từ loại hình nhân vật thường xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Du mà quan sát chúng ta thấy rằng Kiều có những đặc điểm về sắc đẹp, tài hoa, tài nghệ…đều giống với Tiểu Thanh, cô Cầm, Đạm Tiên. Các nhân vật Tiểu Thanh, Cô Cầm, Đạm Tiên có đặc điểm chung là tài hoa, giỏi đàn hát, ca múa. Thực chất đây là những ngón nghề kiếm sống của kĩ nữ. Kiều là sự thể hiện tập trung nhất của các nhân vật vừa nêu hay nói cách khác, các nhân vật trên đều chụm vào Kiều. Như vậy, xét trên phương diện nhóm nhân vật thường xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Du, Kiều là một kĩ nữ, ả đào .

Thứ hai, căn cứ vào đặc trưng tài nghệ của Kiều. Kiều không chỉ có sắc đẹp “nghiên nước nghiêng thànhmà còn có cả “pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm, cung thương lầu bậc ngũ âm, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Hai môn nghệ thuật đặc trưng của kĩ

nữ là tài đàn và tài thơ. Khí chất, tình cảm, nhân cách, tinh thần, tâm linh thể hiện qua tiếng đàn và lời thơ. Tiếng đàn và lời thơ của Kiều lúc nào cũng đượm chất buồn và bi kịch:

-Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.

Khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi trau đồi mày.

Rằng hay thì thật là hay,

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”

- Bắt nàng thị yến dưới mành, Dở say lại ép vặn đàn nhặt tâu.

Một cung gió tủi mưa sầu,

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.

Nhận xét về đặc trưng tài nghệ của Kiều, ông Trần Nho Thìn cho rằng, “Hai thứ tài năng này đích thị là tài năng của ả đào, kĩ nữ. Có hai thứ tài ở Kiều mang nội dung cụ thể, tức là được nàng phô diễn thực sự: tài đàn và tài thơ. Điều cần nhấn mạnh là: cả hai đều là những môn nghệ thuật biểu hiện cảm xúc và Nguyên Du luôn nhấn mạnh cảm xúc của Kiều khi làm thơ, đánh đàn. Đó là những cảm xúc tự nhiên nhất, không có sự kìm nén. Trong tác phẩm, Kiều đã làm thơ cả thảy bẩy lần, chơi đàn cả thảy tám lần. Đó cũng là hai môn nghệ thuật chủ yếu của các ca kĩ, các ả đào. Cả Đạm Tiên và Kiều đều là kĩ nữ, những người sống bằng sắc đẹp và tài thi ca, âm nhạc. Nhân vật kĩ nữ là một nhân vật mới, quan trọng của văn học cuối thế kỉ XVIII, chính kĩ nữ là chiến cầu nối văn học cuối thế kỉ XVIII với văn học thế kỉ XIX” [52, tr. 295].

Thứ ba, căn cứ vào thực tiễn cuộc sống của Nguyễn Du lúc còn nhỏ, đặc biệt là người mẹ của Nguyễn Du và thời gian Nguyễn Du sống với anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Mẹ Nguyễn Du, tức bà Trần Thị Tần, là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà Sinh năm 1740, mất năm 1778, thọ 39 tuổi. Nguyễn Nghiễm, bố Nguyễn Du, sinh năm 1708, mất năm 1776, thọ 68 tuổi. Như vậy mẹ Nguyễn Du kém bố Nguyễn Du 32 tuổi. Các nhà nghiên cứu có lí khi cho rằng lí do Nguyễn Nghiễm lấy bà chắc chắn phải

là người đàn bà đẹp. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn căn cứ vào quê hương của bà là xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vùng quê văn hoá lâu đời, đặc biệt quê hương của hát quan họ nổi tiếng, làng bà lại có truyền thống hát bội. Bản thân bà là con nhà bình dân, lại lấy được quan to trong triều, ít nhất bà phải là người có nhan sắc và có cả tài ca hát nữa, giỏi nghề ca xướng. Thời vua Trần vua Lê, chúa Trịnh đã có không ít đào ngự trở thành các bà phi, bà hậu: “Một số đào nương tài sắc tót vời, nhất là các đào ngự, có thể nhanh chóng trở lên các bà phi, hậu cao sang quyền quý của các bậc vương giả (một số bà vợ của các vua: Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông, Lê Anh Tông…và các chúa: Trịnh Tráng, Trịnh Cương, Trịnh Doanh…) sử xanh cũng ghi nhận không hiếm những trường hợp đào nương lập được chiến công đặc sắc trong công cuộc bảo vệ tổ quốc” [1, tr. 554]. Câu chuyện sau đây kể Nguyễn Công Trứ cũng vì mến mộ tài sắc cô đào mà lấy làm thiếp: “Nhân nói chuyện ả đào thông minh dĩnh ngộ, có biệt tài về văn chương Nôm, được tri ngộ với bậc danh nhân một thủa. Cụ Nguyễn Công Trứ hồi chưa hiển đạt, còn là một anh học trò kiết, ham chơi hát ả đào mà không có tiền. Có một cô đào nọ có tiếng là người nhan sắc mà lại tài tình, nhưng tính cao kỳ, cụ muốn đến gần mà không đến được, bèn nghĩ ra một kế: xin cho làm kép đàn. Nhân cụ đánh đàn hay, khi cô ta đi đám thì cụ quẩy gánh mà thằng bé con thì xách đàn theo sau. Một hôm đi được vài quãng đường đến chỗ đồng không quãng vắng, cụ mới giật mình nói lên rằng: “ôi chao! Bỏ quên dây đàn ở nhà rồi!”. Cô ta vội sai thằng nhỏ chạy trở lại lấy dây đàn, bấy giờ một mình một ả, muốn sao muốn vậy…Đến khi cụ làm đến Tổng đốc, nhân ngày sinh nhật mở tiệc, gọi ả đào vào hát, cô kia không biết tình cờ hay cố ý, cũng ở trong bọn ả đào ấy, khi vào chiếu hát, hát ngay một câu rằng:

Giang sơn một gánh giữa đồng.

Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng?

Cụ mới sực nghĩ ra, hỏi ra mới biết nàng chửa lấy ai, bèn lấy làm thứ thiếp” (Trích trong bài Văn chương trong lối hát ả đào, Phạm Quỳnh.[1, tr. 63]. Như vậy, việc lấy ả đào, hay người giỏi ca hát, cảm vì sắc đẹp đàn, hát giỏi đối với vua quan ngày xưa không có gì là lạ cả. Mẹ của Nguyễn Du gặp cụ Nguyễn Nghiễm chắc cũng không khác mấy việc Nguyễn Công Trứ lấy cô ả đào nọ làm vợ. Dấu ấn, hình ảnh người ả đào, kĩ nữ có lẽ bắt

đầu hình thành trong Nguyễn Du ngay từ những ngày còn nhỏ và ám ảnh ông rất nhiều. Bởi mẹ ông mất khi mới 39 tuổi, khi đó Nguyễn Du 12 tuổi. Hình ảnh người mẹ Nguyễn Du ám ảnh và trở đi trở lại nhiều lần trong những sáng tác của ông sau này như trong Long Thành cầm giả ca (cô Cầm), Tiểu Thanh, Đạm Tiên, và đặc biệt là Kiều. Dấu ấn rõ nét nhất trong Truyện Kiều là câu thơ: “Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương”. Người mẹ ông là mẫu hình gốc của cô Kiều, và nó cứ lớn dần lên trong ông mỗi khi ông gặp những người phụ nữ tương tự. Mẹ Nguyễn Du có nhiều dấu ấn của ả đào. Hơn nữa, trong thời gian sống với anh cả là Nguyễn Khản, một người “giỏi thơ Nôm và hay làm thơ đối đáp với chúa Trịnh Sâm”[22, tr. 299] cũng là một hạng tài tử trong thiên hạ, trong cuộc sống không mấy khi vắng câu hát tiếng đàn của các ả đào. Hẳn Nguyễn Du cũng được tiếp xúc với loại người này khi sống cùng với anh cả cùng cha khác mẹ. Trong Vũ Trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ viết : “ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc” [22, tr. 298]. Như vậy, mẫu hình ả đào đã bước đầu lưu lại những dấu ấn, những ám ảnh nhất định trong tâm tưởng Nguyễn Du. Nhận xét về ảnh hưởng của môi trường văn hoá gia đình Nguyễn Du đối với ông, ông Trần Nho Thìn viết: “Triết lí nêu lên trong Truyện Kiều về “tài mệnh tương đố” hẳn đã bắt nguồn từ những quan sát và suy ngẫm lâu dài của Nguyễn Du về thân phận của người ả đào mà ông đã có dịp chứng kiến ngay trong gia đình mình, trong cách xử sự của ông anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản với họ, rồi sau đó ông lại bắt gặp đâu đó trên đường đời” [52, tr. 295]

Thứ tư, căn cứ vào chính cuộc đời thực của Nguyễn Du. Chúng ta hãy liên hệ một chút từ bố Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, một quan to trong triều, lấy một “cô gái đẹp và giỏi nghề ca xướng”[22, tr. 298]. Anh trai cả mà Nguyễn Du sống cùng, “ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở, cũng cứ cho tiền bắt hát, không lúc nào bỏ tiếng tơ tiếng trúc”.[22, tr. 298]. Nguyễn Du viết về toàn người ả đào, kĩ nữ, phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Có một sự di truyền, hay một mối liên hệ nào chăng? “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”. Ngay bản thân Nguyễn Du thời niên thiếu cũng là một chàng trai phong lưu có tiếng. Theo ông Thái Kim Đỉnh, giữa Nguyễn Du và “người gảy đàn đất Long Thành có mối tình phong lưu: “có mối tình trải qua năm tháng, hội ngộ, biệt

ly như giữa thi hào Nguyễn Du với “người gảy đàn đất Long Thành” với “người đào hát cũ của em trai”, với “người đào hát La Thành, mà ông Vũ Ngọc Khánh gọi là “cô Nguyệt” và kể thành một giai thoại: “Nguyễn gặp nàng trong một tiệc hát ở Cổ Đạm. Nàng có nhan sắc, hát hay và sống giang hồ, nhưng vẫn gìn giữ phẩm chất. Nhưng rồi nàng sống trong cảnh nghèo khổ, bệnh tật, và mất ở thành Triều Khẩu. Nguyễn hay tin, lần sang thắp hương trước mộ nàng, rồi làm bài thơ điếu; có một câu thê thiết, không chỉ để khóc riêng nàng:


Nguyễn Vũ Mỹ dịch:

Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh Chủng trung ưng tự hối phù sinh Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng

Phong nguyệt không lưu túi hậu danh


Cõi thế ai thương người bạc mệnh, Dưới mồ riêng hối kiếp phù sinh.

Phấn son lúc sống chưa rồi nợ, Trăng gió đời sau luống để dành


[1, tr. 430 ,431].

Một mối tình có thật (theo ông Ninh Viết Giao) giữa Nguyễn Du và cô gái Trường Lưu, cũng rất có thể là những cô đào nương Trường Lưu? Làng Trường Lưu hiện vẫn còn câu ca:

Trường Lưu làng xóm thanh bình,

Nguyễn Du xưa vốn nặng tình nơi đây.

Nổi danh gái sắc trai tài,

Nghìn năm văn vật ngời ngời sử xanh.

Nói về mối tình giữa Nguyễn Du và cô gái Trường Lưu, ông Ninh Viết Giao viết: “Đâu phải chỉ mình Nguyễn Du đi chơi hát phường vải ở Trường Lưu đã yêu thương một cô gái Trường Lưu rồi bỏ về Tiên Điền lâu ngày không sang lại, cô mang bệnh tương tư, bỏ cả nghề bông vải, Nguyễn Huy Quýnh - người làng cho là Nguyễn Huy Phó biết chuyện, đã viết bài Thác lời phường vải Trường Lưu bằng thể lục bát để kể lể nỗi niềm

của cô gái. Người con gái có thực. Chuyện tình giữa người con gái này với Nguyễn Du có thực. Nguyễn Du đã viết bài Thác lời trai phường nón để trả lời. Rồi chúng ta cũng biết đến bài Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ và quan hệ Nguyễn Du với cô Uy và cô Sạ, giữa Nguyễn Du với cô Cúc” [1, tr. 74].

Gần đây người ta mới phát hiện mối liên hệ giữa tài tử Nguyễn Du và tài nữ Hồ Xuân Hương (Hồ Xuân Hương cũng có thể là một kĩ nữ, ả đào), mối liên hệ của một cặp tài tử giai nhân, hay đúng hơn là mối tình phong lưu của một khách phong lưu, tài tử với một tài nữ, kĩ nữ, một ả đào. Mối liên hệ này thể hiện thông qua bài thơ: Cảm cựu kiêm trinh trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu :

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung, Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.

Chữ tình chốc đã ba năm vẹn, Giấc mộng rồi ra nửa khắc không. Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập, Phấn son càng tủi phận long đong. Biết còn mảy chút sương siu mấy,

Lầu nguyện năm canh chiếc bóng chong.

Nhận xét về tâm trạng của người kĩ nữ trong bài thơ này, ông Trần Nho Thìn cho rằng: “một nỗi niềm giận duyên tủi phận của người phụ nữ có tình duyên với nhà thơ tài hoa. Rất có thể thân thế của người bạn gái Xuân Hương đã góp một phần quan trọng vào sự dồn tụ cảm xúc của Nguyễn Du về thân phận đau khổ của những phụ nữ - kĩ nữ để cuối cùng sẽ bật lên tiếng than “hại thay mang lấy sắc tài mà chi” và “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” [91, tr. 298]. Như vậy, có thể thấy, trong gia đình Nguyễn Du, từ người cha, đến anh cả đều mê hát ả đào. Sau này, chính bản thân Nguyễn Du không chỉ ảnh hưởng của không khí đó mà chính ông trực tiếp tham gia các cuộc hát ả đào. Những mối tình phong lưu của Nguyễn Du với cô Cầm, cô Nguyệt, cô Sa, cô Cúc, đặc biệt mối tình với Hồ Xuân Hương sâu chuỗi lại, cho ta thấy hai điều thú vị. Một là, gia đình Nguyễn Du là gia đình phong lưu, có truyền thống phong lưu, “gen” phong lưu. Cùng với môi trường văn hoá quê hương, gia đình sẽ giúp chúng ta hiểu tại sao Nguyễn Du có

nhiều mối tình phong lưu như vậy. Hai là, qua đó Nguyễn Du thật sự hiểu sâu sắc, thấm thía thân phận kĩ nữ, ả đào. Vùng đất phong lưu sản sinh ra những con người phong lưu. Con người phong lưu theo chúng tôi, nếu chỉ cảm thông với số phận ả đào, chứng kiến bi kịch trong cuộc đời họ thì chưa đủ để Nguyễn Du viết được Truyện Kiều mê hồn đến như vậy. Chắc hẳn trong huyết quả của ông cũng đã ngấm tinh hoa của những lời hát mê hồn này.

Thứ năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn đất nước thời kì này. Đây là thời kỳ mà kĩ nữ, ả đào xuất hiện ngày càng nhiều. Có lẽ nhân vật đình đám nhất mà trước nay mọi người đều biết là danh tài Hồ Xuân Hương là một kĩ nữ. Các nhà nghiên cứu gần đây thông qua tập Lưu Hương kí và mối tình kiểu phong lưu giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, tài nữ Hồ Xuân Hương rất có thể là một kĩ nữ. Ông Đào Thái Tôn cho rằng: “phải chăng Hồ Xuân Hương trong Xuân đường đàm thoại là một kĩ nữ”. Ông Trần Nho Thìn cũng cho rằng: “Chúng tôi cho rằng ngay cả tài nữ Hồ Xuân Hương lừng danh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX rất có thể là một ả đào như thế”[52, tr. 297].

Ngoài những nhân vật lừng danh này, chúng ta còn thấy trong văn học xuất hiện một loại hình tác giả là những nhà nho tài tử. Theo ông Trần Ngọc Vương, đặc trưng của nhà nho này là thị tài và đa tình: “Điểm khác biệt cơ bản giữa người tài tử với người hành đạo và người ẩn dật là ở chỗ người tài tử coi trọng “tài” và “tình” chứ không phải đạo đức làm nên giá trị con người” [59, tr.72]. Trong xã hội cổ truyền, không gian hát ả đào, ca trù là không gian lý tưởng nhất, lãng mạn nhất, không gian tự do nhất, không gian tài tử mơ ước nhất. Bởi lẽ, đó là không gian tài tử không chịu sự trói buộc của đạo đức, không chịu trách nhiệm về pháp luật. Mặt khác các tài tử đi hát, đôi khi cũng dẫn đến những quan hệ thân xác nhưng quan hệ giữa ả đào và nhà nho tài tử, khác quan hệ khác ở chỗ, quan hệ thân xác giữa nhà nho và cô đào không bắt buộc dẫn đến hôn nhân. Đặc biệt quan hệ này là loại quan hệ có thể dẫn đến tình yêu tự do hiện thực duy nhất trong xã hội truyền thống. Tình yêu tự do hiểu với nghĩa là tự mình tìm người mình yêu trong hiện thực, sống bằng cả thân xác và tâm linh, bằng cả tính tình. Bởi lẽ các quan hệ thân xác khác trong xã hội cổ truyền đều không phải là tình yêu tự do đích thực. Trước hết, tài tử vẫn là một nhà nho, một nam nhi do vậy vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí