lại dễ bén như thế? Nhưng mà thời hồ cũng có kẻ giai nhân tài tử tri ngộ nhau mà thành ra dan díu cùng nhau. Lạ gì người tài hoa gặp được khách phong tình, nhiều khi cảnh ngộ không hẹn mà hợp nhau, kìa lênh đênh đây cũng lênh đênh” [1, tr. 87]. Theo chúng tôi hát nói ra đời, đồng điệu trong lời hát ca trù của ả đào và quan viên là thể hiện thần diệu nhất của tâm linh tri kỷ tài tử giai nhân, có cả sự hoà quyện xác thịt trong đó. Công đầu của sự tìm tòi này là sự xuất hiện chính thức của nhân vật ả đào, kĩ nữ Kiều của Nguyễn Du.: “ngoài thì là thú nhưng trong là tình” như một câu hát nói vô danh truyền lại. Bởi như Phạm Quỳnh nói : “Hát ả đào không thể không nói chuyện tình; quan viên với cô đào không thể không có khi dan díu với nhau. Ta thử xem các cụ đời xưa có lôi thôi như các ông đời nay không. Lôi thôi thời chắc cũng lôi thôi, nhưng xem ra lôi thôi một cách tao nhã và diễn ra những lời văn chương rất thú vị. Các cụ cũng lẳng lơ, cũng trăng hoa lắm, mà cô đào chắc cũng chẳng kém gì:
Trông trăng trăng cũng nực cười Nhìn hoa hoa cũng lắm lời thế ư”
[1, tr. 84].
Đỉnh cao của tiểu thuyết tài tử giai nhân thời kỳ này là một loạt tác phẩm như: Bình Sơn Lãnh Yến, Ngọc Kiều Lê, Kim Vân Kiều truyện…đỉnh cao trong sự hoà quyện tâm linh của họ là tình tâm linh và trinh tâm linh, đúng như Đổng Nhạn nói: “tiểu thuyết tài tử giai nhân mỗi người một phương, khổ hạnh nhớ nhau chỉ khảo nghiệm một chữ trinh”. Đến khi Tào Tuyết Cần ngộ ra được ngụ ý của các tài tử gia đi trước thì nhân vật Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, người đi tu, người chết, bi kịch cao độ. Tiểu thuyết Trung Quốc đã chính thức thoát khỏi sự trói buộc của văn viết sử. Tào Tuyết Cần mang đến một tư duy mới cho lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, phá vỡ mô hình tự sự kết quả mỹ mãn ngàn năm trong tiểu thuyết Trung Hoa. Hồng lâu mộng ra đời đánh dấu tiểu thuyết tài tử giai nhân đạt cực thịnh của nó đồng thời nó cũng gửi thông điệp cáo chung của nó đối với đại gia đình văn học Trung Quốc. Dấu chấm hết của tiểu thuyết tài tử giai nhân cũng lúc với sự ra đời của Hồng lâu mộng. Sự xuất hiện của Hồng lâu mộng mang đến một công lao to lớn cho văn học Trung Quốc là tư duy văn học, tư duy tiểu thuyết đã thay đổi, mô thức tưởng tượng của văn học Trung Quốc chính thức được cởi bở xiềng xích của nó.
Tình hình tài tử giai nhân Việt Nam có khác, được bứng trồng trên mảnh đất lý tưởng, cặp đôi tài tử giai nhân Dao Tiên - Phương Châu tạo ra trong đời sống xã hội một luồng sinh khí mới, sau đó nó là tiền đề, là một cái cớ để Nguyễn Du “trình làng” một loại nhân vật mới là “kĩ nữ” với một số mệnh lênh đênh chìm nổi, có nhiều dấu ấn mối tình kiểu “nước lã ao beo” đầy ấn tượng, hoặc những mối tình kiểu:
Giang hồ một gánh giữa đồng Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chằng”
Những mối tình kiểu này như là một sự “nắn gân” những cái đầu nóng, gợi hứng cho các tài tử gia, đồng thời thách thức công luận. Như một “tay chơi” sành “nghề chơi‟‟ Nguyễn Du mở đường “đầu độc” cho một loạt những Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê sau này. Nó chính là thông điệp gửi tới cho các ả đào, quan viên sau này. Sự xuất hiện hát nói như là một thể loại ra đời tất yếu: “Thơ hát nói được sáng tác …chỉ những ai muốn giải thoát, giải trí, hành lạc, phá cách thì mới làm hát nói. [45, tr. 188]. Chính trong hát nói tài tử giai nhân đã tìm được chỗ để thể hiện tri âm tri kỷ của mình. Nếu như trong tiểu thuyết tài tử giai nhân tình yêu chỉ được coi là biểu tượng phấn đấu, là tình cảm tâm linh trong sáng, thì trong hát nói ả đào và quan viên, giai nhân và tài tử cứ như cá nước gặp chim trời, hoà điệu, đồng điệu trong tình yêu siêu thoát. “Chơi” như thế các cụ ta gọi là biết chơi: “chơi cho vung cho thích, chơi cho đáo để, chơi cho lăn lóc đá, chơi cho mê mẩn hồn, chơi cho thủng chống long bồn! Người ta thời có biết chơi thời mới biết làm. Và chỉ có kẻ trượng phu mới biết chơi một cách hào hùng”[1, tr. 71]. Thực chất, việc sáng tạo thể hát nói, ca trù, đào nương là “công tích” rất lớn của các nhà nho tài tử, trong đó nguyễn Du là mở đầu, sau đó là Dương Khuê, Cao Bá Quát, Nguyên Công Trứ. Công tích này không thể tác rời với một loại nhân vật mới là kĩ nữ, ả đào.
3.1.4.2. Kĩ nữ làm rạng danh tài tử. Hay nói cách khác tài tử được nổi danh, trong đó công lớn nhờ kĩ nữ, ả đào.
Sự hoà hợp tạo nên sự thăng hoa. Đây là nhận thức của triết học phương Đông (triết học Trung Quốc). Biểu tượng sơ khai của nó là cặp đôi Nữ Oa - Phục Hi quấn quýt lấy nhau. Biểu tượng gọn nhất, thâm sâu nhất, rộng lớn nhất là biểu tượng âm dương trong Kinh Dịch. Biểu tượng cương lĩnh này chỉ đạo đời sống triết học và văn hoá nghệ thuật,
đời sống người dân phương Đông. Nói rõ hơn, tư duy này đòi hỏi trong cuộc sống, nghệ thuật luôn hoà hợp, âm dương tương hỗ, nam nữ đồng điệu với nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Hệ Thống Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Kiểu Nhân Vật Giai Nhân: Kiều Là Một Kĩ Nữ.
- Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 10
- Nhân Vật Kĩ Nữ - Lần Đầu Tiên Trong Văn Học Việt Nam Trung Đại, Một Nhân Vật Lớp Dưới Chính Thức Được Bước Vào Đời Sống Văn Học, Với Tư
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Số Phận Của Tài Tình.
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Hiện Thực Xã Hội Phong Kiến.
- Hiện Thực Xã Hội Phong Kiến Còn Thể Hiện Qua “Tâm Lí Tiếp Nhận Không Gian Xã Hội Trong “Truyện Kiều”(Trần Nho Thìn).
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Vậy mà chúng ta quan sát lịch sử Trung Quốc trên bình diện rộng hơn một chút thì thấy chúng không thật giống lắm so với tư duy này. Trên bình diện chính trị, tính từ Tần Thuỷ Hoàng, trong lịch sử Trung Quốc, trừ người đàn bà dị thường Võ Tắc Thiên là Hoàng Đế ra, ngôi cao nhất trong lịch sử Trung Hoa là do đàn ông nắm quyền. Nhưng đó mới là quyền hữu hình, quyền cao nhất có thể nhìn thấy được, con quyền lực vô hình, không nhìn thấy lại ảnh hưởng ghê gớm hơn nhiều đó là Khổng Tử và học thuyết của ông. Tóm lại đều là đàn ông. Trên bình diện lịch sử văn học, trong văn học Trung Quốc, những nhân vật nổi danh đều là đàn ông. Hội hoạ, điều khắc…cũng vậy. Nếu nhìn từ tư duy triết học phải chăng là thiếu âm? không trọng âm? không trọng đàn bà? chỉ trọng đàn ông? Bảo vệ đàn ông? Nhưng nếu quan sát sâu hơn chút nữa chúng ta sẽ thấy vấn đề không đơn giản như bề nổi của nó. Theo chúng tôi, khái niệm âm trong triết học và người đàn bà trong nghệ thuật và cuộc sống luôn là yếu tố ẩn tàng, nhưng ẩn tàng không có nghĩa là không quan trọng mà ẩn tàng, theo chúng tôi chúng như những bệ đỡ, như những cái phông, như làm điểm tựa, làm việc một cách âm thầm. Chính chúng mới là yếu tố quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất nâng đỡ, duy trì và phát triển, bền bỉ nhất của một nền văn hoá, dân tộc, quốc gia.
Thể hiện trên bình diện văn học, cả Trung Quốc và Việt Nam thì quả thực không dễ nhận thấy. Nếu nhìn lướt qua lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam chúng ta chỉ thấy văn học gia danh tiếng đều là nam nhi, là những nhà nho. Từ Khất Nguyên, thơ Đường, đến tiểu thuyết MinhThanh. Văn học Việt Nam, những đỉnh cao nhất tuy có điểm xuyết một vài nhà thơ nữ nhưng chủ đạo vẫn là nhà sư thời Lý Trần, nhà nho thời Lê, và nhà nho tài tử thời Trịnh Nguyễn. Rõ ràng xét trên đại thể là thiếu vắng người phụ nữ. Nhưng như trên chúng tôi đã nói, họ ẩn tàng. Vậy họ ẩn như thế nào? và tàng ở đâu?. Chúng ta nhìn lại sâu hơn vào lịch sử văn học Trung Quốc, bắt đầu Từ Kinh Thi đến tiểu thuyết Minh Thanh, người phụ nữ mà cụ thể hơn là cảm hứng tình yêu và thân phận của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bất hạnh, đẹp, có tài nghệ, kĩ nữ là cảm hứng chủ đạo trong những tác phẩm đỉnh cao này. Những bài hay nhất, rung động lòng người nhất trong Kinh Thi viết
về tình yêu nguyên sơ của người Phụ nữ ( Quan Thư). Đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, trong năm vạn bài thơ Đường có hai nghìn bài viết về kĩ nữ ( chúng tôi dẫn theo Trung Quốc cổ đại bách thái - Văn uyển, Đới Dương Bản chủ biên, Đông Phương xuất bản trung tâm, năm 1998). Truyền kỳ đời Đường xuất hiện đậm đặc nhân vật kĩ nữ, người con gái tài giỏi. Kịch đời Nguyên, nổi tiếng nhất là Tây Sương ký của Vương Thực Phủ viết về cặp đôi tài tử giai nhân. Đặc biệt, kết tinh cao độ nhất tiểu thuyết tài tử giai nhân Minh Thanh. Đương nhiên hoành tráng nhất là tiểu thuyết tài tử giai nhân; kì mà không quái, lại đậm màu sắc nhân văn là những câu chuyện tình giữa người và ma, yêu quái, trong đó nho sinh là nam giới và con gái là từ tinh mộc, tinh động vật, thần tiên hoá thân thành người con gái đẹp trong Liêu Trai chí dị. Đẹp nhất và đẫm máu nhất là Hồng lâu mộng. Như vậy, cảm hứng từ người con gái và tình yêu, thân phận của họ là nguồn sữa cung cấp cho cánh văn nhân đàn ông đấy chứ. Và rồi chính những thân phận người con gái này lại âm thầm nâng đỡ, làm rạng danh các tác gia và văn học Trung Hoa đấy chứ. Vậy mà họ chưa được đánh giá đúng với những cống hiến của mình. Như vậy, người con gái và thân phận của họ ẩn sâu trong vô thức và tàng sâu trong tâm linh của tài tử. Sự thăng hoa của tài tử văn nhân ở góc nhìn này chính là sự trở lại của những thân phận người phụ nữ và tình yêu của họ.
Tình hình văn học Việt Nam có đôi chút khác biệt. Người phụ nữ và thân phận của họ trong văn học Việt Nam không chỉ ẩn tàng mà còn hiển lộ trực tiếp. Trong sáng tác của Nguyễn Trãi, thân phận và người con gái ẩn tàng trong những bài thơ tình của ông, tiêu biểu nhất là Cây chuối. Trong Truyền kỳ mạn lục, thân phận người con gái cũng ẩn sâu trong hình tượng là ma, yêu quái. Đặc biệt văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX thì vấn đề thân phận người phụ nữ đã bùng phát ghê gớm. Nó không ẩn tàng nữa và phát lộ mạnh mẽ. Cảm hứng trung tâm phát xuất từ thân phận người phụ nữ, từ người cung nữ, chinh phụ, vợ lẽ, đặc biệt là kĩ nữ, ả đào. Nếu không có cảm hứng này không có văn học Việt Nam giai đoạn này với những đỉnh cao làm rạng danh văn học dân tộc Truyện Kiều, thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Trong đó, nếu nhìn ở một góc độ khác thì chính kĩ nữ Thuý Kiều, làm rạng danh Nguyễn Du.
Tài tử là nhân vật văn hoá nổi tiếng của thời đại, họ là tinh anh của xã hội, có ảnh hưởng nhất định đối với vua chúa và xã hội. Kĩ nữ là “môi giới văn hoá, điểm nóng của xã hội” ( Dịch Trung Thiên). Do vậy đụng đến điểm nóng này đương nhiên sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau và tác giả đó sẽ được công chúng biết đến. Chính từ khi Nguyễn Du viết về kĩ nữ Vương Thuý Kiều tạo ra sự phản ứng khác nhau của xã hội. Phản ứng này có các chiều kích trái ngược về tâm lý, có thể đồng thuận có thể không. Đến đầu thế kỉ XX còn có nhà nho phê phán Kiều. Điều đó cho chúng ta hình dung, thời điểm Truyện Kiều ra đời phản ứng khác nhau và mạnh liệt như thế nào. Kết quả thế nào chưa biết nhưng chính kĩ nữ Vương Thuý Kiều có công làm nổi tiếng Nguyễn Du. Và ngược lại, chính Nguyễn Du làm Thuý Kiều nổi tiếng. Trường hợp Nguyễn Du còn thú vị ở chỗ, sau đó Truyện Kiều nổi tiếng, quay trở lại trung Quốc, làm bàng hoàng giới học thuật Trung Quốc và từ đó Thuý Kiều và Nguyễn Du đi khắc năm châu.
Tiếp đó, một loạt các nhà nho tài tử khác như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê được rạng danh một phần chính nhờ vào các ả đào, đào nương. Trong đó nổi tiếng nhất là Nguyễn Công Trứ. Các nhà nho này nổi danh nhờ ả đào là ở chỗ, thời kì này, những lời những bài hát nói đã được sáng tác mới, và có tên tác giả. Chính những ả đào, đào nương này, không chỉ thổi hồn vào lời hát mà còn mang lời hát này đến với nhiều loại công chúng khác nhau. Họ là môi giới nghệ thuật giữa tác giả và độc giả. Chính từ đó tên tuổi của tác giả lại càng nổi tiếng hơn. Nguyễn Công Trứ nổi tiếng trong làng hát nói hẳn một phần không nhỏ là nhờ những giọng hát của các cô đào này. Điều chúng ta cần chú ý là, đối với thời đại phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển như thời trung đại thì “kênh ả đào” là vô cùng quan trọng . Vậy mà chúng ta chưa đánh giá đúng mức vai trò của họ. Có lẽ đã đến lúc chúng ta đánh giá đúng vai trò của kĩ nữ , ả đào trong đời sống văn hoá nước nhà. Đây là việc làm cần thiết thể hiện sự tri ân của chúng ta.
Mặt khác kĩ nữ, ả đào làm rạng danh, lưu danh tài tử không chỉ ở phương diện trung gian truyền bá nghệ thuật từ tác giả đến công chúng, làm cho công chúng biết đến tác giả, làm tác giả đó nổi danh mà một mặt cũng không kém phần quan trọng là, vô hình chung, các cô đào chính là “cơ quan” lưu giữ “tác quyền”, quyền tác giả cho các tài tử, quan
viên. Như vậy, kĩ nữ , ả đào không chỉ thổi hồn vào những bài hát nói, trung gian truyền bá nghệ thuật, họ đồng thời lưu giữ bản quyền tác giả. Chính ở đây thể hiện vai trò bảo lưu giá trị văn hoá nghệ thuật nhân văn của dân tộc.
Đối với các văn nhân mà nói, một trong những mục tiêu lớn nhất của cả đời người của họ là hy vọng lưu danh sử sách, sống mãi cùng thời gian. Có thể nói, các văn nhân phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, ở những hình thức khác nhau, dù là nhà nho chính thống, hay nhà nho tài tử, từ những người xuất thế hay ở ẩn đa phần nhằm đến một mục đích được lưu danh sử sách. Những nhà nho chính thống thì đã rõ, đối với những nhà nho ẩn dật, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, không phải vì ông không muốn lưu danh bằng cách xuất thế mà bởi thời thế hỗn loạn quy định cách ứng xử của ông như vậy. Nhưng về thực chất ẩn dật cũng là một cách để lưu lại tên tuổi với đời. Bởi bất kì nhà ẩn dật nào cũng đều mong muốn được vua chúa đương thời chú ý đến, và ẩn dật cũng là nhằm vua chúa lưu ý đến. Bởi vậy, khi vua chúa chú ý đến hoặc có vị vua chúa thân hành đến thì hầu hết các nhà nho đều “tái xuất giang hồ”, hoặc không xuất thế thì cố vấn từ xa, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người như vậy. Bên Trung Quốc có lẽ nổi tiếng nhất là Gia Cát Lượng, với điển cố “tam cố thảo lư”, ba lần đến lều cỏ của Lưu Bị. Khi được vua chúa thân hành đến thì ẩn sĩ càng nổi tiếng, càng được nhiều người biết đến. Đối với các nhà nho tài tử giai đoạn này, ngoài việc họ được lưu danh chính thống trong sử sách là những mệnh quan của triều đình, họ còn được lưu danh bằng hình thức khác, đó là lưu danh vào hoạt động nghệ thuật ca hát. Nguyễn Công Trứ nổi danh không chỉ trên phương diện là nhà hoạt động chính trị có tài mà người ta biết đến ông và thích ông nhiều hơn, nể phục ông nhiều hơn trên phương diện đóng góp cho ca trù - hát nói. Sau này, nhà văn hoá, nhà nho tài tử hiện đại Nguyễn Tuân, nổi danh một phần lớn là do văn tài của ông nhưng phần không nhỏ tạc vào phong cách lãng tử Nguyễn Tuân ở chỗ ông là người mê hát ca trù và mối tính với cô Năm ở xóm Khâm Thiên trở thành nhân vật chính trong đoản thiên tiểu thuyết Chùa đàn - một tác phẩm xuất sắc nhất trong văn nghiệp của ông, và hát ca trù, cô đào, quan viên trở thành đề tài ruột trong văn nghiệp của ông.
Như vậy, nhìn ở chiều sâu của nó, nguyên lý cương lĩnh của triết học âm dương vẫn chỉ đạo sâu sắc đời sống văn hoá văn học. Có điều nó biểu hiện khác nhau, biến thái khó
nhận ra, cần sự nhìn thấu và chiêm nghiệm sâu sắc hơn. Theo chúng tôi, yếu tố âm, người đàn bà tuy là nhân tố ẩn tàng, thậm chí chấp nhận những vị trí thấp (như Lão Tử nói, nước, mềm luôn ở chỗ trũng nhất, có chỗ bẩn nhất nhưng không thể thiếu, sức mạnh vô biên, trong năm hoạ, nước được cổ nhân xếp vào hành đầu: Thuỷ, hoả, đạo, tặc. Xem thêm Đối thoại với hiền triết phương Đông thế kỉ XXI, thư mục tham khảo luận văn này), sự đánh giá chưa đúng, những luật lệ hà khắc của xã hội, những thiệt thòi về giới tính…. nhưng họ lại là nhân tố không thể thiếu được trong một nền văn hoá, văn học hay trong thực tiễn cuộc sống gia đình. Hay nói cách khác âm và dương, nam và nữ là hai mặt của một vấn đề luôn nâng đỡ, khi ẩn khi tàng, khi thăng khi giáng, khi đồng điệu cao độ sẽ tạo ra sự thăng hoa. Trong đó, yếu tố âm, người phụ nữ luôn tạo ra những nét mềm mại, cái duyên của nền văn hoá, văn học, của dân tộc và trong cả cuộc sống gia đình.
3.1.4.3. Kĩ nữ, ả đào đóng vai trò trung gian trong việc truyền bá văn hoá, nghệ thuật đến công chúng.
Như trên chúng tôi đã phân tích, kĩ nữ thời thượng cổ nguyên hình là những người làm công việc nghệ thuật. Lịch sử ca hát và vũ điệu nước nhà ít nhất đã xuất hiện từ thời nhà Lý. Thời đó đã có những người chuyên làm công việc ca hát và múa. Nhưng từ đó đến trước Nguyễn Du, theo quan sát của chúng tôi chưa có một tác phẩm văn học nào viết về họ và ca ngợi tài năng múa hát của họ với tư cách là nhân vật mang cảnh hứng sáng tác cả. Trong sử sách chỉ là ghi lại nhưng hoạt động này với tư cách là nó đã xuất hiện trong lịch sử dân tộc. Chỉ đến Truyện Kiều, Nguyễn Du mới nhìn nhận người phụ nữ và tiếng đàn của họ là đối tượng ngợi ca. Nhưng cần đặc biệt nhấn mạnh là, âm nhạc trong xã hội truyền thống được quy định nghiêm ngặt, trong đó nhã nhạc là nhạc chính thống, dùng trong tế lễ. Còn nhạc theo cảm xúc kiểu mà Kiều gảy là tục nhạc. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, một người công khai ngợi ca nghiệp ca hát - xướng ca vô loại, phá tan những nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ về loại nghề nghiệp này.
Nếu quan sát kĩ hơn, chúng ta thấy rằng giọng hát và tiếng đàn của kĩ nữ, ả đào chính là nhân tố quan trọng nhất đem lại đời sống tinh thần quan trọng của cả dân tộc. Xét về ca trù, họ tham gia trong suốt thời đại phong kiến. Họ hát trong dân gian, đem lại lời ca tiếng hát cho dân chúng, họ hát cửa đình, mang lời ca tiếng hát phục vụ vua quan,
hát cửa quyền đem lời ca tiếng hát để phục vụ giải trí cho các văn nhân. Như vậy họ là trung gian đem lời hát của các tác giả đến với công chúng, làm thoả mãn đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp khác nhau: nông dân, nhà nho, vua. Vai trò này sẽ đặc biệt quan trọng nếu chúng ta đặt lời ca tiếng hát của họ trong thời đại mà phương tiện thông tin, các phương tiện ghi âm ca hát không có thì lời ca tiếng hát của họ quan trọng đến mức nào. Điều cần chú ý là, họ không chỉ thổi hồn vào những bài hát nói mà họ còn có công lớn trong việc đào tạo và duy trì một thế hệ sau này. Chính ở đây lại xuất hiện vai trò duy trì và phát triển giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc. Vậy mà xã hội không công nhận đó là một nghề nghiệp, không những không xếp nghề nghiệp cho họ mà còn coi khinh họ (xướng ca vô loại). Chính Nguyễn Du là người đầu tiên nhìn ra và thừa nhận vai trò trung gian, môi giới nghệ thuật này của họ. Trong sáng tác của ông thể hiện rõ nhất là (Long Thành Cầm giả ca, Truyện Kiều…). Ngày nay chúng ta còn được nghe ca trù, quan họ, thì chúng ta cũng cần nhìn nhận vai trò trung gian này của các cô gái theo nghiệp đàn hát, mà người mở đầu là cô Kiều, cô Cầm của Nguyễn Du. Hai giá trị này được công nhận là giá trị văn hoá phi vật thể của nhân loại thì chúng ta trước hết nên nhớ đến ông và người ca kĩ, ả đào đầu tiên này.
Nhận xét.
Một là, Nếu chúng ta quan sát sự chuyển biến văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX nhìn từ cặp đôi nhân vật trung tâm của thời đại thì có thể thấy có sự chuyển biến khá rõ nét, sự chuyển biến này gắn liền với đặc trưng của thể loại. Nếu như cặp đôi tài tử - giai nhân gắn liền với tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa và một số truyện Nôm tài tử giai nhân Việt Nam (Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tân trang…) ; cặp đôi tài tử - kĩ nữ gắn liền với Truyện Kiều thì cặp đôi quan viên - ả đào (đào nương, cô đầu) là cặp đôi đặc thù của hát nói - ca trù. Nếu như cặp đôi tài tử giai nhân trong truyện Nôm tài tử giai nhân cho chúng ta thấy rõ nguồn Trung Hoa là khá rõ. Cặp đôi Tài tử - kĩ nữ đã giảm dần nguồn ảnh hưởng đó bởi có sự gia nhập của thân phận kĩ nữ, nhưng dấn ấn vẫn còn. Nhưng đến cặp quan viên và ả đào thì nguồn này mất dấu vết. Nó như là bản quyền của “tài tử giai nhân Việt Nam” vậy. Bởi, nếu như tài tử giai nhân Trung Hoa và truyện thơ Nôm Việt Nam, xét từ giao tiếp với công chúng vẫn là đơn