Cũng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
Giọt châu lã chã khôn cầm,
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương.
3.3.3. Hiện thực xã hội phong Kiến còn thể hiện qua “tâm lí tiếp nhận không gian xã hội trong “Truyện Kiều”(Trần Nho Thìn).
Thực chất là “khai tác tâm lí tiếp nhận xã hội của tác giả vốn là sáng tạo riêng, không trùng lặp với nguyên truyện” (Trần Nho Thìn), tâm lí tiếp nhận này không hề xuất hiện trong Hoa tiên và Phan Trần. Bởi không gian trong Hoa tiên hay Phan Trần là những không gian “thiện”, không gian văn hoá như :”thư trai”, “phủ doãn”, “triều đình” “lầu thơ”, “lâu đài”, „Thiền môn” “am mây” trong Phan Trần, hoặc không gian “Tràng Châu”, “thủy đình”, “ vường khuya”, “viện thơ”, “non vu” trong Hoa tiên, không gian của tài tử giai nhân “non vu”, không gian văn hóa “lầu thơ‟, “viện thơ”... Những không gian này không chứa đựng tâm lí của tác giả nhìn nhận về nó, và vì thế không chứa đựng những ngụ ý của tác giả ở trong đó. Nhưng không gian xã hội trong Truyện Kiều lại khác. Nó chính là “Những cảm nhận về xã hội của Nguyễn Du qua Truyện Kiều”(Trần Nho Thìn). Không gian xã hội trong Truyện Kiều tạo ra sự sợ hãi cho con người. Để thể hiện sự sợ hãi này, Nguyễn Du đã nêu lên nhóm khái niệm, theo ông Trần Nho Thìn đó là nhóm khái niệm “mang tính chất tâm linh” như “cõi người ta”, “địa ngục ở miền trần gian”. “ Cõi người ta” được hiểu là ; cõi dương gian, nơi con người đang sống. Nó được dùng trong thế đối lập với “cõi âm”, “âm phủ”. Nhưng trong Truyện Kiều, cõi dương gian lại tràn đầy những bóng tối, địa ngục, “địa ngục ở miền nhân gian” . Trong Kim Vân Kiều truyện không hề có nhóm từ ngữ mang tính chất tâm linh này.:
Nước trôi hoa rụng đã yên
Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian.
Những địa ngục ở miền dương gian này vốn là những không gian thực trong đời sống như : Lầu xanh, nhà Hoạn Thư. Nhưng khi những không gian này được lọc qua tâm lí tiếp nhận của tác giả nó như những địa ngục, là cõi âm, là cõi chết, mang lại sự đau khổ, chết chóc cho con người. Nhận xét về không gian gia đình nhà họ Hoạn, ông Trần
Nho Thìn viết : “Trên bình diện ý thức, Nguyễn Du e dè, né tránh gia đình họ Hoạn vì đó là gia đình Lại Bộ Thượng Thư. Nhưng trên bình diện vô thức, Nguyễn Du lại tỏ ra khá quyết liệt. Chính khái niệm “địa ngục” được Nguyễn Du dùng để chỉ không gian gia đình Hoạn bà và Hoạn Thư” :
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 12
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Số Phận Của Tài Tình.
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Vấn Đề Hiện Thực Xã Hội Phong Kiến.
- Khác Biệt Giữa Truyện Kiều Và Tiểu Thuyết Tài Tử Giai Nhân - Nhìn Từ Quan Niệm Về Cái Đẹp.
- Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 17
- Truyện Kiều nhìn trong hệ thống tiểu thuyết tài tử giai nhân - 18
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
Mẹ con trò chuyện lân la
Phu nhân mới gọi nàng ra dạy lời: “Tiểu thư dưới trướng thiếu người, Cho về bên ấy theo đòi lầu trang” Lĩnh lời nàng mới theo sang,
Biết đâu địa ngục thiên đàng là đây”
“Dùng hình ảnh địa ngục để chỉ gia đình Hoạn Thư, Nguyễn Du đã nói giùm người xưa nỗi hãi hùng trước các thế lực trần thế đầy quyền lực luôn gieo rắc tai họa” [52, tr. 336].
Có cảm giác như “những địa ngục miền nhân gian”, “cõi người ta” khá gần gũi với không gian mà cô Cầm ca hát ở Long Thành, các đào nương hát đâu đó mà Nguyễn Du bắt gặp trên đường đời.
3.4. Khác biệt giữa Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử giai nhân - nhìn từ sự đậm nhạt của yếu tố “tình” và “dục”.
Một nhận định tổng quát là, “tình” trong các truyện thơ Nôm tài tử giai nhân và phần lớn tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa là “thuần tình”, có nghĩa là chỉ đơn thuần nói về tình yêu, là tình yêu trong trắng của tài tử và giai nhân. Như trên đã phân tích “tình” của họ là thứ tình ban sơ, là cảm xúc ban đầu của tình yêu. “Tình” ở đây gắn với sự trong trắng, tinh khiến. Tình ở đấy không phải là “dục”, “tình” trong lễ, phù hợp với lễ. Tình yêu trong Hoa tiên hoặc Phan Trần là “tình trong lễ”, phù hợp với lễ. Đây chính là nguyên tắc “nhuận sắc” của Vũ Đại Vấn khi nhuận sắc Hoa tiên mà giáo sư Trần Đình Hượu gọi là nguyên tắc “trung hậu”. Tình yêu, sự xa cách, mong chờ của họ gói gọn trong một chữ “ trinh”.
Tình yêu trong Truyện Kiều là tình yêu đích thực, một tình yêu tự nhiên bản năng, tình yêu không nằm trong lễ. Thực chất đây là kiểu tình yêu: “tình phản lễ”, ngoài lễ, vượt qua lễ. Nhưng cũng cần phải nói thêm, tình yêu, “dục” trong Truyện Kiều khác với
“dục” trong Kim Bình Mai. “Dục” trong Kim Bình Mai chỉ gói gọn trong một chữ “tính”, “dục” quồng loạn. Nó không phải là dục trong tình yêu tự nhiên. Nói như Đổng Nhạn: “Tình trong Kim Bình Mai là “tính” của nam giới không phải “tình” giữa nam và nữ” [70, tr. 17]. Hay nói như ông Trần Nho Thìn: “Thân xác là một phần của nhân cách”. Trong Truyện Hoa tiên tình yêu thề nguyền giữa Dao Tiên và Lương sinh được tác giả miêu tả với những từ ngữ hết sức trong sáng :
Bằng nay sửa mũ dưới đào,
Vả chăng lễ cấm phép rào sao nên, Ngần ngừ Sinh rén rén chiềng:
Nhẽ chung đành vậy tình riêng sao mà Đeo đài cũng một tiếng đà,
Đài thiêng hổ có trăng già chứng tâm.
Thề phai nguyền lạt khôn cầm
Cũng liều đầu bạc dám lầm tuổi xanh.
(Hoa tiên)
Những lời thơ trau truốt trong sáng như trên là do nguyên tắc nhuận sắc của các nhà nho theo hướng: “Sửa chữa Hoa tiên theo hướng trau rồi nghệ thuật, trau dồi lời thơ…Như thế cả nửa cuốn truyện chứa đựng chuyện tự do yêu đương, không chờ mệnh cha mẹ mà đính hôn đều được coi là chu đáo, lời nhã mà ý thì sâu và kín”[17, tr. 163, 164, 165].
Trong Phan Trần, đỉnh điểm của tình yêu Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên là khi hai bên nhận ra tín vật mà cha mẹ trước đây ngầm giao ước thì tình cảm cũng biểu hiện hết sức có giới hạn:
Cành trâm thích, quạt chữ bài,
Rành rành hai họ hai người song song.
Mừng nhau lần kể sự lòng,
Gian nan ngày trước lạnh lùng bấy nay.
Biên lời đó chép lời đây,
Bút hoa dẫu vạn, tờ mây dẫu ngàn.
Xe vàng lẫn áo hồng sen
Hết phiên sầu não, đến phen vui mừng Rỉ tai chàng mới dặn rằng:
ở đây nương náu hãy đừng hở hang.
(Phan Trần)
Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân cũng miêu tả những xúc cảm của chàng Kim trước vẻ đẹp Kiều, miêu tả cảnh Thúc Sinh say mê thân thể Kiều. Nhưng qua những đoạn mô tả đó chúng ta không thấy được thái độ và sắc thái miêu tả vấn đề thân xác của Thanh Tâm Tài Nhân.( chúng tôi sẽ chứng minh dưới đây).
Ngược lại, trong Truyện Kiều, tình yêu không còn là thuần tình nữa, yếu tố nhục thể khá đậm nét. Truyện tình yêu miêu tả thân xác không phải đến Nguyễn Du mới có, trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã miêu tả mối tình hoan lạc giữa người và hồn ma (Cuộc kỳ ngộ ở Trại Tây, Cây gạo..)... Nhưng vấn đề là tác giả nhìn nhận và thái độ nhận thức đối với vấn đề này như thế nào. Coi quyền sống thân xác, cảm giác nhục thể là một phần của nhân cách thì phải đến Nguyễn Du và thời đại của ông mới xuất hiện. Nói về vấn đề thân xác trong Truyện Kiều, ông Trần Nho Thìn cho rằng: “Trong Truyện Kiều, cái nhìn của tác giả đã khác. Các mối tình của Kiều và các nhân vật chính diện, ở mức độ này khác, không thể thiếu được màu sắc thân xác, nhục dục. Và điều quan trọng là nhà thơ tỏ thái độ tán đồng, thậm chí chăm sóc nâng niu những mối tình đó, tức là hoàn toàn thoát li lập trường truyền thống đối với vấn đề tình yêu thân xác” [52, tr. 427].
Trước hết, chúng ta đến với mối tình của Kim Trọng và Thúy Kiều. Trong các truyện thơ tài tử giai nhân , mối tình trai tài gái sắc không hề đề cập đến yếu tố nhục thể. Nhưng mối tình mà Nguyễn Du gọi là :
Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài con e
Lại tràn đầy yếu tố nhục dục. Kim Trọng vốn là nho sinh xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, nhưng khi gặp Kiều yếu tố nhục dục nổi lên mạnh mẽ. Trong nguyên tác, Thanh Tâm Tài Nhân viết: “ Bỗng đôi má đỏ ửng, cặp mắt ra chiều mơ mộng, khác gì mây khói
bao phủ trên cành thược dược, những hạt mưa xuân nhấp nhánh trên đoá hoa đào. Trước vẻ tình tứ thiên nhiên ấy, nó làm cho chàng không sao nén nổi dục hoả, hai tay ôm chặt lấy nàng vào lòng, hai mắt nhìn nàng chòng chòng” [40, tr. 105]. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết:
Hoa hương càng thức càng nồng Đầu mài cuối mắt càng nồng tấm yêu Sóng tình dường đã xiêu xiêu,
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
Như vậy, cùng miêu tả cảm xúc nhục dục của Kim Trọng, nguyên tác cho ta thấy chi tiết, quá trình diễn biến và hành động của Kim Trọng, vì má ửng của Kiều, vì đôi mắt tình tứ, mơ mộng, dẫn đến hành động “ôm chặt lấy nàng vào lòng”. Ngược lại, đọc Truyện Kiều, bằng những từ “hương hoa”, “nồng”, “đầu mày”, “cuối mắt”, “sóng tình”, “xiêu xiêu”, “âu yếm”, “lả lơi” cho thấy diễn biến sắc thái cảm xúc Kim Kiều, nhấn mạnh cảm xúc tình yêu hơn là trình bầy diễn trình hành động của Kim Trọng. Điều đó cho thấy ông chú trọng miêu tả cảm xúc tình cảm hơn là hành động của nhân vật.
Trong cảnh đoàn viên, trong khi Kiều từ cõi chết trở về, tấm thân Kiều đã hoen ố thì bản năng nhục dục của Kim Trọng không kiềm chế được lại trỗi dậy mạnh mẽ. Trong nguyên tác, Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả chi tiết hành động dục vọng của Kim Trọng: “Thấy nàng vẫn còn cặp mắt sao sa lóng lánh, má hồng vẫy đỏ hây hây, chẳng khác hơi sương lồng hoa thược dược, mưa xuân phơi phới bông đào. Nhân tiện chàng lại khẽ tay nới rộng đai lụa, cởi hộ áo là, đỡ nàng vô màn uyên ương, bàn tay xoa xát tới chỗ tình nồng, dần dần tỏ ý tham hương tiếc nhuỵ. Nhưng có ngờ đâu, nàng đối với chàng tình nghĩa keo sơn, thế mà một khi nghe đến câu giao hoan, thì nàng lập tức cự tuyệt nàng mới nói thẳng ra rằng…Tấm thân thiếp đây thực là tấm thân tàn tạ, đáng lẽ phải chết từ lâu rồi.”[40, tr. 394]. Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy rằng, đặc trưng tiểu thuyết chưng hồi thể hiện hết sức rõ nét. Nó cho thấy sự xuất hiện của một người thứ ba kể về hành động của Kim Trọng và kể lại thái độ của Kiều trước hành động đó của Kim Trọng. Những cụm từ như “ Thấy nàng, nhưng có ngờ đâu, nàng mới nói thẳng ra rằng…” nó cho thấy như một nghệ nhân kể tiểu thuyết chương hồi hướng đến công chúng đang ngồi nghe. “thấy nàng”
tức là người kể chuyện đang quan sát và kể về Kim Trọng chứ không phải Kim Trọng tự nói ra. Hay “nàng mới nói thẳng ra” tức là người kể chuyện kể với công chúng về thái độ của Kiều chứ không phải Kiều tự nói về cảm xúc của mình với độc giả. Trong khi đó, đọc câu thơ của Nguyễn Du, ông không chú trọng nhiều miêu tả hành động Kim Trọng mà chú trọng xoáy vào cảm giác đau xót của Kiều bằng cách để nhân vật tự trình bầy cảm xúc của mình, nói như thi pháp học là di chuyển điểm nhìn vào bên trong Kiều, hay nói như phong cách học là phân tích nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ tác giả, thể hiện qua hàng loạt các từ chỉ sắc thái đau xót : “thói người ta”, “vớt hương bẻ hoa”, “giở nhơ giở nhuốc bày trò”, “ còn tình đâu nữa là thù đấy thôi”, “chút này” “dày cho tan”, “vầy các hoa tàn mà chơi”…
- Canh khuya bức gấm rủ thao, Dưới đèn tỏ rạng mái đào thêm xuân.
Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
- Những như âu yếm vành ngoài Còn toan mở mặt với người cho qua.
Lại như những thói người ta,
Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa Giở nhơ giở nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi!
Người yêu ta xấu với người ,
Yêu nhau thì lại băng mười phụ nhau!
- Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan.” Còn nhiều ân ái chan chan
Hay gì vầy cái hoa tàn mà chơi.
Mối tình giữa Thúy Kiều và Từ Hải cũng được Nguyễn Du miêu tả dưới cảm hứng ngợi ca khá rõ và có cả những yếu tố nhục thể. Khi miêu tả Từ Hải say mê vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du viết: “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Và khi cả hai sóng tình đã
dậy thì Nguyên Du lại viết : “Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa”. Không chỉ có vậy, Nguyễn Du còn miêu tả hàng loạt các từ ngữ gợi đến cuộc sống tình yêu hạnh phúc như “buồng riêng”, “giường”, “màn”:
Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.
Tình yêu kiểu này, gợi ta nhớ đến nhưng tình yêu của tài tử xứ Nghệ và đào nương xứ Nghệ. Câu chuyện tình ấn tượng, mang cá tính xứ Nghệ giữa Nguyễn Công Trứ và đào nương nọ, khác chi với Kiều và Từ Hải:
Giang sơn một gánh giữa đồng Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?
Theo ông Trần Nho Thìn: “Nguyên Du không coi thân xác bản năng là xấu là ác, ông xem đó là sự thể hiện tự nhiên của con người. Đó là một bí quyết khiến cho nhân vật sống động hấp dẫn, gần gũi với công chúng đông đảo”[52, tr. 429].
Nhưng có lẽ mối tình Kiều - Thúc là mối tình mà Nguyễn Du dành cảm hứng ngợi ca nhiều nhất. Để thấy rõ hơn thái độ Nguyễn Du chăm chút của Nguyễn Du với đôi lứa Kim - Kiều, chúng ta đọc lại nguyên tác, khi Thúc Sinh nhìn Kiều tắm: “Một hôm, Kiều tắm xong, Thúc Sinh được dịp nhìn rõ chân tướng, tấm tắc khen rằng: - Dong mạo đã tươi như hoa, da dẻ êm ấm như ngọc. Ngờ đâu trong đám phong trần lại có một đoá hương kỳ phẩm lạ, khiến tiểu sinh này đem lòng quyến luyến. Nhất là khi thoạt tắm xong, phấn son trôi hết để lại hình thái thiên nhiên, càng lộ vẻ hiếm có ở đời” [40, tr. 216]. Cũng như những cảnh miêu tả nhục dục khác, Kim Vân Kiều, vì mục đích tạo sự ly kỳ, hấp dẫn, nhiều khi làm theo đơn đặt hàng nên miêu tả khá kĩ trạng thái ngây ngất, bất ngờ của Thúc Sinh khi nhìn thân thể Kiều. Ngược lại Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông tập trung miêu tả tâm điểm vẻ đẹp khoả thân của Kiều, như vẽ thành bức tranh, khắc thành bức tượng, trong đó thân thể vừa thanh linh vừa tràn đầy nhục dục của Kiều là tâm điểm của bức tranh, không gian (Buồng the) và thời gian (mùa hè), mấy bông lựu làm nền nổi bật bức tranh khoả thân này. Bức tranh hiện lên qua hàng loạt các từ tạo hình khối trong hội hoạ: “dày dày”, “một toà”, “trắng ngà”, trong ngọc”, “một toà thiên nhiên” và chúng được kết nối với nhau bằng động từ : “đúc”. Hội hoạ, điêu khắc và ngôn ngữ thơ ca làm
nổi bật vẻ đẹp thân thể Kiều. Trong đó, hội hoạ tạo ấn tượng về hình khối, nhưng còn là những mảnh dời , những mảnh hình khối này được kết lại với nhau bằng động từ “đúc”, khi hình khối đúc lại tạo thành bức tượng khoả thân tuyệt đẹp và ngôn ngữ thơ ca vừa tạo ra hình khối, vừa là kết nối vô hình giữa các hình khối, vừa tạo nhịp điệu cho hình khối. Nếu quan sát kĩ hơn nữa, chúng ta thấy Nguyễn Du lập một quy trình hết sức nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp hình thể Kiều. Bức tranh đó có nền: không gian, thời gian và bông lựu. Nhưng nền này dường như để đánh lạc hướng người đọc, nhịp điệu chậm “thong dong” và bất ngờ điểm một bức tranh khoả thân trên nền khung cảnh này, tạo bất ngờ, ngỡ ngàng cho người đọc, vì thế nó tạo ấn tượng sâu sắc và vẻ đẹp thân thể Kiều nổi bật hơn.
Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Buồng the phải buổi thong dong, Thanh lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ màu trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.
Sinh càng tỏ nét càng khen,
Ngụ tình tay thảo một thiên luật đường.
ông Trần Nho Thìn có phát hiện hết sức thú vị về việc Nguyễn Du tả Kiều tắm khác với nguyên tác : “Về căn bản, Nguyễn Du bám sát nguyên tác, chỉ khác ở hai chi tiết, nhưng rất quan trọng. Một là Truyện Kiều tả không gian - thời gian của hành động (cái nóng đầu hè “hợp lí hoá” cho việc tắm, mấy bông lựu để làm nền để cho làn da trắng nổi bật) và có ý để Thúc Sinh chứng kiến việc tắm. Nguyên tác không nói gì đến không gian - thời gian, không cho biết rõ là Thúc Sinh có xem Kiều tắm hay không, vì chỉ cho biết Thuý Kiều tắm xong, Thúc Sinh khen” [52, tr, 421].
Chính vì vẻ đẹp hình thể của kiều, làm cho Thúc Sinh yêu Kiều
Sớm đào tối mận lân la Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.
Và mối tình đầy mầu sắc sắc dục này lại được Nguyễn Du cực lực ngời ca: