Các Ảnh Hưởng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Doanh Nghiệp Việt Nam Hiện Nay ‌

Những trí thức này là những người tiên phong trong nhận thức về sự cần thiết phải kinh doanh buôn bán làm giàu cho đất nước trong khi vẫn tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Chính Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) đã khẳng định: “Việc làm ra của cải là đạo lớn”. Ông đã chủ trương kết hợp việc kiếm lời mà người kinh doanh phải theo đuổi với “Đạo Tâm” trong sáng mà người ấy phải luôn giữ gìn trong cân, đong, đo, đếm, giao dịch với bạn hàng và người mua.

Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) cũng cho rằng phải: “Mở rộng khai thác nguồn lợimở rộng đường thương mại để giàu có của cải”. Ông bài bác thái độ của nhiều nhà Nho đương thời vẫn bám khư khư vào luận điểm của Mạnh Tử về nghĩa và lợi; đồng thời ông khẳng định “Việc mưu cầu tài lợi cho dân, cho nước một cách khôn khéo chính là nền tảng của nhân nghĩa”.

Có thể coi đây là quan điểm đầu tiên của Việt Nam về VHDN.


1.2. Giai đoạn Pháp thuộc (1858 1945)


Kể từ năm 1958, nước ta đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự khai hóa văn minhcủa thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, để đạt được mục tiêu vơ vét của cải, thôn tính nước ta, trong lĩnh vực kinh tế Pháp xuất khẩu nhiều (chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên sang chính quốc) và hạn chế sản xuất trong nước (chúng chỉ khuyến khích nhân dân ta dùng rượu và thuốc phiện) – phục vụ cho chính sách ngu dân. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mang tính chất “tham lam và tàn bạo” song cũng tạo ra những hệ quả mới đối với xã hội và văn hóa Việt Nam. Các ngành công nghiệp dựa trên kỹ thuật hiện đại của Pháp đã làm thay đổi căn bản lĩnh vực văn hóa vật chất của Việt Nam như giao thông, bưu điện, kiến trúcBên cạnh đó là sự thay đổi về tư tưởng do có sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và phương pháp giáo dục mới – giáo dục khoa học có tính thực dụng cao, trái với lối tầm chương, trích cú, vọng cổ của giáo dục Nho giáo.

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và thương mại tất kéo theo sự ra đời của tầng lớp tư sản ở các đô thị lớn của Việt Nam và nó bị phân hóa thành hai bộ phận chính: Tầng lớp tư sản mại bản và tầng lớp tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản làm giàu bằng cách cấu kết chặt chẽ với giới cầm quyền thực dân để nhận được những hợp đồng béo bở có tính chất đặc quyền, đặc lợi. Lối sống của tầng lớp này

là theo chủ nghĩa thực dụng, tôn sùng văn minh phương Tây và làm giàu bất chấp đạo lý và lợi ích dân tộc. Bộ phận này coi trọng lợi nhuận và lợi nhuận là trên hết. Điều này trái với lợi ích của quần chúng nhân dân và các giá trị văn hóa dân tộc nên nó không thể ảnh hưởng sâu rộng tới các bộ phận khác trong xã hội và tới đời sống nước ta. Chế độ thực dân mới mà Mỹ Ngụy dựng lên tại miền Nam sau này đã tạo ra một bộ phận tư sản bại bản giàu có và thế lực hơn, song triết lý kinh doanh của chúng vẫn chỉ coi lợi nhuận là trên hết và tìm kiếm lợi nhuận bằng bất cứ giá nào..

Bộ phận tư sản dân tộc gồm những nhà tư bản kinh doanh có tinh thần yêu nước, nhận thức được sự cần thiết phải làm giàu nhưng cũng thấm nhuần tinh thần nhân nghĩa của đạo Khổng. Dù họ bị chèn ép, kìm hãm, không có được những đặc quyền như “tư sản mại bản” và tư bản nước ngoài, nhưng bằng chữ “nhân” và chữ “phú”, trong việc tìm ra cách kinh doanh riêng, phù hợp để làm giàu cho chính mình và cho đất nước mà không đi ngược lại đạo lý dân tộc.

Nhà tư sản Bạch Thái Bưởi là một ví dụ, năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn người Pháp. Sau đó ông chuyển sang kinh doanh bằng việc mở nhà in Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội. Từ năm 1909 ông chuyển sang kinh doanh thương thuyền hàng hải và đứng đầu công ty Bạch Thái Bưởi của Hải Phòng dần dần phát triển với nhiều tàu chạy khắp sông lớn ở Bắc Kỳ.

Việc kinh doanh của ông gặp phải cạnh tranh rất quyết liệt với các chủ tàu người Hoa và người Pháp. Xuất phát từ tinh thần dân tộc, ông tin rằng sự nghiệp kinh doanh của mình diễn ra trên mảnh đất mình, xung quanh là đồng bào mình, chắc chắn sẽ có được sự cổ vũ, ủng hộ của đồng bào mình và chiến thắng. Triết lý kinh doanh của ông là Người Việt Nam phải đi tàu nước Nam, Ta về ta tắm ao ta, Người trong một nước phải thương nhau cùng, rồi chính ông đi vận động khách trong nước đi tàu Việt Nam. Nhiều khách trong nước đã bỏ tàu Hoa đi tài Việt, khiến cho nhiều hãng tàu của người Hoa phá sản. Đầu thập niên 20, ông Bưởi đã có 40 chiếc tài cùng nhiều xà lan, chạy trên các tuyến đường sông Bắc Kỳ. Ngoài kinh doanh thương thuyền, ông còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Trúng thầu thu thuế ở chợ Rồng (Nam Định), chợ Vinh (Nghệ An), lĩnh ty nước ở Thái Bình, mở quán cơm Tây ở Thanh Hóa, tổ chức đấu thầu một số mỏ than ở Đông Triều – một

lĩnh vực kinh tế cấm kỵ thời Pháp thuộc, ra đời tờ báo hàng ngày mang tên “Khai hóa nhật báo” với số đầu tiên ra ngày 15 – 7 – 1921. Người đương thời đã tặng Bạch Thái Bưởi biệt danh là “Chúa sông miền Bắc”, “Bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong kinh tế nước nhà”. Trong điều kiện bị tư sản Pháp chèn ép, cạnh tranh, Bạch Thái Bưởi đã biết tìm cho mình một hướng đi riêng, biết phát huy tinh thần dân tộc, làm giàu cho mình và cho đất nước chứ không như tư sản mại bản chỉ biết ôm chân giặc, làm giàu cho chính mình.

Nhà kinh doanh Trịnh Văn Bô nổi tiếng không những là một doanh nhân thành công mà còn là một người tham gia tích cực vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Gia đình ông đã tự nguyện ủng hộ cho “Quỹ độc lập” và góp vào Việt Nam công thương Ngân hàng của chế độ mới số tiền trị giá tương đương 5.000 lạng vàng. Lẽ sống và cũng là triết lý kinh doanh của gia đình ông là “Buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lấy bảy, còn lại thì giúp đỡ người nghèo và làm từ thiện. Khi cần tiền để nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả”. Đây chính là biểu hiện của nét VHDN cao đẹp phù hợp với chữ “nhân” và “nghĩa” theo truyền thống của người Việt Nam.

Như vậy, ta có thể thấy trong giai đoạn kinh tế phong kiến, Việt Nam tồn tại hai bộ phận doanh nhân hoàn toàn khác nhau, một thì coi lợi nhuận là trên hết và sẵn sàng làm điều gì có lợi kể cả bám chân những kẻ cướp nước, còn một bộ phận lại thành công dựa trên việc khơi dậy tinh thần dân tộc và lấy việc làm lợi cho dân, cho nước làm một phần của mục đích kinh doanh. Họ thật sự là những nhà kinh doanh tài năng và bản lĩnh, bằng hành động làm giàu của mình thể hiện ý thức tự tôn, tự cường dân tộc. Họ chính là một phần sức mạnh dân tộc để chúng ta có thể giành được độc lập, tự do cho Tổ quốc.

1.3. Giai đoạn XHCN (1945 1986)


Trong giai đoạn này Việt Nam áp dụng một cách dập khuôn mô hình kinh tế Liên Xô. Đây là cơ chế tập trung, khép kín, trái với bản chất của kinh doanh và cơ chế thị trường. Mô hình này chỉ chấp nhận duy nhất thành phần kinh tế nhà nước. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được lên kế hoạch và xắp xếp từ cấp trên. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng như toàn thể nhân viên không phải động não, không phải sáng

tạo, tất cả những gì họ phải làm là thực hiện kế hoạch từ trên rót xuống. Hàng hóa trên thị trường nghèo nàn và kém chất lượng nhưng người tiêu dùng phải rất khó khăn, vất vả mới có được. Trong giai đoạn này, “thượng đế” là người sản xuất chứ không phải người tiêu dùng. Ta có thể nhận thấy đặc điểm kinh doanh thời kỳ này là trên thị trường chỉ có doanh nghiệp nhà nước, họ là “thượng đế” và bán những gì mình có, không có cạnh tranh, hàng hóa nghèo nàn và kém chất lượng. Kiểu kinh doanh giai đoạn này là người kinh doanh còn không cả quan tâm đến lợi nhuận của mình, vì thực ra doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không, có lãi hay không cũng khôg ảnh hưởng gì đến lợi ích của họ.

Không những không kết hợp lợi ích chủ thể kinh doanh với lợi ích cộng đồng mà phương thức sản xuất mà không kinh doanh, không biết đến lợi nhuận giai đoạn này đã làm hao phí rất lớn nguồn tài nguyên, làm cho sản xuất không phát triển được và nền kinh tế không thể đứng vững nếu không nhận được viện trợ lớn của nước ngoài.

Bản chất của VHDN giai đoạn này được hiểu giáo điều là phục vụ cho đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Không những thế, thực tế kinh doanh giai đoạn này bộc lộ nhiều quan điểm “phản VHDN” như: cứ như nhà nước chịu, “của công là của chùa” đã cho thấy cách làm ăn vô trách nhiệm đã thâm nhập vào từng nhân viên của từng doanh nghiệp. Những cách làm ăn đó cho đến ngày nay vẫn còn biểu hiện ở nhiều doanh nghiệp nhà nước. Kiểu làm thì láo, báo cáo thì haylà phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nền kinh tế bao cấp đã làm sản sinh ra một bộ phận các các nhân tham gia vào một thị trường gọi là chợ đenvới triết lý kinh doanh thực dụng, cực đoan và tiêu cực.

1.4. Giai đoạn sau Đổi mới (1986 đến nay)


Đây là giai đoạn VHDN bắt đầu xuất hiện rõ nét. Sau khi xóa cơ chế bao cấp, Việt Nam thực hiện cơ chế kinh doanh nhiều thành phần, mọi thành phần đều được tham gia trong lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước không cấm. Có thể nói đây là giai đoạn kinh doanh “nở rộ”, xuất hiện nhiều kiểu kinh doanh, nhiều quan niệm về kinh doanh, nhưng nói chung có hai luồng rõ nét, một là kiểu kinh doanh kiếm lời bất chấp thủ đoạn và một kiểu kinh doanh biết kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích cộng

đồng. Thực trạng VNDN Việt Nam giai đoạn này sẽ được trình bày chi tiết trong các phần sau.

Tóm lại, VHDN Việt Nam cũng đã có thời gian hình thành và phát triển từ hàng trăm năm trước, khi các doanh nhân đầu tiên của Việt Nam dám lập nên các cơ sở sản xuất có quy mô và khởi xướng các ý tưởng mới trong việc phát triển công thương nghiệp nước nhà để cạnh tranh với tư bản Pháp và Trung Quốc. Đó cũng là những người đã đặt nền móng cho VHDN của nước ta. Chúng ta có thể nhìn lại tấm gương của Bạch Thái Bưởi ông vua vận tải Bắc Kỳ, một trong những doanh nhân đầu tiên đã cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ với tư bản Pháp; Trường Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nước; Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco, người đã chiến thắng các hãng sơn nước ngoài đương thời bằng chính chất lượng sản phẩm của mình. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là ngay khi còn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nhân lực, cũng như chịu sự o ép của chính quyền đương thời, các doanh nhân trên đã rất chú trọng tới việc bảo tồn nét văn hoá đặc trưng riêng, khuyến khích nâng cao dân trí, cách tân đất nước, bảo vệ người tiêu dùng và nêu cao tinh thần dân tộc trong sản xuất kinh doanh.

Sau khi nước ta giành được độc lập chủ quyền, và đặc biệt cùng với sự mở cửa, hội nhập, số lượng các doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên ở mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề trong cả nước. Tuy nhiên, trong những năm đầu của thời kỳ hội nhập, nhiều doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn do phải tập trung sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại nên vẫn chưa quan tâm được nhiều đến việc xây dựng và phát triển VHDN một cách có hệ thống và khoa học.

Đứng trước xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách nghiêm túc, như một đường lối cho sự phát triển bền vững và cho khả năng tồn tại, cạnh tranh trên thị trường thế giới của mình.

2. CÁC ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

1.1.1. Vài nét về văn hoá dân tộc Việt Nam


Việt Nam nằm trên con đường di chuyển các ảnh hưởng văn hóa từ phía Bắc á xuống Đông Nam Á, lại trải qua quá trình lịch sử phức tạp và đa dạng. Do vậy văn hóa Việt Nam một mặt vừa phải ra sức duy trì truyền thống văn hóa đất nước, mặt khác luôn nhanh chóng học tập, tiếp thu, gạn lọc và thích ứng với những thay đổi bên ngoài tác động vào.

Nền đạo đức Việt Nam là một tổng hòa các quan niệm, các lý tưởng hết sức lâu đời của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, và truyền thống từ ngàn xưa thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tổng thế đó thể hiện in sâu vào ý thức xã hội Việt Nam dưới dạng một thứ chủ thuyết đặc trưng gọi là “Đạo”. Theo quan niệm Việt Nam thì chính đạo (“con đường chân chính”) thể hiện ở tấm lòng yêu mến cha mẹ, kính nể người trên và giữ tròn lễ nghĩa. Đạo chẳng cần tìm ở đâu xa, bởi luôn ở ngay tầm ngắm của mọi người – hễ biết tu thân là ai cũng khắc hiểu rõ.

Sức mạnh điều hòa của các chuẩn mực đạo đức đó không hề mai một, bất chấp mọi biến động xã hội. Sở dĩ được như vậy là do những chuẩn mực đó đã sâu rễ bền gốc vào trong tâm lý dân tộc. Nó thể hiện rõ trong ý thức dân tộc, tình cảm dân tộc và bản sắc dân tộc. Những chuẩn mực đó vốn lấy ngũ thường làm căn bản: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Sau này, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa vào các khái niệm: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được các nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ quen thuộc với mọi người.16

Dưới đây là bảng tổng hợp các đặc trưng tính cách của người Việt.


16 Trang 52 - Xây dựng văn hóa mạnh trong Gami – NXB Thống Kê- 2005

Tính tốt

Tính xấu


Âm tính

Ưa ổn định


Hiếu hòa, bao dung Trọng tình

Trọng nữ

Chậm chạp Dĩ hòa vi quý

Nhẹ lý thiếu trách nhiệm


Ưa hài hòa

Tính mực thước Vui vẻ

Ung dung

Đại khái xuề xòa Tránh bộc lộ thái độ Thiếu quyết đoán Thiếu trí làm giàu

Tính tổng hợp

Trọng quan hệ

óc phân tích kém


Tính cộng đồng

Tình đoàn kết Tính tập thể Tính dân chủ Hay quan tâm Trọng thể diện

Coi nhẹ cá nhân Dựa dẫm

Cào bằng Bè phái

Sĩ diện, hay thanh minh


Tính linh hoạt

Dễ thích nghi Sáng tạo Giỏi biến báo

Tùy tiện


Thiếu truyền thống pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 6

Đặc trưng

Bảng 2.3: Tổng hợp đặc trưng văn hóa Việt Nam17

1.1.2. Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới VHDN nước ta hiện nay


Qua những đặc trưng của văn hoá Việt Nam được tổng hợp ở trên, có thể chỉ ra rất nhiều ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới VHDN, cả những ảnh hưởng tích cực đến những ảnh hưởng tiêu cực:

17 Đề tài SVNCKH

Những ảnh hưởng cần khuyến khích

Đề cao lòng tự trọng và danh dự trong công việc. Cũng như nhiều dân tộc phương Đông, người Việt Nam rất đề cao tính chính trực và đạo đức trong công việc. Họ có thể hy sinh những khoản lợi nhuận lớn để bảo vệ uy tín cho mình. Trong doanh nghiệp, những người có đạo đức thường được kính trọng hơn cả những người có quyền lực. Những tư tưởng thực dụng, thiếu đạo đức trong kinh doanh vì thế mà rất bị lên án.

Một nét đặc trưng khác đó là tinh thần tập thể, tương thân tương ái giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Người Việt Nam đề cao sức mạnh tập thể và hoà khí. Những mâu thuẫn vì thế thường được giải quyết bằng hoà giải. Các doanh nghiệp Việt Nam rất kỵ chuyện kiện tụng, họ chỉ nhờ tới toà án trong những trường hợp thật cần thiết.

Trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Tuy hiện nay, hoạt động xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa mạnh do thiếu vốn và nhân lực. Nhưng bản chất của các thành viên trong doanh nghiệp là rất quan tâm gắn bó với cộng đồng. Vấn đề bây giờ chỉ là khả năng thực hiện các hoạt động đó mà thôi.

Những ảnh hưởng cần hạn chế

Sự thiếu mình bạch giữa tình cảm và công việc. Do rất tôn trọng vấn đề tình cảm và hoà khí trong công việc, người Việt Nam thường không có sự rõ ràng giữa công và tư, giữa công việc và đời sống tình cảm, gia đình hay các quan hệ cá nhân của mình. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tập được thói quen thẳng thắn phê bình, góp ý với người khác do lo ngại các mâu thuẫn và xung đột. Việc thăng cấp và phân công công việc do đó cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố tình cảm và quan hệ ngoài công việc.

Sự thiếu quyết đoán và chủ động trong công việc. Người Việt Nam khá cầu toàn. Họ không quyết đoán khi đưa ra quyết định và không thích quyết định một mình, do đó mà dễ bỏ lỡ thời cơ. Cũng như vậy, các thành viên trong doanh nghiệp thường thiếu sự chủ động trong công việc, thích làm những công việc được giao hơn là tự mình sáng tạo.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí