Hoạt Động Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


2.3 Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1 Quy mô ngành ngân hàng

Quá trình chuyển đổi của hệ thống các ngân hàng Việt Nam thực hiện từ năm 1990 khi Chính phủ ban hành Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính và Pháp lệnh NHNN vào tháng 5/1990. Đây có thể xem như thời điểm thực hiện định hướng kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng hai cấp (ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại) được triển khai từ đó và được ghi nhận tiếp trong Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998. Các Luật này đã góp phần tạo khung pháp lý giúp hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới và phát triển ổn định.

Về cơ bản, Việt Nam cho phép sự tham gia của mọi loại hình kinh tế tham gia vào hệ thống tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống TCTD được chia thành hai khu vực gồm NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó:

- Khu vực NHTM bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước, các NHTM cổ phần, các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

- Khu vực TCTD phi ngân hàng bao gồm các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Từ năm 1999, Chính phủ đã triển khai đề án chấn chỉnh và sắp xếp lại NHTM29. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2006 đã có một số NHTM cổ phần nông thôn thực hiện tái cấu trúc và chuyển thành NHTM cổ phần đô thị. So với tổng số 20 NHTM cổ phần nông thôn thời kỳ 1990 đến năm 1996, đến cuối năm 2006 chỉ còn 7 NHTM cổ phần nông thôn đang hoạt động bình thường.

Giai đoạn từ 2006 đến nay hệ thống TCTD có nhiều thay đổi đáng kể, xuất hiện làn sóng các tổ chức tài chính nước ngoài hoặc các công ty lơn của nhà nước, doanh


29Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999


nghiệp trong nước đầu tư vốn vào các NHTM cổ phần. VCA (2010) cho biết đến năm 2008, hệ thống các TCTD Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có 10 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân. Cuối năm 2011, với chủ trương tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM sáp nhập, hợp nhất hoặc mua bán theo nguyên tắc tự nguyện. Quá trình này giúp tăng quy mô và khả năng cạnh tranh của các NHTM. Đến năm 2013, chỉ còn 1 NHTM nhà nước. NHNN cũng bắt đầu giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank. Số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng lên mức 51 đơn vị.

140.00

120.00

100.00

80.00

60.00

40.00

20.00

0.00

DEPOSIT MONEY BANK ASSETS to GDP (%)

PRIVATE CREDIT BY DEPOSIT MONEY BANKS to GDP (%)

STOCK MARKET CAPITALIZATION to GDP (%)

Hình 2. 2 Quy mô ngành ngân hàng Việt Nam 1999-2011


1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nguồn: WB 201430


Ngoài số lượng ngân hàng, quy mô khu vực ngân hàng có thể được phản ảnh thông qua hệ số đo lường tài sản tiền gửi so với GDP (Deposit Money Bank Assets To GDP (%)) và tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân so với GDP (Private Credit By Deposit Money Banks to GDP (%)). Các chỉ tiêu này của Việt Nam đã có xu hướng tăng nhanh trong nhiều năm qua cho thấy quy mô khu vực ngân hàng này càng lớn hơn.



30http://econ.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/EXTRESEARCH/0,,contentMDK:20696167~pagePK:64214825~piPK:6 4214943~theSitePK:469382,00.html


Nếu đầu những năm 2000 tỷ số tài sản tiền gửi so với GDP vào khoảng 33% thì đến năm 2011 tỷ số này đã lên đến 116%. Cũng thời gian này, tỷ số tín dụng khu vực tư nhân so với GDP cũng tăng từ 23.4% lên 107% . Hình 2.2 mô tả xu hướng các chỉ tiêu quy mô ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1999-2011. Ngoài các chỉ số đo lường quy mô ngành ngân hàng, hình 1 còn biểu diễn chỉ tiêu vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP cùng thời kỳ (Stock Market Capitalization to GDP (%)). Mức độ vốn hòa thị trường chứng khoán của Việt Nam còn nhỏ bé chỉ khoảng 20% GDP những năm gần đây. Điều này hàm ý rằng nguồn vốn đầu tư tư nhân chủ yếu được tài trợ từ khu vực ngân hàng.


2.3.2 Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng

Để có thêm thông tin so sánh giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Luận án sử dụng thêm số liệu thống kê của WB để thảo luận trong phần này. Hiệu quả hoạt động được phân tích với các chỉ tiêu lãi cận biên, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Mức độ tập trung được đại diện bởi chỉ tiêu CRt (Concentration Ratio).

Theo thống kê của WB mức lãi cận biên trung bình các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011( hình 2.3 và 2.4), lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam nhỏ hơn so với trung bình các quốc qua khu vực Châu Á Thái Bình Dương31. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm, từ mức 2.89% năm 2008 đã tăng đến 3.98% năm 2011. Trong khi đó, ở một số quốc gia như Trung

Quốc, Thái Lan, Malaysia, Lào lãi cận biên có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Các xu hướng của lãi cận biên của các quốc gia khu vực Châu á Thái Bình Dương được thể hiện trong hình 2.3



31 Bao gồm các quốc gia Cambodia, China, Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Micronesia, Fed. Sts.. Mongolia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, St. Kitts and Nevis, Thailand, Vanuatu, Vietnam


Hình 2. 3 Lãi cận biên các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương


8.00

7.00

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

0.00

China

Indonesia

Malaysia

Philippines

Thailand Vietnam


Nguồn: Financial Development and Structure Dataset- WB.


Ngoài ra, hình 2.4 còn cho thấy một số chỉ tiêu tài chính khác cũng cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tốt hơn so với trung bình của khu vực như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn trung bình khu vực.

Tuy nhiên khi đánh mức độ rủi ro hệ thống ngân hàng qua chỉ tiêu Z-score32 có thể thấy mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng chưa tốt. Chỉ tiêu Z-score đo lường khả năng kiệt quệ tài chính của ngành ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì mức độ kiệt quệ càng cao. Z-score của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước năm 2007 dao động trong khoảng 5.3-14.1%, khoảng dao động này thấp hơn mức trung bình của khu vực ngân hàng các quốc gia Châu á (trong mẫu quan sát). Chỉ số này đã được cải thiện sau năm 2007, giai đoạn 2008-2011 Z-score do động trong khoảng 18- 21%, và cao hơn so với trung bình của các quốc gia Châu á cùng thời kỳ. Nếu quan sát cả giai đoạn 1999-2011 thì biến động Z-score của Việt Nam lớn hơn so với trung bình của các quốc gia Châu á.


32 Z-score =(௞ାఓ) với k là vốn bình quân và μ là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, δ là độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi

trên tài sản. Chỉ tiêu này càng lớn hàm ý mức độ bất ổn lớn hơn


Như vậy, tuy các chỉ số sinh lợi của hệ thống ngân hàng Việt Nam tốt hơn nhưng

khả năng bất ổn cũng cao hơn.

Hình 2. 4 Tỷ suất sinh lợi và rủi ro hệ thống ngân hàng Việt Nam và trung bình các quốc gia Châu Á


25.00
















20.00

NET INTEREST MARGIN (%)_VN

15.00

NET INTEREST MARGIN

10.00

5.00

(%)_Asia

BANK Z-SCORE_VN

0.00

BANK Z-SCORE_Asia

20.00














2.00


10.00

0.00

-10.00

-20.00

-30.00

-40.00

-50.00


1


2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12


13

1.50

1.00

0.50

0.00

-0.50

-1.00

-1.50

-2.00

-2.50


BANK ROA_VN

BANK ROA_Asia BANK ROE_VN

BANK ROE_Asia

-60.00














-3.00


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại - 10

Nguồn: Financial Development and Structure Dataset- WB. Chỉ số trung bình do tác giả tính và sử dụng

thang đo bên phải


2.3.3 Sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam

Có nhiều chỉ tiêu đo lường sức mạnh thị trường như chỉ số Lerner, chỉ số HHI, chỉ số CRt. Tuy nhiên chỉ số CRt là chỉ số được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và cũng được các cơ quan quản lý nhà nước thiết lập để đánh giá sức mạnh thị trường của các tổ chức kinh tế. Mức độ tập trung của một ngành là một chỉ số xác định quy mô tương đối của các doanh nghiệp trong quan hệ với toàn bộ các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (VCA 2010). Các chỉ số này cũng có thể giúp xác định dạng thị


trường của ngành là độc quyền hay cạnh tranh. Các chỉ số tập trung thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung mức 3 hoặc 5 doanh nghiệp (CR3 và CR5). Các chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ tập trung càng cao.

CRt được tính như sau:


࡯ࡾ࢚ = ෍ ࡿܑ

࢏ୀ૚


Trong đó si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành; n = 3 hoặc 5 tùy trường hợp cần xác định CR3 hay CR5. Ví dụ, CR5 = 70% hàm ý rằng 5 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường đã chiếm tới 70% thị phần.

Sức mạnh thị trường là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nghiên cứu về đặc trưng ngành. Trong lĩnh vực ngân hàng, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số sức mạnh thị trường với lãi suất biên (Maudos và Fernández de Guevara, 2004; Maudos và Solisa, 2009; Kasman và các tác giả, 2010; Fungáŏcvá & Poghosyan, 2011). Mối quan hệ cùng chiều hàm ý rằng các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn có thể thiết lập khoảng rộng lãi suất cao hơn. Sander & Kleimeier (2004) cũng sử dụng hai chỉ tiêu này để xác định yếu tố cạnh tranh tác động đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Các tác giả cho rằng mức độ tập trung kinh tế trên thị trường cao hơn và cạnh tranh thấp hơn sẽ dẫn đến sự dẫn truyền nhanh hơn và mạnh hơn. Allen & Gale (2004) nghiên cứu trong điều kiện cạnh tranh Cournot, trong giả định này các ngân hàng được chọn khối lượng tiền gửi mà họ muốn, kết quả cho thấy có nhiều ngân hàng hơn sẽ dẫn đến xu hướng gia tăng mức cân bằng lãi suất tiền gửi và cạnh tranh nhiều hơn giữa các ngân hàng làm cho lãi suất người đi vay phải trả giảm xuống. Theo Mojon (2000), cạnh tranh có tác động đáng kể đến sự dẫn truyền của lãi suất huy động. Lãi suất ngân hàng trong thị trường cạnh tranh hơn, phản ứng mạnh và nhanh hơn với sự thay đổi lãi suất thị trường. Do vậy tăng tính cạnh tranh để sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Thị trường ngân hàng cạnh tranh hơn dẫn tới kỳ vọng lãi suất cho vay ngân hàng giảm, điều này làm tăng phúc lợi cho cá nhân và doanh nghiệp.


Tiêu chí xác định mức độ cạnh tranh ở Việt Nam được quy định chi tiết trong Luật Cạnh Tranh. Theo luật này “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”33. VAC (2010) Agribank là ngân hàng có vị trí thống lĩnh thị trường với thị phần là 37,40%, 31,80% vào các năm 2006 và 2007. Tuy nhiên đến năm 2008 thị phần của ngân hàng này đã giảm xuống mức 24,62%. Ở mức này Agribank không còn giữ vị trí thống lĩnh thị trường.

Ngân hàng có vị trí độc quyền, “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan”. Với quy định nêu trên thì trong ngành ngân hàng chưa xác định được ngân hàng có vị trí độc quyền.

“Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cũng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan”


Chỉ tiêu

Tổng thị phần kết hợp (%)

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

CR2

49.49

42.71

34.26

47.47

38.32

32.92

43.28

28.68

30.54

CR3

60.85

52.86

43.2

53.75

48.7

42.92

54.83

40.43

40.58

CR4

72.09

62.14

49.37

62.01

56.4

50.77

61.16

48.18

47.32

CR5

74.65

65.74

54.91

67.29

61.58

56.33

65.45

52.79

52.78

Bảng 2. 2 Tỷ lệ tập trung CRt qua các năm tính theo thu nhập


Nguồn: VAC (2010) các năm 2006-2008. Các năm 2009-2015 tác giả tính toán dựa vào số liệu báo cáo thu nhập của các ngân hàng thương mại. Các khoản thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng và chứng khoán được thu thập theo chỉ tiêu lãi gộp. Các chỉ tiêu này trên báo cáo thu nhập chỉ cung cấp lãi lỗ gộp.


33 Khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh, ngày 03/12/2004


Số liệu của bảng 2.2 và 2.3 trình bày tổng thị phần kết hợp và giá trị tài sản của các ngân hàng34 trong qua các năm cho thấy mặc dù tổng thị phần kết hợp của 2 ngân hàng, 3 ngân hàng và 4 ngân hàng tương đối cao, tuy nhiên nhóm ngân hàng trên không có vị trí thống lĩnh trên thị trường theo quy định của Luật Cạnh tranh


Bảng 2. 3 Tỷ lệ tập trung CRt qua các năm tính theo tổng tài sản



2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

CR2

32.04

28.39

25.26

13.77

46.55

26.81

30.45

CR3

43.04

37.72

35.51

24.77

54.87

38.35

43.84

CR4

52.62

26.47

23.58

10.18

45.02

48.23

49.46

CR5

61.10

32.99

29.32

18.93

48.11

52.04

54.12

Nguồn: Tác giả tính toán dựa vào số liệu báo cáo thu nhập của các ngân hàng thương mại.


2.3.4 Hoạt động kinh doanh phi truyền thống trong hệ thống NHTM VN

Các hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động huy động và cho vay của các NHTM thường được xem là các hoạt động kinh doanh phi truyền thống (Maudos & Solísa, 2009; Maudos & Fernandez de Guevara, 2004; Nguyen, 2012). Ở Việt Nam những hoạt động kinh doanh phi truyền thống rất phổ biến ở các NHTM. Điển hình của các hoạt động này là kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, kinh doanh ngoại hối hay kinh doanh vàng, các loại phí giao dịch,... Nguyen (2012) cho rằng tăng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống đã làm suy giảm lợi thế mà các ngân hàng có được từ nguồn vốn huy động và làm yếu vị thế của các ngân hàng trên thị trường tín dụng. Điều này hàm ý rằng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vốn khiến các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để có thêm khách hàng. Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất cho vay giảm trực tiếp làm giảm lãi cận biên. Để thu nhập ít bị ảnh hưởng do cạnh tranh, các ngân hàng cố gắng bù đắp mức suy giảm của lãi cận biên bằng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống. Do vậy, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh phi truyền thống và lãi cận biên có vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Maudos & Fernández



34Theo Điều 12 Nghị định 116/2005/NĐ-CP doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng được tính bằng các khoản “thu nhập tiền lãi; thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; thu nhập khác”.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí