hướng tìm kiếm giá trị của mẫu hình nhân cách đế sư trong tương tác với mẫu hình nhân cách hoàng đế là việc làm cần thiết.
a. Nhân cách hoàng đế và sự tìm kiếm thể hiện bản ngã trong lịch sử
Mẫu hình nhân cách hoàng đế và sự tìm kiếm giá trị thể hiện bản ngã trong lịch sử triết học và văn học khu vực Đông Á đã được ông Trần Ngọc Vương khái quát hết sức đặc sắc. Liên quan đến định hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi xin lược những nội dung quan trọng có liên quan đến mạch triển khai của luận án.
Mẫu hình nhân cách hoàng đế là mẫu hình nhân cách đặc biệt trong lịch sử, chi phối đối với cả thần và người khi quyền lực ở vị trí tối thượng. Đây là vị trí duy nhất được phép lộng hành mà trên thực tế không bị trừng phạt. Đồng thời đây cũng là trục nhân vật trung tâm, các loại hình nhân cách khác phải quay quanh trục nhân vật này. Từ vị trí đặc biệt như vậy và sự chi phối như vậy đối với các loại hình nhân cách khác nên định hướng quy chiếu khẳng định giá trị bản ngã của các loại hình nhân cách khác trong khu vực hình dung và khẳng định mình theo hướng hướng thượng, biệt lập [211, tr. 65 - 66].
b. Định hướng tìm kiếm thể hiện bản ngã nhân vật đế sư.
Nhân vật đế sư trong tiến trình hình thành nhân cách và thể hiện bản ngã không phải là một ngoại lệ, tức vẫn nằm trong sự chi phối của loại hình nhân cách đặc biệt này. Sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế đối với nhân vật đế sư dần hình thành hai định hướng trái chiều nhưng tương tác với nhau: Một là, nhân vật đế sư nằm trong sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế; hai là, trong nỗ lực của mình, vươn lên cao hơn trong quy chiếu với mẫu hình nhân cách hoàng đế.
Sự chi phối của nhân cách hoàng đế với đế sư thể hiện trên những bình diện cụ thể sau: Trước hết, những đế sư lừng danh nhất đều phải chờ đợi và tìm kiếm minh chủ để qua đó hiện thực hoá phẩm chất cá nhân mình trong lịch sử. Như vậy, về mô thức tư duy và cách làm, nhiều nghìn năm trong lịch sử, chưa có một đế sư nào nghĩ khác. Điều này là minh chứng lâu bền và sống động bậc nhất cho quyền uy và sự chi phối của mẫu hình nhân cách hoàng đế đối với tất cả những mẫu hình nhân cách khác mang khát vọng tìm kiếm thể hiện bản ngã, trong đó có nhân vật đế sư. Mặt khác, tuy không có những cách nghĩ khác trong tìm kiếm khát vọng thể hiện
bản ngã, nhưng trong những con người ưu tú này dần hình thành một lối quy chiếu cao hơn ngôi đế vị. Trên lý thuyết và trong thực tế, ngôi đế vị luôn giữ vị trí tối thượng và quyền uy bậc nhất. Không xâm phạm và tiếm vượt là phương châm hành xử của tất cả đế sư lừng danh nhất. Nhưng trong thực tiễn và trong khát vọng của những nhân vật ưu tú này, bài toán đặt ra sao cho không xâm phạm và không tiếm vượt ngôi đế vị nhưng cần phải có ngôi vị cao hơn ngôi đế vị mới thoả mãn được khát vọng và tài năng của mình. Ngôi vị đế sư/ đế vương sư/ đế giả sư… được hình thành từ cội nguồn thực tế và khát vọng tâm lý này. Xét về từ nguyên, đế sư có nghĩa là thầy vua chúa, bậc thầy về trí tuệ, tài năng, công lao và vai trò đối với triều đại. Xét về bản chất khát vọng trong tâm thức nhà nho, nó là ngôi vị cao hơn ngôi vị hoàng đế về tầm vóc. Như vậy, trong tâm thức đế sư, ngôi đế vị vẫn là ngôi vị cần được tôn trọng và bất khả tư nghị. Tuy nhiên, cũng trong tâm thức của họ, ngôi đế vị không hoàn toàn là ngôi vị tối thượng, nó là điểm tựa cần thiết, là điểm quy chiếu quan trọng định vị ngôi vị cao hơn, ngôi đế sư.
Bản chất của lối nghĩ và phương thức quy chiếu này suy cho cùng bắt nguồn từ gốc nguồn văn hoá Nho gia của đế sư và sự chi phối của nhân cách hoàng đế. Sự tôn thờ và trung thành với minh chủ mình đã thờ là cội nguồn những ứng xử không được phép tiếm vượt hoặc làm phản trong bất kỳ đế sư nào. Mặt khác, sự chi phối của nhân cách hoàng đế và những hệ quả của sự tiếm vượt hoặc làm phản sẽ mang lại hệ quả nghiêm trọng. Từ sự chi phối này, xuất hiện một tâm thức đặc biệt. Khát vọng vượt thoát ra khỏi sự chi phối này. Vượt thoát nhưng không tiếm vượt là phương châm quan trọng. Vượt lên trên, cao hơn ngôi đế vị nhưng không vi phạm ngôi đế vị là khát vọng sâu thẳm trong tâm thức nhiều đế sư lừng danh. Từ khát vọng và mâu thuẫn đặc biệt trong tâm thức này, chỉ xuất hiện ở một số ít đế sư, hình thành nên một định hướng giá trị và quy chiếu mang tính hướng thượng và khẳng định đẳng cấp: ngôi vị đế sư. Ngôi vị đế sư, danh xưng đế sư/ đế giả sư/ đế vương sư… từ rất sớm là ảnh xạ của tâm thức đặc biệt này. Tâm thức này đã được đế sư lừng danh Trương Lương phát biểu trực tiếp với Hán Cao Tổ: “Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng,
đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương1, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc”. [157, tr. 299].
Có thể bạn quan tâm!
- Những Cơ Sở Về Chính Trị, Tư Tưởng, Xã Hội Xuất Hiện Nhân Vật Đế Sư
- Quy Luật “Thịnh Suy Đắp Đổi” Và Sự Hình Thành Những Định Hướng Lựa Chọn
- Đây Là Loại Hình Nhân Cách Văn Hoá Hy Hữu Trong Lịch Sử, Họ Là Những Công Thần Số Một Của Triều Đại Mới, Cùng Với Anh Hùng Sáng Nghiệp Kết
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 9
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 10
- Trương Lương - Hình mẫu của tiểu loại nhân vật đế sư trong trước tác các tác giả nhà nho Khảo sát nguồn tư liệu Trung Quốc và Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
1.3.4. Cấu trúc tư tưởng nhân vật đế sư
Mỗi hệ tư tưởng trong truyền thống văn hoá Trung Hoa đều xây dựng và hiện thực hoá được những hình mẫu nhân cách tiêu biểu. Hệ tư tưởng Nho gia, mẫu hình tiêu biểu là nhà nho. Hệ giá trị Đạo gia, mẫu hình điển hình là ẩn sĩ. Hệ tư tưởng Mặc gia, mẫu hình tiêu biểu là những hiệp sĩ…Vậy, mẫu hình đế sư được cấu trúc bởi những hệ giá trị nào?
Như trên luận án đã chỉ ra và chứng minh rằng, cội nguồn văn hoá của mẫu hình đế sư có nguồn gốc từ văn hoá Nho gia. Nhưng cần phải nói ngay, đế sư tuy có cội nguồn từ văn hoá nhà nho nhưng không thể xếp đế sư là những nhà nho bình thường. Phần Nho rất sâu và rất đậm, chi phối mang tính nền tảng đối với đế sư. Tuy nhiên, nhìn từ phong cách đế sư, những Trương Lương, Khổng Minh… nổi bật hơn với phong thái đa diện, nét nhân đức không nổi bật bằng khát vọng sục sôi, quyền trí và cùng với đó còn rất nổi bật nét thong dong, ẩn hiện gần với phong thái của nhóm Đạo gia. Do vậy, chỉ có thể đi sâu vào cấu trúc tư tưởng của những đế sư lớn nhất đặng chỉ ra cội nguồn đặc trưng phong cách đế sư.
Mẫu hình đế sư có cội nguồn từ văn hoá nhà nho. Cội nguồn văn hoá này chi phối về cơ bản hành trạng và những ứng xử lớn của đế sư. Như vậy, có thể khẳng định, trục tư tưởng lòi đóng vai trò nền tảng là trục Nho gia. Tuy nhiên, cần phải nhìn sâu hơn là, tuy trục Nho đóng vai trò nền tảng trong cấu trúc nhưng không đóng vai trò quyết định trong những thắng lợi trên chiến trường và trong thực tiễn chiến đấu. Để giành thắng lợi trong chiến trận, họ cần huy động và vận dụng sáng tạo nhiều nguồn tri thức khác nhau. Mưu cơ và quyền trí của những hệ giá trị Pháp gia, Mặc gia, Phong thuỷ, Binh gia, Thuyết khách, Mặc gia... đều được huy động. Những thắng lợi trong chiến đấu và để lại ấn tượng đều được đế sư huy động từ những tri thức khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể. Chính nhờ tài thuyết khách
1 Nguyên bản là đế giả sư.
nên Khổng Minh mới có thể liên minh với Đông Ngô đánh Tào Tháo ở trận Xích Bích nổi tiếng; chính khả năng dùng binh tài ba nên Khổng Minh bảy lần bắt và tha Mạnh Hoạch; nhờ kiến thức Phong thuỷ, Khổng Minh tính được sự xuất hiện của gió đông trong trận chiến Xích Bích lừng danh; chính tài thuyết khách của Trương Lương đã đưa Hàn Tín về với Lưu Bang; những tri thức về Binh gia và Phong thủy giúp Trương Lương nhìn ra Ba Thục là đất lý tưởng cho Lưu Bang tạo cơ sở dựng đại nghiệp… Những tri thức của hệ giá trị khác ngoài Nho được hình dung là viền, tức không đóng vai trò trục nền tảng. Nhưng tạo thành ấn tượng và kết thành phong cách đế sư lại được hình thành từ tri thức của những hệ giá trị ngoài Nho, thông qua những ví dụ cụ thể như vừa nêu.
Như vậy, phong thái đế sư không thuần nhất thuộc về phong thái của một mẫu hình như đã biết trong truyền thống. Trong các đế sư lớn nhất như Trương Lương, Khổng Minh… vừa nổi bật với phong thái của một nhà nho mẫu mực, vừa nổi bật với phong thái của một nhân vật Đạo gia - Lão Trang, vừa nổi bật với phong thái của một thuyết khách gia, đồng thời nổi bật với phong thái của một hiệp sĩ nhưng không tồn tại nét phong cách của nhân vật tráng mỹ, vò tướng. Trương Lương được hình dung như người con gái. Khổng Minh không hề biết vò nghệ. Những phong thái khác nhau có nguồn gốc từ những hệ tư tưởng khác nhau này kết thành phong cách đế sư. Có thể định danh là phong cách đa trị. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất trong phong cách đa trị đế sư là, ở phương diện nào, phong cách đế sư cũng vươn lên tới mức hình mẫu. Đó là phong cách đặc thù và đặc biệt chỉ xuất hiện ở những đế sư lớn bậc nhất. Điều này sẽ là cơ sở giải thích, những đế sư này trở thành đối tượng mang tính hình mẫu của cả Nho và Lão, hai hệ giá trị lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Rò ràng, nếu những con người này sinh ra và phát triển trong thời bình, hẳn cung đường đi sẽ là đi học, thi đỗ và làm quan hoặc vì lý do nào đó trở thành ẩn sĩ. Sinh ra và phát triển trong thời loạn, họ vẫn nuôi dưỡng và thực thi hệ giá trị Nho gia. Tuy nhiên do yêu cầu của thời loạn, họ buộc phải nghiền ngẫm sâu hơn nhiều hệ giá trị buộc phải có trong thực tiễn chiến tranh ở Trung Hoa cổ đại, như Binh pháp, Thuật thế Pháp gia, Phong thuỷ, Âm dương, thuyết khách… Đi sâu hơn có thể đặt ra một câu hỏi là, họ thu nạp những phương diện nào của những hệ phái này?
Để trả lời câu hỏi này, cần trở lại một điểm hết sức quan trọng trong đặc tính chiến tranh trong thời loạn của Trung Hoa cổ đại. Triết gia đương đại Pháp, Francois Jullien, nghiên cứu và chỉ ra rằng, đặc tính nổi bật của chiến tranh ở Trung Hoa cổ đại là không tiêu diệt triệt để đối tượng tham chiến, mà chỉ tìm cách phủ dụ hoặc dùng mưu trí giành chiến thắng, nếu không được mới dùng đến quân sự [54, tr. 36 - 37], khi chiến thắng rồi cũng không tàn sát kẻ thất bại mà phủ dụ và cho họ trở thành kẻ dưới trướng mình. Điều này có nghĩa, cốt lòi trong chiến tranh giữa các phe phái không phải là triệt tiêu đối thủ tận gốc rễ mà là tìm cách giành chiến thắng. Đế sư với tư cách là bộ não chiến tranh, trong các hoạch định của mình chỉ tìm cách chiến thắng và thu phục đối phương. Nét trí mưu nổi bật trong tất cả những cuộc chiến tranh thời loạn, do vậy không phải ngẫu nhiên mà điển tích Khổng Minh dùng thuyền cỏ mượn tên hết sức mưu trí nhất mực được ngợi ca. Do vậy, những đế sư lớn chỉ mượn những phương diện trí mưu trong những học phái nói trên.
Trong cấu trúc tư tưởng đế sư, hệ giá trị Nho gia đóng vai trò nền tảng, chi phối xuyên suốt hành trạng và sự nghiệp đế sư. Một nhận xét chung là, những hệ giá trị như: Lão Trang, Pháp gia, Binh gia, Phong thuỷ… châu tuần quanh trục lòi Nho gia. Quy tắc của sự châu tuần này được hình dung là: những hệ giá trị ngoài Nho sẽ như những biện pháp giúp đỡ hiện thực hoá khát vọng và nhiệm vụ định hướng từ hệ giá trị Nho gia.
Sự tương tác đáng lưu ý nhất là sự tương tác giữa Nho và Lão ở thời điểm đặc biệt, khi mà đại nghiệp đã thành công, đế vị đã được lập, những nguy cơ của sự đe doạ tới tính mạng của đế sư ngày càng rò ràng hơn. Tại thời điểm này, sự tương tác giữa Nho và Lão hết sức có ý nghĩa. Từ trường hợp Phạm Lãi và Trương Lương, thậm chí cả Nguyễn Trãi sẽ soi tỏ điều này. Với tư cách là hệ giá trị nền tảng, Nho chi phối xuyên suốt. Cốt lòi của tính chất Nho là sự trung thành với chủ mình đã thờ. Đây là thời điểm có nhiều phản tư theo lối Nho đối với sự trung thành này. Tại thời điểm này, Lão Trang với tư cách là một học thuyết không vì ngôi đế vị mà vì nhân vị được huy động trong sự tương tác với Nho gia. Tuy nhiều đế sư lớn như Phạm Lãi, Trương Lương bỏ minh chủ mình ra đi nhưng không phản bội lại minh chủ của mình, để bảo toàn tính mạng, họ chỉ bỏ ra đi, chứ không tồn tại trong họ
hành động làm phản. Tu tiên, một định hướng lựa chọn trong Đạo gia được họ lựa chọn. Việc đi tu tiên tuy từ bỏ minh chủ nhưng không đi ngược lại với hệ giá trị Nho gia. Đi tu tiên theo định hướng Lão Trang thực chất là tìm kiếm một sự bảo thân. Đây là cái mà chúng tôi gọi là phản tư theo lối Nho.
Trên cơ sở những phân tích về đặc thù chính trị, hệ tư tưởng và quy luật thịnh suy trong lịch sử Trung Hoa tác động đến sự phân hóa, dần hình thành những định hướng lựa chọn, kết thành những mẫu hình nhân cách như ở trong phần trên, ở phần này, trên cơ sở định hướng tìm kiếm như vậy, dòi cái nhìn theo cả hai trục lịch đại và đồng đại, ở cả Trung Hoa và Việt Nam, từ đó phác thảo ra một mạch gồm những nhân vật tiểu biểu mà theo hình dung của những tiêu chí lý thuyết của loại hình học là những nhận vật thuộc nhóm loại hình nhân vật đế sư. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi sâu truy vấn đền cội nguồn văn hóa, đặc điểm loại hình và cấu trúc tư tưởng của loại hình nhân vật này. Thao tác này là cơ sở để chỉ ra kiểu loại nhân vật đế sư là một loại hình nhân cách văn hóa đặc sắc, khác biệt hình thành trong tiến trình lịch sử dài lâu ở cả Trung Hoa và Việt Nam. Nếu như chương 1 là những cơ sở về chính trị, tư tưởng và thời đại cho sự phân hóa và hình thành mẫu người thì chương 2, chúng tôi tiến thêm một bước minh bạch hóa và tiến đến xác lập, gọi ra những tiêu chí và đặc sắc của kiểu người này.
Chương 2
Trương Lương
Từ nhân vật lịch sử đến hình tượng văn học
Giới sử học xem Sử ký của Tư Mã Thiên là tư liệu sử tối quan trọng từ Hán trở về thời thượng cổ và đánh giá rất cao tư tưởng sử của Tư Mã Thiên. Giới nghiên cứu văn học đánh giá Sử ký như là kiệt tác trong lịch sử văn chương Trung Hoa. Vì vậy, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của mình mà người nghiên cứu có thể khai thác “cái gì” trong Sử ký. Hiểu như vậy, Trương Lương trong Sử ký mang chứa nhiều giá trị. Từ góc độ tư liệu lịch sử, người nghiên cứu có thể khai thác những chi tiết, những sự kiện về Trương Lương với tư cách là một nhân vật cuối Tần đầu Hán. Từ góc độ tư tưởng sử và ý đồ của Tư Mã Thiên, người viết có thể khai thác dụng ý Tư Mã Thiên gửi gắm vào nhân vật Trương Lương. Từ góc độ văn học, có thể xem Trương Lương trong Sử ký là hình tượng văn học về Trương Lương đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Hoa. Với cả ba tư cách này, Trương Lương là phức hợp của những giá trị mang mẫu gốc: mẫu gốc tư liệu, mẫu gốc tư tưởng và mẫu gốc hình tượng văn học.
2.1. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp Trương Lương
Trương Lương (? - 189), tự là Tử Phòng, người nước Hàn. Tổ tiên Trương Lương năm đời là Tướng quốc nước Hàn. Hàn bị Tần tiêu diệt, Trương Lương bán gia sản, thuê thích khách mưu sát Tần Thủy Hoàng. Sự việc bất thành, Trương Lương lẩn trốn ở Hạ Bì. Một hôm thơ thẩn ở cầu Dĩ, gặp “Di thượng lão nhân” (ông già ngôi trên cầu) tặng sách Thái Công binh pháp và dặn rằng, đọc sách này sẽ “làm thầy bậc vương giả”.
Sau hơn mười năm nghiền ngẫm binh thư, Trương Lương tìm kiếm minh chủ Lưu Bang, giúp ông này diệt Tần, diệt Hạng, kiến lập và giữ vững Hán thất. Khi mọi việc hoàn thành, ân Hán nợ Hàn đã vẹn, ông đi theo lời dặn của ông lão tặng sách, tìm đến châu núi Cốc Thành, tu tiên theo Xích Tùng Tử.
Nhận xét về Trương Lương, Hán Cao Tổ nói: “Bày mưu kế ở trong màn trướng, quyết định sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm, ta không bằng Tử Phòng.”
Sử gia Tư Mã Thiên bình: “Tôi cho ông ta phải là người khôi ngô, lạ lùng lắm! Đến khi nhìn tranh, thấy ông ta mặt mũi như một người con gái đẹp! Khổng Tử nói, “Xét người bằng nét mặt thì sẽ lầm Tử Vũ” (Tử Vũ học trò Khổng Tử, dáng người xấu xí nhưng hiền đức). Lưu Hầu cũng thế.”
Lịch sử đánh giá ông là nhất kiệt trong “Tam kiệt” (phi tam kiết tất vô Hán thất, nghĩa là, không có tam kiệt thì không có nhà Hán).
2.2. Diễn hóa Trương Lương nhìn từ hình tượng văn học
2.2.1. Nhìn từ Trung Quốc
Bằng những tư liệu hiện có, chủ yếu là những trước tác thi ca, từ, phú… quy tụ tập trung ở hai thời đại Đường – Tống, cho phép khẳng định có một kiểu hình tượng đế sư Trương Lương trong văn học Trung Quốc. Quy tụ quanh kiểu hình tượng đế sư là những kiểu tác giả, kiểu đánh giá và kiến tạo nên một kiểu giá trị thẩm mỹ.
Trước hết, dễ nhận thấy nhất là sức hút của nhân vật lịch sử lừng danh Trương Lương trải dài xuyên suốt lịch sử văn hóa Trung Hoa và hấp dẫn đa số những nhà nho có sáng tác thi ca1. Nổi bật là, những nhân vật quan tâm sâu sắc, say mê và dành cho Trương Lương sự quan tâm đặc biệt nhất thuộc về những thi nhân, những nhà văn hóa và những nhà hoạt động chính trị hàng đầu của Trung Hoa. Những gương mặt văn hóa tiêu biểu nhất, những gương mặt góp phần hình thành
phong cách thi ca và văn hóa Đường, Tống đều dành một sự quan tâm đặc biệt cho Trương Lương. Thời Đường, từ những thi thánh, thi Phật, đặc biệt là thi Tiên Lý Bạch, đầy ắp những bài thơ dành cho Trương Lương. Ngoài ra còn có những Nguyên Chẩn, Vương Duy, Lưu Trường Khánh… cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho Trương Lương2. Sang thời Tống, những thi nhân chính trị gia lừng danh như: Vương An Thạch, Lục Du, Tô Thức, Tô Tuân… đều dành cho Trương Lương một
sự quan tâm đặc biệt… Như vậy, Trương Lương là đối tượng hấp dẫn nhiều thi nhân ở Trung Hoa nhưng quan tâm sâu và say mê hơn cả với Trương Lương là
1 Xin xem thêm phụ lục luận án này.
2 Xin xem thêm phụ lục luận án này.