Bất Quả Thanh (Tiếng Không Thành):


+ Nguyên văn: 釋藏舍利,儒言精氣爲物是也.釋放相光,神氣風霆是也.精屬水屬血,神屬火屬氣.釋氏戒色,儒者遠色,所以保重精神.其沒也爲之陵塔寺廟,亦以萃聚精神.[tr.335]

Phiên âm: Thích tàng xá lỵ, nho tín tinh khí vi vật thị dã. Thích phóng tương quang, nho ngôn “Thần khí phong đình” thị dã. Tinh thuộc thuỷ thuộc huyết, thần thuộc hoả thuộc khí. Thích thị giới sắc, nho giả viễn sắc, sở dĩ bảo trọng tinh thần. Kỳ một dã vi chi lăng tháp tự miếu, diệc dĩ tuỵ tụ tinh thần. [tr.337]

Ở đây, chữ (ngôn) phiên âm nhầm thành chữ “tín” [tr.337]

Bản dịch 1: Phật cất giấu xá lợi (xương cốt người chết), Nho nói: “tinh khí tạo ra vật” cũng là thế. Phật “phóng hào quang” Nho nói “thần khí sấm gió” cũng là thế. Tinh thuộc thuỷ thuộc huyết, thần thuộc hoả thuộc khí. Thích giới sắc, Nho viễn sắc, đều là để bảo trọng tinh thần. Khi chết thì làm lăng, tháp, chùa, miếu, cũng là để tụ lại tinh thần. [tr.340]

Bản dịch 2: Đạo Phật [có cái lệ] cất giấu xá lợi (xương cốt người chết); đạo Nho nói: “Tinh khí cấu tạo ra vật” cũng là thế. Đạo Phật nói “phóng hào quang”; đạo Nho nói “thần khí sấm gió” cũng là thế. Tinh thuộc thuỷ, Nho xa sắc, đều là để bảo trọng tinh thần. Khi chết thì làm lăng, tháp, chùa, miếu, cũng là để nhóm họp tinh thần. [tr.206]

Chúng tôi dịch là: Đạo Phật lưu giữ Xá Lợi, Nho nói: “tinh khí tạo ra vật” cũng như vậy. Phật nói “phóng hào quang”, Nho nói “thần khí sấm gió” cũng như vậy. “Tinh” thuộc về nước, thuộc về máu; “thần” thuộc về lửa, thuộc về khí. Phật giữ giới “sắc”, Nho xa rời “sắc”, đều là để bảo trọng tinh thần. Khi chết, thì xây lăng, tháp, chùa, miếu, cũng là để tinh thần tụ lại.

Bản dịch 1, nhiều chỗ còn giữ nguyên phiên âm Hán Việt không dịch; còn bản

dịch 2, thì dịch thiếu cả đoạn: 屬血,神屬火屬氣.釋氏戒色 (thuộc huyết, thần thuộc hoả thuộc khí. Thích thị giới sắc). [xem tr.206]

Chương 20. Bất quả thanh (Tiếng không thành):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

+ Nguyên văn: 聖賢何地不生?清華之秀天之所珍.幽深之秀天之所藏.堯舜禹湯文武周公孔子得其清華之秀而生.諸佛菩薩起於極西,遼金元之祖起於極東極北,亦皆爲繼天立極之君,乃幽深之秀之所生也. [tr.342-343]

Phiên âm: Thánh hiền hà đại bất sinh? Thanh hoa chi tú thiên chi sở trân. U thâm chi tú thiên chi sở tàng. Nghiêu Thuấn Vũ Thang Văn Vũ Chu Công Khổng Tử đắc kỳ thanh hoa chi tú nhi sinh. Chư Phật Bồ tát khởi ư cực Tây, Liêu Kim Nguyên

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 9


chi tổ khởi ư cực Đông cực Bắc, diệc giai vi kế thiên lập cực chi quân, nãi u thâm chi tú chi sở sinh dã. [tr.347]

Bản dịch 1: Các bậc thánh hiền thì nơi nào mà chẳng có. Cái đẹp sáng trong là vật báu của trời, cái đẹp sâu kín là cái ẩn giấu của trời. Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn,Vũ, Chu Công, Khổng Tử tiếp được cái đẹp sáng trong mà sinh ra; chư Phật Bồ tát đứng lên ở cực tây, các vị tổ của Liêu, Kim, Nguyên đứng lên ở cực đông, cực bắc đều là những vị vua nối theo ý trời để dựng nghiệp, cũng là do cái đẹp sâu kín sinh ra vậy. [tr.350]

Bản dịch 2: Thánh hiền thì nơi nào mà chẳng sinh. Cái đẹp thanh hoa (trong sáng) trời lấy làm quý; cái đẹp u thâm (thầm kín) được trời cất giấu. Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn,Vũ, Chu Công, Khổng Tử tiếp được cái đẹp thanh hoa mà sinh; Chư Phật Bồ tát đứng lên ở Cực Tây, các vị tổ tiên của Liêu, Kim, Nguyên đứng lên ở Cực Đông, Cực Bắc đều là những vị vua kế thiên lập cực (nối trời dựng nghiệp), mà cũng là do cái đẹp u thâm mà sinh ra. [tr.208].

Chúng tôi cho rằng bản dịch 1, dịch rõ nghĩa và dễ hiểu hơn bản dịch 2.

+ Nguyên văn: 虫魚文字,侏 离言語天之大樸存焉,不可忽也. [tr.343]

Phiên âm: Trùng ngư văn tự, thù ly ngôn ngũ thiên chi Đại Phác tồn yên, bất khả hốt dã. [tr.347]

Ở đây, chữ 言語 (ngôn ngữ), đánh máy nhầm thành “ngôn ngũ”, thiếu dấu ư.

Bản dịch 1: Lối viết chữ như con xâu, con cá, lời nói ra thì líu lo, đó là sự tồn tại đại chất phác của trời, không phải hốt nhiên mà có. [tr.351] Chữ trùng (con sâu), đánh máy nhầm thành “con xâu”.

Bản dịch 2: Trong văn tự quăn queo, trong tiếng nói líu lường có cái Đại Phác của trời ở đó, chúng ta không thể xao nhãng. [tr.208]

Chúng tôi dịch là: Trong chữ viết ngoằn ngoèo, lời nói líu lo còn giữ lại cái “chất phác” của trời ở đó, [chúng ta] không thể xem thường.

Chương 21. Tàng thanh (Tiếng ẩn giấu):

+ Nguyên văn:百花瓣開於黎,萬樹甲折於昏,天地之善用陰也.悟道傳燈,知道嚮晦,神佛聖賢之善用陰也. [tr.355]

Phiên âm: Bách hoa biện khai ư lê, vạn thụ giáp chiết ư hôn, thiên địa chi thiện dụng âm dã. Ngộ đạo truyền đăng, tri đạo hưởng hối, Thần Phật Thánh hiền chi thiện dụng âm dã. [tr.359]


Bản dịch 1: Trăm hoa nở cánh khi tảng sáng, muôn cây nứt màng lúc chiều hôm, đó là cái khéo dụng âm của trời đất vậy. Ngộ đạo truyền đăng, biết đạo trong bóng tối, đó là cái khéo dụng âm của Thần Phật Thánh hiền vậy. [tr.362]

Bản dịch 2: Cảnh trăm hoa nở cánh khi tảng sáng, vẻ muôn cây nứt màng lúc chiều hôm, đó là trời đất khéo dùng âm. Ngộ đạo ở truyền đạo, biết đạo mà ở trong bóng tối, đó là Thần Phật Thánh hiền khéo dùng âm vậy. [tr.211]

Chúng tôi đồng ý với bản dịch 2, nhưng cụm từ 悟道傳燈,知道嚮晦 (Ngộ đạo

truyền đăng, tri đạo hưởng hối) nên dịch rõ nghĩa hơn là: [người] Giác ngộ truyền

đạo, [khi cần] phải biết ẩn mình.

Chương 22. Hưởng thanh (Tiếng vang):

Cả hai bản dịch đều giống nhau nên không so sánh ở đây.

Chương 23. Lưu động thanh (Tiếng lưu động):

+ Nguyên văn: 年有一年之輪廻,月有一月之輪廻,日有一日之輪廻. 輪故能廻.如儒循環一般,環乃可循,不環便不上. [tr.377]

Phiên âm: Niên hữu nhất niên chi luân hồi; nguyệt hữu nhất nguyệt chi luân hồi; nhật hữu nhất nhật chi luân hồi. Luân cố năng hồi. Như Nho tuần hoàn nhất ban. Hoàn nãi khả tuần, bất hoàn tiện tuần bất thượng. [tr.382]

Bản chữ Hán trong Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5 trang 377 chép nhầm

不 環 便 環 不 上 (Bất hoàn tiện hoàn bất thượng), chữ (tuần) mà in nhầm thành

chữ (hoàn). Phần chữ Hán của bản in lại trang 448 trong Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập 3, thì đúng. Phần phiên âm đoạn này ở trang 382 cũng thiếu mấy chữ là: “tuần, bất hoàn tiện tuần bất thượng.”

Bản dịch 1: Một năm có cái xoay vòng của một năm, một tháng có cái xoay vòng của một tháng, một ngày có cái xoay vòng của một ngày. Vì có cái bánh xe (luân) cho nên mới vòng (hồi), ví như sự quay vòng của nhà Nho, vì là cái cái vòng (hoàn) cho nên mới có thể ven theo vòng (tuần), không có cái vòng thì không thể ven theo vòng được. [tr.386]

Bản dịch 2: Một năm có cái luân hồi của một năm, một tháng có cái luân hồi của một tháng, một ngày có cái luân hồi của một ngày. Vì LUÂN (cái bánh xe) cho nên HỒI (xoay tròn), cũng như nhà Nho nói TUẦN HOÀN, vì HOÀN (cái vòng) cho nên TUẦN (ven theo), không phải cái vòng thì không xoay. [tr.217]

Chúng tôi cho rằng bản dịch 1, dịch rõ nghĩa hơn.


Ở trang 378, phần chữ Hán của bản dịch 1, cụm từ 西牛(Tây Ngưu Hoá Châu) lần thứ hai ghi nhầm thành 西牛(Tây Ngưu Hạ Châu), cả phần phiên âm

trang 383, cũng phiên âm là “Tây Ngưu Hạ Châu”, mà ở trên chúng tôi đã nêu.

Chương 24. Dư thanh (Tiếng thừa):

+ Nguyên văn: 沙彌自旦至晡,飽聽師言,耳鳴而去. [tr.393]

Phiên âm: Sa di tự đán chí bô, bão thính sư ngôn, nhĩ minh nhi khứ. [tr.396] Bản dịch 1: Sa di từ sớm đến trưa đã nghe no lời của thầy, ù tai mà đi. [tr.400] Bản dịch 2: Sa di từ sớm đến trưa đã nghe nói lời của thầy, ù tai mà đi. [tr.221] Chúng tôi dịch là: Sa di từ sớm đến trưa đã nghe hết lời của thầy, ù tai mà đi.

Vì cụm từ 飽 聽 師 言 bão thính sư ngôn, bản dịch 1, dịch là: nghe no lời của

thầy thì sát nghĩa, nhưng tiếng Việt không xuôi; bản dịch 2 dịch là: nghe nói lời của thầy thì không đúng nghĩa.

Tóm lại, cả bốn bản dịch của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh mà chúng tôi tham khảo đều là tâm huyết của các bậc túc Nho, Giáo sư, Tiến sĩ, học giả nổi tiếng uyên thâm như: Á Nam Trần Tuấn Khải, Cao Xuân Huy, Đỗ Thị Hảo, Hà Thúc Minh, Mai Quốc Liên, Lâm Giang, Trần Lê Sáng, Mai Hồng…

Chúng tôi là hàng hậu học, không dám phê bình các bậc tiền bối, nhưng do sau khi đọc cả trăm lần nguyên tác và các bản dịch nghĩa của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanhthì thấy có rất nhiều chỗ còn lờ mờ, khó hiểu. Khi đối chiếu với nguyên tác chữ Hán; đối chiếu các bản dịch khác thì có sự khác nhau giữa các bản dịch. Chúng tôi nghĩ rằng, trừ bản dịch sớm nhất của Á Nam Trần Tuấn Khải do Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá của Sài Gòn xuất bản năm 1971 với nhan đề “Tam tổ hành trạng” là tương đối độc lập với các bản dịch khác. Còn ba bản dịch còn lại thì hoặc là do Cao Xuân Huy dịch, Hà Thúc Minh khảo luận, hoặc là kế thừa thành tựu bản dịch của Cao Xuân Huy rồi dịch lại.

Nhìn chung, bản dịch nghĩa của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, do Lâm Giang chủ biên thì có vẻ “Việt” hơn, tức là diễn đạt thuần Việt, dễ hiểu. Nhưng cũng vì thế mà có nhiều chỗ lại xa rời nguyên văn, tức là dịch chưa chính xác với nghĩa của nguyên tác. Trong khi đó, bản dịch của Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, do bám sát nguyên văn, nhiều chỗ để nguyên phiên âm Hán Việt mà không dịch, nên gây khó hiểu cho người đọc.

Chúng tôi chủ yếu trích lại những đoạn, những câu mà phần dịch nghĩa của hai bản dịch được dùng làm đối tượng so sánh có sự khác nhau, sau khi đối chiếu kỹ lại với phần nguyên tác chữ Hán, hoặc là chúng tôi dựa vào hai bản dịch trên mà dịch lại


cho rõ nghĩa và sát với nguyên tác; hoặc là chúng tôi nhận xét về hai bản dịch. Ngoài ra, chúng tôi còn đính chính những các lỗi trong phần khắc in nguyên tác chữ Hán, giảo chính phần phiên âm Hán Việt khi cần thiết.

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm thuộc loại Văn - Triết bất phân, thể loại luận thuyết triết lý, được viết bằng chữ Hán, theo lối cổ văn. Với hình thức kiểu công án Thiền, nội dung bao hàm tinh hoa của cả ba hệ thống tư tưởng cổ đại phương Đông nên rất khó dịch. Chính vì vậy, khi kết thúc phần Khảo luận của mình vào tháng 10 năm 1977, Hà Thúc Minh đã viết: “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” là sách thuyết minh về sự hoà đồng của ba dòng triết lý: Phật giáo, Nho giáo và Lão Trang. Trong khi phiên dịch, chú thích, khảo cứu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, tuy đã hết sức cố gắng khắc phục, nhưng chắc chắn còn gặp nhiều sai lầm và thiếu

sót.” [165,tr.43]

Việc so sánh các bản dịch của chúng tôi chính là muốn góp phần rất nhỏ để hoàn thiện hơn nữa bản dịch nghĩa tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, dựa trên sự kế thừa thành tựu cũng như tâm huyết của các bậc tiền bối đã dày công nghiên cứu, dịch thuật. Chúng tôi tin rằng, chỉ cần kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của các bản dịch hiện có một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ có một bản dịch tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh tốt hơn. Như vậy, đó cũng là góp phần vào việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và phát huy nhưng giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.


TIỂU KẾT

Trong công cuộc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm bởi các vị chân tu của Thiền phái vào nửa cuối thế kỷ XVII đến suốt thế kỷ XVIII và trong bối cảnh xã hội - văn hóa - tư tưởng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII, thì các Nho sĩ - Thiền sư ở Bích Câu thiền viện, chủ yếu là Ngô Thì Nhậm - người khởi xướng và trực tiếp viết phần chính văn - đã biết kế thừa và phát triển tư tưởng của Thiền phái, với chủ trương “tùy tục”, “hòa quang đồng trần”, “Phật tại tâm” mang tính nhập thế như thời thịnh đạt của Thiền phái này. Với quan điểm và chủ trương ấy, tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh ra đời, với các phần: Chính văn mang tên Đại chân Viên giác thanh, Thanh dẫn, Thanh chú, Thanh tiểu khấu. Tất cả các phần trong tác phẩm đã nêu lên một tiếng nói mới, một nhận thức mới về Thiền Phật, nhằm mục đích đưa Phật giáo trở lại nhập thế, tùy tục như thời Lý - Trần. Vấn đề sẽ được luận án tiếp tục tìm hiểu ở chương sau.


CHƯƠNG 2

TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH

NHÌN TỪ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG


Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm văn học thuộc loại luận thuyết triết lý mà Lê Văn Siêu trong Việt Nam văn minh sử đã đánh giá “Tác phẩm phải kể là một công phu tuyệt vời tiêu biểu cho mức tiến hoá tinh thần của người Việt ở thế kỷ XVIII” [tr.880]. Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận khẳng định đây là “một tổng hợp Nho - Phật khá độc đáo” [107,tr.655]. Còn Mai Quốc Liên cho rằng Ngô Thì Nhậm đã có công đóng góp về mặt đẩy lên một bước tư duy triết học Việt Nam qua tác phẩm lớn cuối cùng này [167,tr.84] và: Trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thì Nhậm đứng trên lập trường của Nho giáo để nghiên cứu và tiếp thu Thiền tông, xúc tiến việc hoà đồng Tam giáo. [167,tr.84]. Trần Thị Băng Thanh thì cho rằng: Ngô Thì Nhậm đã đứng trên lập trường của Nho giáo để thâm nhập đạo Thiền. Không những thế, trong khi dung hợp Tam giáo, ông còn lộ rõ ý thức coi Nho là chủ đạo, Phật và Lão chỉ là để bổ sung. Tất cả những tín điều trong giáo lý của Phật giáo, thậm chí cả phương pháp tu tập như sắc không, bình đẳng quan, bất nhị pháp môn, giải thoát, thiền định… Ngô Thì Nhậm đều chỉ ra sự đồng nhất hoặc đem sáp nhập vào các phạm trù lý thuyết của Nho giáo, như chính tâm, cùng lý dục, cả âm dương của kinh Dịch…” [220,tr.18]

2.1. TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG TÁC PHẨM

TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH

Toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo nằm trong Tam tạng kinh điển (kinh, luật, luận) bao gồm rất nhiều tông phái khác nhau, mà phổ biến hiện nay là Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Hoa nghiêm tông, Thiên thai tông, Luật tông, Pháp tướng tông, Tam luận tông, Câu xá tông, Thành thật tông v.v.. Nếu Tịnh độ tông lấy “Một đời vãng sinh, được bất thối chuyển” làm cứu cánh; Mật tông lấy “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm cứu cánh; Luật tông lấy “Nhiếp thân, miệng, ý và Thi la tính” làm cứu cánh; Pháp tướng tông lấy “Nhiếp tất cả pháp về chơn Duy thức” làm cứu cánh; Tam luận tông lấy “Xa rời hai bên vào Trung đạo” làm cứu cánh; Thiên thai tông lấy “Mở, bày, ngộ, vào tri kiến Phật” làm cứu cánh; Hoa nghiêm tông lấy: “Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm cứu cánh… còn Thiền tông chủ trương tâm truyền: “Chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật” làm cứu cánh thì dù phương


tiện và phương pháp có khác nhau, nhưng mục đích giác ngộ, giải thoát cuối cùng vẫn như nhau. Từ đó, có thể thấy rằng, Thiền tông chính là cốt tủy của Phật giáo.

Thiền tông thuộc đại thừa Phật giáo, có từ lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế với câu chuyện “Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu”. Đức Phật truyền tâm ấn và y bát cho Ma Ha Ca Diếp làm tổ thứ nhất. Thế thế truyền thừa đến Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 của Ấn Độ, đồng thời là Sơ Tổ của Thiền tông Trung Quốc. Bồ Đề Đạt Ma truyền đến đời thứ 6 là Lục Tổ Huệ Năng. Như vậy, kể từ Tổ thứ nhất Ma Ha Ca Diếp đến Huệ Năng có tất cả 33 vị đều được truyền tâm ấn và có y bát làm chứng. Từ Huệ Năng về sau, theo lời dạy của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, đồng thời bấy giờ Thiền tông đã rất hưng thịnh, phổ biến, nên không truyền y bát mà chỉ truyền tâm và ấn chứng cho đệ tử. Ở Việt Nam đời Trần, Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, được tôn làm Sơ Tổ, Pháp Loa kế thừa làm Nhị Tổ, Huyền Quang làm Tam Tổ. Rồi khoảng 500 năm sau đó, thì mới xuất hiện Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm viết và giảng Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh với mục đích khôi phục tôn chỉ Trúc Lâm, nên được pháp hữu và đồ chúng tôn xưng là đệ Tứ Tổ của Thiền phái này.

Như đã khẳng định, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là một tác phẩm thuộc thể loại luận thuyết triết lý, trong đó tư tưởng Phật giáo Thiền tông được tập trung thể hiện khá đậm nét. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được khởi đầu bằng Không Thanh. Một chữ Không này đã khiến cho rất nhiều học giả uyên bác phương Tây cảm thấy lúng túng, mơ hồ khi muốn bước vào cánh cửa u huyền của triết lý phương Đông. Một trong những cội nguồn phát sinh ra tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm là kinh Hoa nghiêm, điều này có thể thấy được qua bài

kệ của Sơ Tổ Trần Nhân Tông nói lúc sắp thị tịch: 一切法不生,一切法不滅,若能如

是解,諸佛常現前,何去來之有也. Nhất thiết pháp bất sinh, Nhất thiết pháp bất diệt,

Nhược năng như thị giải, Chư Phật thường hiện tiền, Hà khứ lai chi hữu dã. [205,tr.61] (Tạm dịch: Tất cả các pháp không sinh ra, Hết thảy các pháp không mất đi, Nếu hiểu rõ được như vậy, Thì chư Phật vốn thường ở ngay trước mặt, Làm gì còn có đi hay đến). Tư tưởng Tính Không của Hoa nghiêm tông là một trong những nét đặc trưng của giáo lý Đại thừa nhà Phật, có nét khu biệt với các nền triết học tư tưởng khác, thậm chí là với các tông phái khác trong Phật giáo. Tư tưởng chủ đạo của kinh Hoa nghiêm xoay quanh các vấn đề “Chân không diệu hữu”. Chân không không có nghĩa là chấp vào cái Không với ý nghĩa không có gì, phủ nhận mọi sự vật, hiện tượng mà là cái có vi diệu. Chữ Thanh là chữ rất quan trọng, là cảm hứng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, cũng là mấu chốt để thâm nhập vào


toàn bộ nội dung tác phẩm. Thanh là tiếng, là lời nói, ở đây chính là giáo lý mà Ngô Thì Nhậm truyền dạy cho đệ tử.

Cái thể và cái dụng của thanh được Ngô Thì Hoàng lý giải trong Thanh dẫn

rằng:


子未開丑未闢,聲在混沌.陽既降,陰既升,聲在際蟠.古今行識,盡在空聲中.可得而聞,不可得而尋.夫是之謂空. [tr.111] Tý vị khai Sửu vị tịch, thanh

tại hỗn độn. Dương ký giáng, âm ký thăng, thanh tại tế bàn. Cổ kim hành thức, tận tại không thanh trung. Khả đắc nhi văn, bất khả đắc nhi tầm. Phù thị chi vị không. (Khi mà Tý (chỉ cho trời) chưa mở, Sửu (chỉ cho đất) chưa sinh thì Thanh ở nơi hỗn độn. Khi Dương đã xuống, Âm đã lên thì Thanh quanh quẩn ở trong đó. Cái Hành (việc làm) và cái Thức (hiểu biết) từ xưa đến nay đều ở trong Thanh cả. Nghe thì nghe được, mà tìm thì không thấy. Chính vì vậy mà gọi Không Thanh.) [169,tr.144]

Không Thanh không phải là không có âm thanh, mà là “chân không diệu hữu

của Thanh. Theo Duy thức học Phật giáo, Thanh trần Trần thứ hai trong Lục trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp). Do Lục căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý) tiếp xúc với Lục trần mới sinh ra Lục thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức). Mọi lý lẽ, nhận thức không ngoài Lục thức mà có, nên Lục trần là đầu mối quan trọng để đi vào thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo.

Trong kinh Lăng nghiêm - một bộ kinh rất quan trọng của Đại thừa Phật giáo - đức Phật dùng âm thanh của tiếng chuông mà khai ngộ cho toàn thể các vị đệ tử của ngài, mà đại diện là A Nan:

“Khi đó Phật liền bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A Nan rằng: ‘Ông có nghe không?’ A Nan thưa: ‘Nghe’. Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A Nan thưa: ‘Không nghe’. Phật lại bảo La Hầu La đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi: ‘Ông có nghe không?’ A Nan đáp: ‘Nghe’. Phật hỏi: ‘Thế nào là nghe và thế nào là không nghe?’ A Nan thưa: ‘Vì đánh chuông có tiếng ngân nên con nghe, đến khi tiếng chuông hết ngân thì con không nghe’. Phật dạy: ‘A Nan ! khi tiếng chuông hết ngân ông nói rằng không nghe; nếu ông thật không có cái nghe thì ông đồng như cây đá, tại sao đánh tiếng chuông thứ hai ông lại nghe? Vậy cho biết cái tiếng (cảnh) khi có khi không, chứ cái nghe (tâm) của ông thì lúc nào cũng có. Nếu cái nghe của ông thật không, thì cái gì biết được không nghe đó. Thế nên biết cái tiếng nó tự sinh và diệt, chứ cái nghe (tâm) của

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí