ông không phải vì tiếng sinh mà nó có, tiếng diệt thì nó không. Tại ông điên đảo, hôn mê nhận cái thường (tính nghe) làm đoạn diệt (tiếng), chứ không phải rời sáu trần cảnh: sắc, thanh, hương, v.v.. mà các giác quan thấy nghe hay biết của ông không có.” [92,tr.72]
Ở đây, đức Phật giảng rõ mối quan hệ giữa âm thanh và cái nghe trong sự tương tác, từ đó chỉ ra thật tính của âm thanh và tính nghe. Âm thanh có thể có sinh, có thể diệt, nhưng tính nghe vốn không sinh diệt, vì chúng ta mê lầm nên mới nhầm tưởng.
Lục Tổ Huệ Năng từng khẳng định một cách dứt khoát: 本來無一物,何處惹
塵埃 [tr 201]. Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai. (Xưa nay không một vật, Chỗ
nào dính bụi trần). Nho điển thì cho rằng: “Thượng thiên chi tái vô thanh vô xú” (Sự việc trên trời không tiếng không mùi) [95,tr.495].
Để quán triệt được ý nghĩa của Thanh đầu tiên trong hai mươi bốn thanh không
thể không tìm hiểu hai câu kệ: 是色非色,是空非空 [tr.114]. Thị sắc phi sắc, Thị không phi không. (Sắc chẳng phải là sắc, Không chẳng phải là không).
Sắc - Không là hai phạm trù cơ bản của tư tưởng Phật giáo. Có lẽ hai câu kệ trên được tác giả tiếp thu trong Bát nhã tâm kinh mà các chùa thường tụng hằng ngày: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc phục như thị.” (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy). Sắc ở đây chỉ cho mọi sự vật hiện tượng có hình tướng, có thể nhận biết được. Sắc - Không là hai phạm trù đối đãi nhau, nhưng bản thể thật tính của chúng không khác nhau. Trong khi đó, tư duy con người thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng hai yếu tố cơ bản là: ý thức bên trong lẫn thế giới vật chất bên ngoài. Chỉ có ở trong trạng thái tĩnh giác, thấu đạt Sắc - Không thì mới có tuệ nhãn phân rõ chân giả, hư nguỵ, không bị ngoại cảnh chi phối. Tức là lúc con người định tĩnh, lắng lòng quán xét, không có tạp niệm, bặt mọi lý lẽ, buông xả tất cả thì mới có thể thấy đúng bản chất của vạn pháp:
鳥身非鳥,花魂非花,行止饒他,我奈吾何. [tr 114] Điểu thân phi điểu, hoa
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Hai Bản Dịch Của Viện Hán Nôm Và Của Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học
- Tịch Nhiên Vô Thanh (Tiếng Lặng Lẽ Không Có Tiếng):
- Bất Quả Thanh (Tiếng Không Thành):
- Sự Dung Hợp Các Hệ Tư Tưởng Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 12
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 13
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
hồn phi hoa, hành chỉ nhiêu tha, ngã nại ngô hà. (Thân chim chẳng phải chim, hồn hoa chẳng phải hoa, đứng đi là tùy nó, ta nào có làm gì đâu.) [169,tr.146]
Ngô Thì Nhậm vận dụng tư tưởng phá chấp trong kinh Kim cang: 所言一切
法者即非一切法,是故名一切法. Sở ngôn nhất thiết pháp giả tức phi nhất thiết pháp, thị cố danh nhất thiết pháp.” (Nói là tất cả pháp, tức không phải tất cả pháp,
cho nên gọi là tất cả pháp) để trả lời câu hỏi: “Lý không noi theo hết được, Dục không cắt đứt hết được hay sao?” của học trò. Ông nói: “Không cắt thì đứt, cắt thì không đứt. Nước xem là nước thì đó không phải là nước thật, lửa xem là lửa thì đó chính là lửa giả; nước thật thì nóng được, lửa thật thì lạnh được.” [169,tr.152]
Mở đầu tác phẩm bằng chương Không thanh, tác giả đã chỉ ra cách nhìn để thấy được chân tướng của vạn vật, thấu rõ các phạm trù Sắc - Không, đạt đến cảnh giới vô ngại; không bị ràng buộc bởi ngoại cảnh, không chấp trước vào ngã và pháp. Đây chính là quan niệm nền tảng, là xương sống để triển khai các Thanh khác. Từ cái Chân Không (cái không chân thật) này sản sinh ra cái Diệu Hữu (cái có vi diệu) nhằm đập tan mọi sự si mê, thành kiến, cố chấp, khai thông trí tuệ chân thật, mở ra con đường sáng cho người nghe.
Không Thanh không có ý nghĩa phủ nhận sự tồn tại của âm thanh, mà là thật tướng của âm thanh, cũng là biểu trưng cho cảnh giới tịch tĩnh của Chân Tâm thanh tịnh, không còn tạp âm, tạp niệm như ánh sáng của mặt không bị mây đen che khuất, trời chiếu soi tất cả mọi chỗ. Khi nội tâm con người thông suốt, sáng rõ thì tự nhiên sẽ nhận chân được bản chất của vạn vật, chân tướng của vạn pháp, thoát ra ngoài mọi định kiến, chấp trước, được an nhiên tự tại. Liễu ngộ được cái lý Không Thanh, hiểu rõ bản chất của thanh trong muôn vàn âm thanh tạp loạn của thế giới ngoại cảnh chính là Giải thoát, là Niết bàn theo ngôn ngữ nhà Phật.
Phương pháp phá chấp của nhà Phật được tác giả phần Chính văn hình tượng hoá một cách sinh động, linh hoạt:
“Nước xem là nước, thì đó không phải là nước thật; lửa xem là lửa, thì đó chính là lửa giả. Nước thật thì nóng được; lửa thật thì lạnh được. Cho nên kẻ nào hữu dục là vô dục, vô dục là hữu dục.” [169,tr.152]
Xét về mặt hiện tượng, mới nghe qua những lời trên đây, tưởng chừng như rất vô lý, nhưng nếu chúng ta tĩnh tâm quán xét chúng từ góc độ thật tướng, trong tính bản thể, thì sẽ hiểu thấu bản chất thật của chúng vốn đúng như vậy. Ý thức và sự vật vốn luôn biến chuyển không ngừng, nên nếu nhận thức một cách cố chấp và bị vọng tưởng nhiễu loạn thì dễ mắc sai lầm. Chấp thường (cho rằng sự vật tồn tại vĩnh viễn) hay Chấp đoạn (cho rằng sự vật mất đi vĩnh viễn) đều là phiến diện dễ dẫn đến sai lầm. Không chấp trước chính là quan ải trọng yếu đưa con người đến được sự nhận thức chính xác, đúng với bản chất của mọi sự vật hiện tượng, là điều vô cùng cần thiết dẫn đến nội tâm an lạc, sáng suốt, là con đường đến Niết bàn tịch tĩnh.
Thật ra, hình thức phá chấp bằng cách dùng hàng loạt các từ phủ định chúng ta đã thấy nhiều trong các tác phẩm văn học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Đơn cử như mấy câu đầu tiên trong bài Phật tâm ca của Tuệ Trung thượng sĩ:
佛佛佛不可見,心心心不可說,… 滅心存佛是處無,滅佛存心何時歇.
Phật Phật Phật bất khả kiến, Tâm tâm tâm bất khả thuyết… Diệt tâm tồn Phật thị xứ vô, Diệt Phật tồn tâm hà thời yết. (Phật Phật Phật không thể thấy được, Tâm tâm tâm không thể nói được… Không thể có chỗ nào diệt tâm mà còn Phật, Diệt Phật mà còn tâm thì bao giờ cho hết.) [296,tr.271]
Trong chương Ẩn thanh vấn đề sinh diệt được các tác giả chú ý đề cập. Sinh, Diệt là những khái niệm quan trọng trong giáo lý Phật giáo, triết lý Vô thường (không thường hằng) của vạn vật được diễn tả qua bốn giai đoạn Sinh (sinh ra), Trụ (tồn tại), Dị (biến đổi), Diệt (mất đi). Đối với con người, quy luật này được cụ thể hoá thành bốn giai đoạn mà bất kỳ ai cũng phải trải qua: Sinh (sinh ra), Lão (già đi), Bệnh (bệnh tật), Tử (chết). Vấn đề này Ni sư Diệu Nhân đời Lý cho rằng sống chết
vốn là quy luật khách quan xưa nay, chỉ có kẻ mê muội mới muốn tìm cách thoát
khỏi nó: 生老病死,自古常然.欲求出離,解縛添纏. Sinh lão bịnh tử, Tự cổ thường nhiên. Dục cầu xuất ly, Giải phọc thiêm triền. (Sinh già bệnh chết, Xưa nay đều như
thế, Muốn tìm cách thoát khỏi, Càng bị trói buộc thêm.) [295,tr.339] Hải Lượng trả lời câu hỏi:
佛說不生, 何以有生? 佛說不滅, 何以有滅? [tr.150] Phật thuyết bất sinh,
hà dĩ hữu sinh? Phật thuyết bất diệt, hà dĩ hữu diệt? [tr.154] (Phật nói
không sinh, sao lại có sinh; Phật nói không diệt, sao lại bị diệt?) của các môn đệ rằng: 有 生 是 不 生 有 滅 是 不 滅 . Hữu sinh thị bất sinh, hữu diệt thị
bất diệt. [tr.150] (Có sinh là không sinh, có diệt là không diệt).
Về mặt hiện tượng, rõ ràng là vạn vật có sinh, có diệt; nhưng thực chất vạn vật vốn không sinh, không diệt, chúng chỉ là từ hình thức này biến chuyển thành một hình thức khác mà với nhận thức thông thường, quan sát trực quan khó nhận biết được. Nói bất sinh, bất diệt là nói chân tướng, bản thể của mọi sự vật, hiện tượng; còn nói có sinh, có diệt là nói sự thể hiện hình tướng của vạn vật. Phải chăng, khi học trò của Ngô Thì Nhậm đã đọc đoạn: “Xá Lợi Tử ! thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” [Bát nhã tâm kinh], thì có thể chưa liễu ngộ hết ý nghĩa chiều sâu áo bí của tư tưởng Bát nhã trong Bát nhã tâm kinh nên mới hỏi như vậy. Với kiến thức uyên thâm, thấu đáo bằng sự đích thân trải
nghiệm, Ngô Thì Nhậm đã dùng hình thức công án và phương pháp phá chấp để thúc bách người học tự thân chiêm nghiệm, tự thân lĩnh hội.
Khái niệm về tưởng trong giáo lý nhà Phật được tác giả phần Chính văn lý giải qua đoạn đối thoại sau:
師噎有想麼?
我想非想未到非非想故噎. [tr.164]
Sư ế hữu tưởng ma?
Ngã tưởng phi tưởng, vị đáo phi phi tưởng, cố ế.
(Thầy nghẹn có tưởng không? Ta tưởng cái phi tưởng, chưa đến được cái
phi phi tưởng cho nên nghẹn.” [158,tr.170]
Để giải thích cho người học dễ nắm bắt, Ngô Thì Nhậm dẫn lời của đức Phật: “Nếu lấy cái tưởng mà tưởng cái phi phi tưởng, nếu lấy cái kiến (thấy) để kiến (thấy) thì khó kiến (thấy) Như lai.”
Nhà Phật cho rằng khi nhận thức một đối tượng nào đó, nếu không thấy đối tượng đó đúng như bản chất vốn có của nó, mà bị chi phối bởi những ý niệm khác là tưởng, nghĩa là nhận thức một cách sai lầm. Người học Phật, tu Thiền, đến mức không bị ngoại cảnh chi phối, lắng lòng được thanh tịnh, vượt qua được cái tưởng đến cảnh giới phi tưởng. Dù đạt đến phi tưởng, cũng vẫn còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như tà kiến, biên kiến, định kiến, kiến thủ… Nếu như người tu đạt đến phi tưởng mà chấp vào cảnh giới đạt đến của mình, cho là chỉ có bản thân mình tu đạt đến trình độ cao, nhận thức đúng, thì cũng vẫn là vọng tưởng sai lầm, dính mắc. Tu hành cao hơn một bực nữa, vượt qua khỏi cảnh giới tưởng và phi tưởng, không còn chấp vào phi tưởng là đúng, thì mới đạt đến cảnh giới phi phi tưởng.
Thủ pháp ẩn dụ với trạng thái tâm ý không chuyên nhất, không tập trung, bị ngăn ngại được tác giả nghệ thuật hoá một cách rất sinh động bằng hình ảnh đang ăn bị nghẹn. Tác giả tự nhận mình chưa đạt đến cảnh giới phi phi tưởng, hay là thấy căn cơ của học trò mình chưa thể lĩnh hội được những vấn đề của cấp bực này? Có lẽ ông vẫn chuộng hướng thực tiễn tu cõi Nhân thừa, lấy tu thân làm gốc.
Ở chương Hoán thanh, các vấn đề về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo được triển khai và lý giải sâu sắc:
海量大禪師言: 人為人,鬼為鬼,畜生為畜生.
徒弟白師言: 佛說人死為羊,羊死為人,時如何?
師答言:儒說見豕負塗載鬼一車,你道是眞鬼,豕麼?眼本明而花,耳本聰而鳴,花無影,鳴無響. [tr.186]
Hải Lượng đại thiền sư ngôn: Nhân vi nhân, quỷ vi quỷ, súc sinh vi súc sinh. Đồ đệ bạch sư ngôn: Phật thuyết nhân tử vi dương, dương tử vi nhân, thời như hà? Sư đáp ngôn: Nho thuyết kiến thỉ phụ đồ tái quỷ nhất xa, nhĩ đạo thị chân quỷ, thỉ ma? Nhãn bổn minh nhi hoa, nhĩ bổn thông nhi minh, hoa vô ảnh, minh vô hưởng. (Hải Lượng đại thiền sư nói: Người là người, ma là ma, súc sinh là súc sinh. Đồ đệ bạch với thầy rằng: Phật nói người chết thì làm dê, dê chết thì làm người, là thế nào? Thầy trả lời rằng: Nho nói thấy lợn đội bùn, chở ma một xe, thì nhà ngươi cho đó là ma thật, lợn thật hay sao? Mắt vốn sáng mà hoa, tai vốn tỏ mà ù, mắt hoa thì không có bóng, tai ù thì không có vang.) [175,tr.193]
Dù bản lai tự tính của tất cả chúng sinh không khác, nhưng hình thức hiện ra bên ngoài của mỗi loài khác nhau là do tập nghiệp tạo tác của mỗi loài khác nhau, tức là nhân khác nhau thì quả khác nhau. Nói người là người, ma là ma, súc sinh là súc sinh, chính là nói hình tướng thể hiện. Tiếng gọi lớn của chương này xuất phát từ cái tâm từ bi của thiền sư nhằm tỉnh thức những con người phàm phu còn bị say mê trong tham dục vọng tưởng, chưa phân biệt được rõ ràng đâu là thật đâu là giả. Chưa biết nhân của những hành vi thiện hay ác của mọi người, mọi loài đều có quả tương ứng rất rõ ràng minh bạch. Thiền sư Hải Lượng dùng lại lời trong Kinh Dịch quẻ Thiên phong cấu: “Kiến thỉ phụ đồ, tái quỷ nhất xa.” (Thấy lợn đội bùn, chở ma một xe.) [dẫn lại: 158,tr.196], để giải thích những thắc mắc của học trò về luân hồi nhân quả theo hướng thực tiễn, không muốn đi sâu vào những vấn đề mang tính siêu hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Tiếng gọi của thiền sư đưa người từ bến mê lầm, chấp trước sang bờ giác ngộ giải thoát, từ vọng tưởng điên đảo trở lại an lạc sáng suốt; chấm dứt nghiệp ác, khai mở đường thiện.
Vẫn theo chiều hướng này của Hải Lượng, hoà thượng Hải Âu phân tích thêm về nhân quả, luân hồi của Thiền sư đưa ra:
“Người có đạo của người, ma thì có đạo của ma, súc sinh thì có đạo của súc sinh. Đại thiền sư nói người, ma, súc sinh là nói đều tự có hình khí vậy. Phật nói người chết làm dê, dê chết làm người, ý có lẽ muốn nói rằng, người vốn có đạo của người, nếu thiên lương bị táng tận, thì nhân tính bị huỷ diệt, phải đi vào cái đạo của súc sinh. Dê vốn ở trong đạo của súc sinh, nhưng hé ra một tia sáng, thì nghiệt căn tự khắc bị chặt đứt, mà được đi vào cái đạo của người.” [175,tr.194]
Hải Lượng vận dụng cách hiểu thực tế của nhà Nho để trả lời câu hỏi của học trò về lý nhân quả của Phật và thạc quả của Nho một cách dung hoà: “Đây là chữ quả trong quả nhiên, cũng như nhà Nho nói chữ tất trong chữ tất nhiên. Ví như nhà Nho nói nhà nào tích trữ điều thiện, tất nhà ấy có thừa phúc; nhà nào tích trữ điều bất thiện, tất nhà ấy có thừa tai ương. Quả có cái ấy, thì được cái ấy, đó tức là quả. Còn thạc quả (quả lớn) tức là công quả , phúc quả nói chung. Vì vậy cho nên, phúc không nên hưởng hết, công không nên kể hết, quả không nên ăn hết.” [175,tr.399]
Ở chương Thu thanh, tác giả phần chính văn dẫn lời trong kinh Diệu pháp liên hoa để hiển dương tư tưởng bình đẳng trong giáo lý nhà Phật:
我觀一切普皆平等,無有彼此愛憎之心.我無貪著,亦無旱礙. Ngã quán
nhất thiết phổ giai bình đẳng, vô hữu bỉ thử ái tăng chi tâm. Ngã vô tham trước, diệc vô hạn ngại. (Ta xem hết thảy đều là bình đẳng, không có lòng yêu này ghét nọ. Ta không tham lam và dính mắc, cũng không có gì khiến ta lo ngại và ngăn trở được ta.) [tr.218]
Tư tưởng bình đẳng được vị thiền sư khơi nguồn cho dòng thiền Trúc Lâm đời Trần là Tuệ Trung Thượng sĩ, người đã triệt ngộ, sống trọn vẹn với con người thật trong mỗi con người, đã khẳng định rằng :
Mi mao tiêm hoành tỵ khổng thuỳ, Phật dữ chúng sinh đô nhất diện. (Cũng nét mày ngang đường mũi dọc,
Phật với chúng sinh mặt khác nào.) [296, tr.285]
Quan niệm Phật và chúng sinh hoàn toàn bình đẳng đều có cùng bộ mặt thật với lông mày ngang, đường mũi dọc thật là hy hữu hiếm thấy trong thời trung đại, thời kỳ mà ý thức hệ phong kiến với các thế lực siêu nhiên chi phối bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những lực lượng bất khả xâm phạm này được nhìn nhận là đấng siêu nhiên, bậc bề trên của con người. Thời kỳ này ngay cả vua của một nước lớn như Trung Quốc cũng chỉ dám xưng là thiên tử (con trời), chiếu chỉ vua ban đều phải mở đầu bằng câu: Phụng thiên thừa vận (tuân theo mệnh trời), nhưng ở đây Tuệ Trung đã dám công nhiên khẳng định Phật và tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau. Chính cái nhìn vượt không gian và thời gian này của Tuệ Trung là cơ sở vững chắc, mang tính nhân văn với ý nghĩa cao nhất, siêu việt thời đại về sự bình đẳng tuyệt đối không chỉ giữa người và người mà còn giữa mọi chúng sinh với Phật, Trời, Thần, Thánh. Bởi vì xét về mặt bản thể tự tính, tất cả đều bình đẳng, không phân biệt, cùng địa vị như nhau.
Kế thừa tư tưởng bình đẳng của Thiền phái Trúc Lâm, Ngô Thì Nhậm triển khai nó qua tinh thần yêu thương con người và vạn vật một cách không phân biệt trên nền tảng triết lý tính không ở chương đầu tiên, quán triệt, thể nghiệm sâu sắc, có cơ sở hơn khi thể hội vào Phật tính bình đẳng trong mọi chúng sinh ở chương Kiến thanh. Không những vậy, ông còn thực tiễn hoá tinh thần bình đẳng của nhà Phật qua việc dung hoà cái nghĩa đại đồng trong tinh thần Nho gia vào trong tư tưởng bình đẳng của Phật gia.
Bài kệ với tôn chỉ phá chấp về âm thanh và sắc tướng của kinh Kim cang được tác giả dẫn lại:
以聲音求我,以色相求我,是人行邪道,不能見如來. [tr.267] Dĩ thanh âm
cầu ngã, Dĩ sắc tướng cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như lai. (Người nào tìm ta bằng âm thanh, tìm ta bằng sắc tướng, thì người ấy theo tà đạo, không thể thấy được Như lai.)
Tinh thần phá chấp có vị trí quan trọng trong giáo lý nhà Phật, nếu không quán triệt được tinh thần này khó lòng đi sâu vào giáo lý Đại thừa của Phật giáo. Nhưng nếu dịch như trên, vừa không rõ nghĩa, vừa dễ hiểu lầm ý nghĩa sâu xa trong kinh. Theo thiển ý của chúng tôi, bài kệ này nên dịch là: Nếu thấy ta qua sắc tướng, Cầu ta qua âm thanh. Người đó theo tà đạo, Không thấy được Như lai. Chữ “Như lai” cũng
được Hải Lượng giải thích theo tinh thần của kinh này: 無所從來,亦無所去,故名如
來. Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như lai. (Không từ đâu đến, cũng không
đi về đâu, cho nên gọi là Như lai) [tr.293]. Như lai ở đây chỉ cho chân tâm, Phật tính vốn không có đến đi, không có sinh diệt; cái mà ở phàm không tăng, ở Thánh không giảm, ở Phật và chúng sinh không khác nhau. Cái đó không thể tìm cầu qua âm thanh, nhìn thấy qua sắc tướng được, chỉ có lắng lòng, tịnh tâm để thể hội mà thôi.
Nhà Phật quan niệm rằng sở dĩ con người có những nhận thức sai lầm phần lớn là do lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ) điên đảo tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) sinh ra lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Sắc trần và thanh trần là hai trần đứng hàng đầu trong lục trần, cũng là hai đối tượng chủ yếu tác động đến nhãn căn, nhĩ căn. Nhãn căn (con mắt) tiếp xúc với sắc trần (những thứ mà mắt có thể nhìn thấy được); nhĩ căn (lỗ tai) tiếp xúc với thanh trần (âm thanh). Đây là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sự nhận thức đúng hay sai về bản chất của thế giới khách quan. Nếu nhãn căn và nhĩ căn không được kiểm soát và phòng hộ nghiêm ngặt thì sẽ bị mê hoặc bởi sắc trần và thanh trần, dẫn đến nhận thức các đối tượng một cách sai lạc.
Có lẽ tác giả đã thể nghiệm và thấu triệt tư tưởng chủ đạo của kinh Kim cang là tinh thần phá chấp triệt để nên đã dẫn lại lời Phật qua bài kệ trên nhằm thức tỉnh người học không nên chấp vào âm thanh và sắc tướng, nếu chấp vào âm thanh và sắc tướng thì không thể nhận thức đối tượng một cách chính xác như nó đang là. Tức là không thấy như thật, biết như chân. Bởi vì trong kinh này nhiều lần nhấn
mạnh:“凡所有相皆是虛妄,若見諸相非相即見如來.”Phàm sở hữu tướng giai thị
hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như lai” (Tất cả cái gì có hình tướng đều là không thật, nếu thấy được cái không tướng của các tướng tức thấy được Như lai).
Ý nghĩa sâu xa của Tam bảo trong Phật giáo được tác giả phần chính văn diễn giải trong chương Nhất thanh:
不具精粗不可以言佛不明體用不可以言法不知本末不可以言僧大哉佛
乎聲音色相云乎調御覺皇云以聲音求我以色相求我是人行邪道不能見如來 [tr.267]. Bất cụ tinh thô bất khả dĩ ngôn Phật, bất minh thể dụng bất
khả dĩ ngôn Pháp, bất tri bổn mạt bất khả dĩ ngôn Tăng, đại tai Phật hồ, thanh âm sắc tướng vân hồ. (Không đủ cả tinh lẫn thô, thì không gọi là Phật được, không rõ cả thể dụng thì không gọi là Pháp được, không biết gốc ngọn thì không gọi là Tăng được. Lớn thay đức Phật mà đâu phải vì thanh âm sắc tướng.).
Tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng làm nền tảng cho sự tồn tại của nhà Phật. Đức Phật là người khai sáng ra đạo Phật, có trí tuệ và phước đức viên mãn; Pháp là những tư tưởng triết lý do đức Phật nói ra, nhằm giúp chúng sinh thoát khỏi biển khổ, đến bờ giải thoát an vui; Tăng chỉ chung cho tất cả những người xuất gia, sống và thực hành theo lời Phật dạy. Ở đây Hải Lượng luận về Tam bảo dưới góc độ trí tuệ, hiểu rành thể dụng, thông suốt từ gốc đến ngọn, đầy đủ cả tinh lẫn thô.
Có lẽ Ngô Thì Nhậm đã nghiên cứu kỹ và rất tâm đắc với triết lý duy thức biện tâm trong kinh Lăng già, nên kinh này được đề cao cả trong chương Biểu lý thanh và chương Đỗng thanh:
道理要約在楞伽.楞伽說性甚分曉.大抵佛家好用暗影文字,非曉了人便曉
,不得纔曉得便是曉了[tr.285]. Đạo lý yếu ước tại Lăng già. Lăng già
thuyết tính thậm phân hiểu. Đại để Phật gia hảo dụng ám ảnh văn tự, phi hiểu liễu nhân tiện hiểu, bất đắc tài hiểu đắc tiện thị hiểu liễu. (Cương yếu của đạo lý đều ở trong kinh Lăng già, Lăng già giảng giải chữ tính rất rạch