ròi. Đại để Phật gia thích dùng chữ nghĩa sâu kín; không có sức hiểu biết sắc bén thì không hiểu được, mà đã hiểu được thì hiểu được rất rốt ráo).
Vẫn biết tôn chỉ của Thiền tông là không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật, nhưng tại sao Hải Lượng thiền sư vẫn phải viết kinh Hai mươi bốn chương và hết lòng giảng giải cho đệ tử? Điều này được Hải Hoà làm rõ:
昔本師拈花,迦葉微笑,契機領旨,不待言傳.今眞空無障礙,佛與徒弟說
法,乃至徵於色,發於聲者,衆人功行未深,魔障猶重,一聞師言,至於背案而坐.非極力爲言,何緣曉會?是故設爲問答,與衆辨疑,亦是慈悲一段苦心 [tr.118].
Tích Bổn sư niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu, khế cơ lãnh chỉ, bất đãi ngôn truyền. Kim chân không vô chướng ngại, Phật dữ đồ đệ thuyết pháp, nãi chí chuỷ ư sắc, phát ư thanh giả, chúng nhân công hành vị thâm, ma chướng do trọng, nhất văn sư ngôn, chí ư bối án nhi toạ. Phi cực lực vi ngôn, hà duyên hiểu hội? Thị cố thiết vi vấn đáp, dữ chúng biện nghi, diệc thị từ bi nhất đoạn khổ tâm. (Xưa kia, đức Bổn sư nhón tay cầm hoa giơ lên, chỉ có Ca Diếp mỉm cười, đó là khế cơ lĩnh hội được ý chỉ, không đợi truyền thụ bằng lời. Nay chân không chẳng còn chướng ngại, Phật thuyết pháp với đồ đệ phải lộ ra chút thần sắc, phát ra thành lời. Chúng nhân công hành chưa sâu, ma chướng còn nặng, mới vừa nghe thầy nói mà đến nỗi ngồi quay lưng vào án thư. Nếu không cố sức nói thì làm sao lĩnh hội được? Cho nên đặt ra vấn đề vấn đáp để biện minh nghi hoặc với chúng nhân, đó cũng là một điều khổ tâm của đức từ bi.) [175,tr.131-132].
Xưa nay, những người đọc thông hiểu những bộ kinh điển Đại thừa và những bộ ngữ lục của các thiền sư thật không nhiều lắm, phải chăng nguyên nhân là do nhà Phật thích dùng chữ uyên áo, sâu kín, làm cho nhiều người không hiểu được hoặc hiểu sai lệch thì quá nhiều, tạo nên tác hại vô cùng. Ngay cả một danh sĩ như Bùi Dương Lịch cũng hiểu lầm tinh thần phá chấp của Phật giáo, nên trong thư Đáp lại lời biện thuyết về Phật và Lão của Ngô Thì Nhậm có đoạn:
“Nhà Phật bảo giết mẹ, giết những người sư làm hại, tức là chỗ khắc phục, tôi thật không hiểu. Đặt lối giáo huấn để dạy người, thì tại sao lại dùng những lời mờ tối ấy. Nếu cần dùng những lời mờ tối thì tại sao lại dùng những câu ghê rợn như vậy? Tôi sợ đó không phải là những câu mà người con hiếu hay người nhân muốn nghe.” [169,tr.193].
Đối với những người chấp trước vào văn tự, chữ nghĩa, không khỏi không có quan điểm như trên. Vấn đề này đã được Hải Huyền Ngô Thì Hoàng chỉ ra trong phần thanh dẫn, chương Định thanh:
Có thể bạn quan tâm!
- Tịch Nhiên Vô Thanh (Tiếng Lặng Lẽ Không Có Tiếng):
- Bất Quả Thanh (Tiếng Không Thành):
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 10
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 12
- Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 13
- Tinh Thấn Nhập Thế Yêu Nước Trong Tác Phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
釋教不明,世人妄作毀謗,但就筌蹄,粗跡上看,衆議殽亂,無所折衷.[tr.227]
Thích giáo bất minh, thế nhân vọng tác huỷ báng, đãn tựu thuyên đề, thô
tích thượng khán, chúng nghị hào loạn, vô sở chiết trung.
(Giáo lý nhà Phật hiểu chưa sáng rõ, nên làm cho người đời báng bổ xằng bậy, chỉ biết nhìn vào hình thức thô sơ của cái đó (bắt cá), cái dò (bắt thỏ), vì vậy mà bàn luận rối mù, không có một chuẩn mực nào cả.” [175,tr.235]
Sở dĩ Bùi Dương Lịch đả kích kịch liệt như vậy là vì ông đọc mấy câu này trong chương Thoát thanh (tiếng giải thoát): 是故殺父母,殺害僧,是佛家弟一平等
[tr.200]. Thị cố sát phụ mẫu, sát hại tăng, thị Phật gia đệ nhất bình đẳng. (Cho nên, giết cha mẹ, giết sư sãi, chính là cái nghĩa bình đẳng trước nhất của nhà Phật). Không biết là do ông hiểu nhầm thật hay ông cố tình không chấp nhận phương thức giáo huấn kiểu này của Phật gia. Sơ Tổ Đạt Ma đã từng phủ nhận toàn bộ công lao lập chùa, độ tăng, cúng dường Tam bảo, giảng kinh thuyết pháp của vua Lương Võ Đế là không có công đức. Những bộ kinh điển Đại thừa, ngữ lục của các Tổ sư có ảnh hưởng đến Thiền phái Trúc Lâm như: Lăng già, Kim cang, Duy ma cật, Pháp bảo đàn, Lâm Tế ngữ lục,… đều hiển dương tinh thần không dính mắc một cách triệt để. Chúng ta cùng xem ý này trong Lâm Tế ngữ lục:
“Này các đạo lưu, nếu các ông muôn được kiến giải chân chính thì đừng sợ người ta mê hoặc. Quay vào bên trong, nhìn ra bên ngoài, gặp gì giết đó: Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La hán giết La hán, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp người thân giết người thân. Như thế mới được giải thoát, không bị vật câu thúc, ung dung tự tại.” [214,tr.44]
Hải Lượng thiền sư đã đẩy hình thức phá chấp lên đến đỉnh điểm của nó, nhằm tỏ rõ ý, không dính mắc vào bất kỳ thứ gì dù đó là ý niệm về Phật, cha mẹ, hay sư sãi, thì mới thật sự là giải thoát trọn vẹn.
Quan niệm tâm là bản chất của thế giới, là nguồn gốc của vạn vật của kinh Hoa nghiêm thể hiện trong bài kệ: 若人欲了知,三世一切佛,應觀法界性,一切惟心造.
Nhược nhân dục liễu tri, Tam thế nhất thiết Phật, Ưng quán pháp giới tánh, Nhất thiết duy tâm tạo” (Nếu ai muốn biết rõ, tất cả các Phật trong ba đời, thì phải thấu rõ thật tính của pháp giới, tất cả đều do tâm tạo ra). [91,tr 99]
Kế thừa tư tưởng Phật tại tâm, tất cả do tâm tạo ra từ kinh Hoa nghiêm, Ngô Thì Nhậm khẳng định năng lực lớn của con người:
以是莊嚴故,其目甚清淨,父母所生眼,悉見三千界,其中諸衆生,一切皆悉
見,雖未得千眼,肉眼力如是. [tr.343] Dĩ thị trang nghiêm cố, kỳ mục thậm thanh tịnh, phụ mẫu sở sinh nhãn, tất kiến tam thiên giới, kỳ trung chư
chúng sinh, nhất thiết giai tất kiến, tuy vị đắc thiên nhãn, nhục nhãn lực như thị. (Vì lấy đó trang nghiêm, nên mắt của ta rất thanh tịnh, mắt do cha mẹ sinh ra, nhìn rõ ba ngàn thế giới, tất cả các chúng sinh trong đó, đều nhìn thấy được hết thảy, dù chưa chứng được Thiên nhãn, mắt thường còn có năng lực như vậy.)
Từ cách nghĩ đó, Hải Lượng đi đến phủ nhận sự sắp đặt của ý trời (天意 thiên
ý) và xác quyết khả năng làm chủ vận mệnh, làm chủ thế giới của con người:
天意不必, 人意必. [tr.342] Thiên ý bất tất, nhân ý tất. (Ý trời không chắc, ý người mới chắc.)
Nghĩa đen của thuật ngữ 寂滅 ‘tịch diệt’ trong kinh điển Phật giáo chỉ cho cái
chết an lạc, cũng tức là chỉ cảnh giới Niết bàn hoàn toàn thanh tịnh và vắng lặng. Thiền sư Quảng Nghiêm ở thế kỷ XII của Việt Nam từng bàn về tịch diệt với cảm
quan thực tiễn: 離寂方言寂滅去,生無生後說無生. Ly tịch phương ngôn tịch diệt
khứ, Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh. [268,tr.521] (Tạm dịch: Vượt ngoài sống chết mới có thể nói về được tịch diệt, Đạt đến cảnh giới vô sinh rồi hãy nói về vô sinh). Ý
nghĩa sâu xa của 寂滅 ‘tịch diệt’ được các tác giả phân tích cặn kẽ từ nhiều góc độ:
佛說寂滅,非夫寂滅之謂也.寂與喧對,滅與起對,能滅人之性,便起天之性.大都天性最難起,人性最難滅.滅得人性,便是萬感俱寂,一真自如.鍾鼓在前,而耳不為亂.綺羅在前而目不為眩.千兵萬馬在前而心不為動.夫是之
謂寂 [tr.241-242]. Phật thuyết tịch diệt, phi phù tịch diệt chi vị dã. Tịch dữ huyên đối, diệt dữ khởi đối, năng diệt nhân chi tính, tiện khởi thiên chi tính.
Đại đô thiên tính tối nan khởi, nhân tính tối nan diệt. Diệt đắc nhân tính, tiện thị vạn cảm câu tịch, nhất chân tự như. Chung cổ tại tiền, nhi nhĩ bất vi loạn. Ỷ la tai tiền nhi mục bất vi huyễn. Thiên binh vạn mã tại tiền nhi tâm bất vi động. Phù thi chi vị tịch. [tr.245] (tạm dịch: Phật nói tịch diệt, không chỉ có nói về tịch diệt (cái chết an lạc). Tịch là đối với huyên, diệt là đối với khởi. Nếu diệt được tính người, thì mở được tính trời. Phần nhiều tính trời rất khó mở, tính người rất khó diệt. Diệt được tính người, thì tất cả cảm xúc đều không, lộ rõ chân như. Chuông trống ở phía trước mà tai không bị loạn;
gấm vóc trước mặt mà mắt không bị loá; thiên binh vạn mã ở đằng trước mà tâm không dao động. Như vậy mới gọi là tịch.)
Rõ ràng là Ngô Thì Nhậm đã lý giải phạm trù tịch diệt của Phật giáo dưới góc nhìn thực tiễn sinh động, có thể thấy được trong đời sống hằng ngày. Nhìn tịch và diệt trong sự đối lập với huyên và khởi trên bình diện ngữ nghĩa. Trên cơ sở đó chỉ ra tác dụng quan trọng của chữ tịch là tâm luôn an ổn, bình tĩnh và lặng lẽ không bị ngoại cảnh chi phối, không tham dục mê hoặc. Tịch là điều kiện tiên quyết đưa đến ngộ nhập chân như Phật tính, đạt đến giải thoát Niết bàn. Có thể nói rằng, tịch chính là nền tảng căn bản của giải thoát luận Phật giáo.
Làm sao để có thể thành Phật là điều được rất nhiều người quan tâm, Hải Lượng chỉ ra rằng:
無勢位不能成佛.無財色不能成佛.無美宮室好車馬,不能成佛.無佞臣僕
便奴婢,不能成佛 [tr.251]. Vô thế vị bất năng thành Phật. Vô tài sắc bất
năng thành Phật. Vô mỹ cung thất hảo xa mã, bất năng thành Phật. Vô nịnh thần bộc tiện nô tỳ, bất năng thành Phật. (Không có thế lực địa vị thì không thành Phật được; không có tiền tài, nữ sắc thì không thành Phật được; không có cung thất đẹp, xe ngựa tốt thì không thành Phật được; không có bề tôi giỏi giang, nô tỳ lanh lợi thì không thành Phật được.) [tr. 260]
Trong hai mươi bốn chương của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, mỗi chương là một âm thanh, nội dung chính của mỗi thanh được biểu thị bằng danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ tát. Quán Thế Âm nghĩa là quán xét âm thanh của thế gian. Vị Bồ tát này có vị trí vô cùng quan trọng trong Phật giáo cũng như trong tín ngưỡng dân gian, rất được tín đồ sùng bái, vì tin tưởng rằng Ngài quán xét tiếng kêu đau khổ của tất cả chúng sinh để đến cứu độ. Hơn nữa, trong các quả vị tu chứng giác ngộ, Phật giáo đã chia ra các bậc như Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật, thì Thanh văn là bậc tu hành chứng quả thánh nhờ được nghe giáo pháp của đức Thế Tôn. Vì vậy, phương pháp tu chứng của Bồ tát Quan Thế Âm có liên hệ mật thiết đến nội dung tác phẩm.
Ngay trong lời dẫn đầu tiên để đi vào tác phẩm, Ngô Thì Hoàng nêu ra nguồn gốc và hình tướng của âm thanh:
聲發於叩,大叩則大鳴,小叩則小鳴,皆有所因而發也.發有所因,便有時而
息.空中而有聲,則其聲無所從來,亦無所去.迎之不知其所始,隨之不知其所終,鏗鏗然,鉉鉉然,無一息之或停. [tr.111] Thanh phát ư khấu, đại khấu tắc đại minh, tiểu khấu tắc tiểu minh, giai hữu sở nhân nhi phát dã. Phát
hữu sở nhân, tiện hữu thời nhi tức. Không trung nhi hữu thanh, tắc kỳ thanh vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ. Nghênh chi bất tri kỳ sở thuỷ, tuỳ chi bất tri kỳ sở chung, khanh khanh nhiên, huyền huyền nhiên, vô nhất tức chi hoặc đình. (Âm thanh phát ra vì có sự gõ, gõ mạnh thì tiếng kêu to, gõ nhẹ thì tiếng kêu nhỏ, vậy âm thanh phát ra đều có nguyên do. Vì có nguyên do mới phát ra âm thanh, thì có lúc nó phải tắt đi. Trong khoảng không mà có âm thanh phát ra, thì nó không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Đón nó thì không biết chỗ nó bắt đầu, theo nó thì không biết chỗ nó kết thúc, sang sảng, oang oang, không lúc nào ngừng tắt.)
Đoạn này nghe phảng phất có âm hưởng của kinh điển Đại thừa Phật giáo. Phẩm Viên thông về nhĩ căn (lỗ tai) của kinh Lăng nghiêm giảng giải về pháp tu âm thanh và nhĩ căn như sau:
“Ban đầu, ở trong cái nghe, vào dòng mất đi tướng sở (chỗ nghe). Chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động tịnh rõ ràng chẳng sinh ra. Như vậy tiến thêm một bước, cái nghe và chỗ nghe đều dứt. Chẳng dừng lại nơi dứt cái nghe và chỗ nghe thì các giác và chỗ giác đều không. Không giác cùng tột trọn vẹn thì năng không và sở không đều diệt. Sinh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền. Tức thì vượt khỏi thế gian lẫn xuất thế gian, được hai điều tột bậc: Một là, trên hợp với bản giác diệu tâm của mười phương chư Phật, cùng với chư Phật mười phương đồng một sức từ; Hai là dưới hợp với tất cả mười phương chúng sinh trong sáu đường, cùng các chúng sinh đồng một bi ngưỡng. [94,tr. 327-328]
Phẩm này, Bồ tát Quan Thế Âm tự bạch rằng, bản thân nhờ tu cái nghe, thấy rõ thật tính của âm thanh, bản chất của tiếng kêu, ngộ nhập tính nghe thường hằng mà xa rời khổ não, được giác ngộ giải thoát. Chúng sinh vì mê lầm gốc nghe, nên chạy theo âm thanh hư ão, lưu chuyển trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng. Cốt lõi pháp tu về âm thanh được đúc kết qua mấy câu kệ:
“Chứa nghe thành lỗi lầm/ Dùng nghe trì Phật pháp/ Sao chẳng nghe (cái) tự nghe/ Cái nghe chẳng tự sinh/ Nhân thanh có danh tự/ Xoay nghe thoát khỏi tiếng/ giải thoát đâu có danh / Một căn đã về nguồn/ Sáu căn thành giải thoát/ Thấy nghe như loà, huyễn/ Ba cõi là không hoa/ Xoay nghe gốc mê trừ/ Trần tiêu, giác tròn đủ/ Sạch tột, quang thông suốt/ Lặng chiếu trùm hư không.” [94,tr.354-355]
Xu thanh là một mấu chốt căn bản của tác phẩm, thể và dụng của tâm được các tác giả đặc biệt chú trọng:
心為萬物之樞紐能開闔能收放故謂之樞樞者心也人各有心聖人有聖人
心衆人有衆人心聖人之心同乎人而無我故能兼善天下衆人之心梏於所聞見故獨善其身 [tr.276]. Tâm vi vạn vật chi xu nữu, năng khai hạp, năng
thu phóng, cố vị chi xu. Xu giả tâm dã. Nhân các hữu tâm. Thánh nhân hữu thánh nhân tâm, chúng nhân hữu chúng nhân tâm. Thánh nhân chi tâm, đồng hồ nhân nhi vô ngã, cố năng kiêm thiện thiên hạ. Chúng nhân chi tâm, cốc ư sở văn kiến, cố độc thiện kỳ thân. (Tâm là then chốt của mọi thứ, có thể đóng, mở, thu, phóng cho nên gọi là cái chốt. Vậy cái chốt tức là tâm. Người ai cũng có tâm, thánh nhân có tâm của thánh nhân, người phàm có tâm của người phàm. Tâm của thánh nhân cũng giống như tâm người phàm nhưng là cái tâm vô ngã, cho nên có thể nghĩ đến điều tốt vì thiên hạ. Còn tâm của phàm phu gò bó trong những điều tai nghe mắt thấy nên chỉ nghĩ đến điều tốt cho bản thân mình.)
Phật học chính là tâm học, muôn kinh vạn điển của Phật giáo không ra ngoài một chữ tâm, cốt tuỷ của Thiền tông là chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật, yếu chỉ Thiền phái Trúc Lâm cũng là Phật tại tâm (Phật ở trong lòng), Phật tức tâm, tâm tức Phật. Như vậy đủ thấy chữ tâm là quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống tư
tưởng Phật giáo. Vì thấu rõ lý này nên Hải Lượng mới khẳng định: 觀世音菩薩以心
量 禪 於 諸 佛 .[tr.277] Quan Thế Âm bồ tát dĩ tâm lượng thiền ư chư Phật. (Bồ tát
Quan Thế Âm truyền tâm lượng cho chư Phật). Cũng chính vì Ngô Thì Nhậm thích cách lý giải về tâm theo hướng Duy thức trong kinh Lăng già, kinh Duy Ma Cật do Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch nên hết lời khen ngợi vị cao tăng gốc Ấn đời Tấn ở Trung Quốc này.
Ý nghĩa quan trọng của chương Xu thanh, cũng như chữ tâm trong toàn bộ tác phẩm được Ngô Thì Hoàng đúc kết:
心之德至盛,心之量至廣,夫是之謂聖人.大禅師發明禅字,謂之樞聲,上應
十二聲,下接十一聲,而樞居中. [tr.276] Tâm chi đức chí thịnh, tâm chi lượng chí quảng, phù thị chi vị thánh nhân. Đại thiền sư phát minh thiền tự, vị chi xu thanh, thượng ứng thập nhị thanh, hạ tiếp thập nhất thanh, nhi xu
cư trung. (Cái đức của tâm rất lớn, cái lượng của tâm rất rộng, mới được gọi là Thánh nhân. Đại thiền sư phát minh ra chữ thiền gọi là tiếng chốt, trên
ứng với mười hai thanh, dưới thì tiếp với mười một thanh mà thành cái chốt ở giữa.)
Cũng trong chương quan trọng này, Hải Hoà chỉ ra sự nhầm lẫn của không ít người về ý nghĩa của chữ Thiền và mục đích cứu cánh của Thiền định:
今我一切僧衆,但見静坐息心,謂之禅定,便訓禅定為安定,大失禅字之義.
自大禅師發明之後,方知禅定者,以心之静定相傳. [tr. 278]
Kim ngã nhất thiết tăng chúng, đãn kiến tĩnh toạ tức tâm, vị chi thiền định, tiện huấn thiền định vi an định, đại thất thiền tự chi nghĩa. Tự đại thiền sư phát minh chi hậu, phương tri thiền định giả, dĩ tâm chi tĩnh định tương truyền. (Hiện nay trong hàng tăng chúng của ta, hễ thấy tịnh tâm ngồi yên thì cho đó là thiền định, rồi còn truyền dạy người khác rằng “thiền định” là “an định”. Như vậy là làm sai hẳn ý nghĩa của chữ “thiền”. Từ khi Đại thiền sư phát minh ra, mới biết thiền định là truyền thụ cho nhau cái tâm tĩnh định.)
Chỗ này, đúng là Ngô Thì Nhậm có cách giải thích khá mới mẻ về ý nghĩa chữ Thiền, nhưng không thể cho rằng ông là người phát minh ra tư tưởng và phương pháp này. Bởi ai cũng biết, các vị Tổ sư thiền tông đời đời tương truyền cũng là “Dĩ tâm ấn tâm” (dùng tâm truyền tâm) đấy thôi.
Như vậy, hầu hết những tư tưởng, triết lý cốt tuỷ của những bộ kinh quan trọng thuộc hệ thống kinh điển đại thừa Phật giáo như: Bát nhã, Hoa nghiêm, Pháp hoa, Kim cang, Viên giác, Lăng già, Lăng nghiêm, Duy Ma Cật... và tinh thần chủ đạo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều được tái hiện một cách sinh động và mới mẻ trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Hải Lượng Ngô Thì Nhậm và các pháp hữu.
Các phạm trù triết lý Phật giáo như: nhân quả, luân hồi, thiện ác, tâm tính, nghiệp báo, sắc không, tính không, lục căn, lục trần, lục thức, chân không diệu hữu, nhân ngã, sinh diệt, bình đẳng, phá chấp, Như lai, Phật tính, Niết bàn… được khai thác và tiếp biến hữu hiệu trong nội dung tu tưởng của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh qua nghệ thuật ngôn từ dưới cảm quan của những nhà Nho chân chính.
2.2. SỰ DUNG HỢP CÁC HỆ TƯ TƯỞNG TRONG TÁC PHẨM TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH
2.2.1. Dung hợp Tam giáo
Sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ tư tưởng triết học nếu chúng có cơ hội giao lưu là một vấn đề mang tính tất yếu, tức là nếu có giao lưu ắt có sự tiếp thu, tiếp biến.
Mối tương quan giữa Phật giáo (Ấn Độ) và Nho giáo và Lão - Trang (Trung Quốc), vốn được xem là những cái nôi của nền văn minh nhân loại, cũng không đi ngoài quy luật này. Nhìn trong lịch sử văn hoá Trung Hoa, mối quan hệ giữa ba hệ tư tưởng Phật - Đạo - Nho là vô cùng phức tạp: có giao lưu, có điều hòa, có tiếp biến, thậm chí có phân tranh. Nhưng xu hướng chủ yếu vẫn là xu hướng điều hòa, dung hợp. Xu hướng này có lẽ đã manh nha từ khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc khoảng từ thời Đông Hán đến Đông Tấn. Để người dân bản xứ dễ tiếp nhận một hệ thống giáo lý và sinh hoạt đời sống tâm linh hoàn toàn mới theo Phật giáo, những nhà truyền giáo của Phật giáo phải vay mượn những thuật ngữ, khái niệm trong hệ tư tưởng của Nho gia và Đạo gia tương tự với tư tưởng Phật giáo, vốn đã rất quen thuộc với người dân ở đây. Thậm chí, khi cần thiết họ dùng cả tư tưởng Nho gia, Đạo gia để giải thích giáo lý tư tưởng nhà Phật cho tín đồ dễ hiểu. Ngược lại, những nhà Nho, Đạo sĩ cũng thấy được sự bổ túc cần thiết của giáo lý nhà Phật vào sự khiếm khuyết của Nho gia và Đạo gia, cả sự tương đồng của ba nhà. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Ba giáo có cùng một nguồn gốc) đã xuất hiện vào thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc triều, trải qua các đời Tùy, Đường, Tống, thịnh hành ở hai triều Nguyên, Minh đến triều đại nhà Thanh thì bắt đầu suy vi. Tư tưởng này do Cát Hồng đề xướng. Cát Hồng là một đạo sĩ, sinh năm 284, mất năm 364, hiệu là Bảo Phát Tử. Ông và Khấu Liêm Chi, Lục Tu Tĩnh là những người có vai trò quan trọng trong việc cải biến Đạo giáo phù thủy và Ngũ đấu mễ đạo theo hướng tu Tiên thành Đạo giáo chính thống. Cũng chính Cát Hồng là người chủ trương kết hợp Đạo giáo với Nho giáo, Phật giáo thành lập Đạo Kim Đan của quý tộc lấy tư tưởng Tam giáo đồng nguyên làm tôn chỉ trên nền tảng Đạo giáo chính thống. Cát Hồng vốn là người thiên tư thông tuệ, tinh thông Tam giáo cửu lưu, đạo hạnh cao siêu, là người đặt nền móng cho sự ra đời của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, sau đó tư tưởng này được Đào Hoằng Cảnh (456-
536) đời Tề kế thừa và phát triển. Từ đó, tư tưởng đồng nguyên đã có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của dân tộc Trung Quốc, trên từ vua, quan, danh sĩ dưới đến muôn dân. Vua chúa thì có Tùy Văn Đế, Lương Vũ Đế (464-549), Tề Võ Đế, Tấn Hiếu Võ, Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Đường Huyền Tông, Đường Túc Tông, Đường Đại Tông, Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông, Tống Chân Tông, Tống Nhân Tông… Những vị Tể tướng, đại thần thì có: Tạ An Thạch, Vương Hy Chi, Đào Uyên Minh, Tạ Linh Vận, Thôi Công Quần, Bàng Uẩn, Bùi Tấn Công, Nhan Lỗ Công, Bùi Tướng Quốc, Trần Trung Túc, Vương Nhật Hưu, Tô Thức, Tô Triệt, Hoàng Sơn Cốc… Những triết gia, danh Nho, thi nhân như Bạch Cư Dị, Hàn Dũ