Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 12


(Xương Lê), Quốc Nhất, Thọ Nhai, Ma Y, Trần Đoàn, Xung Phóng, Mục Tu, Lý Đỉnh Chi, Thiệu Khang Tiết, Chu Đôn Di (Liêm Khê), Trình Di (Y Xuyên), Trình Hạo (Minh Đạo), Chu Hy (Hối Am), Tiết Giản, Trương Chuyết, Đỗ Hồng Tiệm, Lý Tập Chi, Trần Tháo, Lục Tuyên, Lý Phụ Mã, Dương Đại Niên, Phú Trịnh Công, Dương Thứ Công, Quách Công Phủ, Triệu Thanh Hiến, Trương Vô Tận, Phùng Tế Xuyên, Trương Cửu Thành, Ngô Cư Nhân… Tất cả đều chịu ảnh hưởng tư tưởng quan niệm Tam giáo đồng nguyên.

Chẳng hạn, có thể thấy ảnh hưởng của Phật và Lão - Trang trong tư tưởng của danh Nho Trình Hạo được Trình Di chỉ rõ trong Minh Đạo hành trạng: “Minh Đạo tiên sinh ra vào Phật - Lão mấy chục năm” [dẫn lại: Quy nguyên trực chỉ, quyển hạ, tr.611]. Đại sư Tông Bổn đời Tống để lại cho đời sau bộ Quy nguyên trực chỉ với tông chỉ Tam giáo nhất nguyên. Lưu Mật đời Nguyên viết Tam giáo bình tâm luận. Cũng trong thời này xuất hiện một bộ sách có tên Tam giáo nguyên lưu sưu thần đại toàn mà đến nay vẫn chưa biết ai là tác giả. Tác phẩm này mặc dù không được thượng tầng trí thức xem trọng, nhưng lại được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

Thời Nam Bắc triều, vua Lương Vũ Đế chính thức đưa ra lý luận về tư tưởng Tam giáo đồng nguyên trong chiếu thư để công bố thiên hạ. Vốn là Phật tử thuần thành, ông viết Tam giáo đồng nguyên thuyết, chính thức đề xướng tinh thần “Tam giáo đồng nguyên” trên nền tảng của tư tưởng Phật giáo. Tác phẩm này có vị trí rất quan trọng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc nói chung, trong “tín đồ” của Tam giáo nói riêng. Đến Bắc triều Châu Võ Đế, mặc dù cũng muốn dung hợp Tam giáo nhưng lại kiềm chế Phật giáo và đề cao Đạo gia. Tức lúc này chúng ta có thể thấy được sự phân tranh theo hướng điều hòa giữa Phật - Đạo. Khuynh hướng tư tưởng trên vẫn là Tam giáo nhất gia, nhưng không thể hiện rõ lắm. Từ khi nhà Đường thống nhất Trung Quốc, triều đình đã áp dụng chính sách quân bình Phật - Nho - Đạo, nhiều lần tổ chức cho Nho sĩ, Đạo sĩ, Hòa thượng tranh biện về sự ưu liệt trong tư tưởng triết lý của ba nhà, tạo ra sự phân tranh trong Tam giáo. Dù vậy, nhưng đối với học thuật, thì lại có tác dụng tích cực, kích thích học thuật phát triển.

Đến đời nhà Tống, tình hình học thuật có nhiều biến chuyển. Nho gia đề xướng Lý học dựa trên sự tiếp thu, cải biến một số nội dung tư tưởng trọng yếu của hai nhà Phật và Lão - Trang, nhất là tư tưởng Đại thừa Phật giáo. Vì vậy, tư tưởng Phật - Nho dần dần hòa lẫn vào nhau làm xuất hiện xu thế “dương Nho âm Thích” hay nói cách khác là “ngoại Nho nội Thích”. Từ Bắc Tống đến Nam Tống xu hướng Tam


giáo hợp nhất ngày càng phổ biến. Tống Lý Tông từng đề xướng “Tam giáo nhất

đạo” trong Văn thủy chân kinh ngôn ngoại chỉ.

Nhà Nguyên sùng tín Phật giáo Tây Tạng và có chính sách hợp nhất Tam giáo nên tư tưởng này vô cùng phát triển. Đào Cữu làm Tam giáo nhất nguyên đồ trong Nam thôn xuyết độc đồ. Ông đem “Lý”, “Tính”, “Mệnh” của Nho gia phối với “Giới”, “Định”, “Tuệ” của Phật gia và “Tinh”, “Khí”, “Thần” của Đạo gia; đem “Nhân”, “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín” của Nho phối với “Sắc”, “Thọ”, “Tưởng”,

“Hành”, “Thức”, của Phật và “Luân”, “Nguyên”, “Đình”, “Lợi”, “Trinh” của Đạo; đem “Dụng chi tắc hành, xả nhi tắc tàng” của Nho phối với “Quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã” của Phật và “Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần” của Đạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Cuối đời Nguyên đầu nhà Minh cho đến gần hết đời Minh tư tưởng Tam giáo hợp nhất vẫn được lưu truyền rộng rãi. Trương Tam Phong cho ra đời một tác phẩm kinh điển Vô căn thọ giải tuyên truyền cho tư tưởng Tam giáo nhất gia. Ông sử dụng các khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ cả ba nhà như: “sắc không”, “sinh diệt”, “viên giác”, “chánh pháp nhãn tạng”, Niết bàn diệu tâm”… của Phật; “kim đan”, “linh bảo trí”, “thiêm mễ nguyên châu”… của Đạo; “minh đức”, “thứ dân”, “thái cực”, “quân tử”… của Nho, tạo nên Tam giáo hỗn hợp luận. Sau đó, Lý Triệu Ân sáng lập “Đại Thành giáo” lấy tư tưởng hòa hợp Tam giáo làm tông chỉ.

Đầu nhà Thanh sự dung hợp Tam giáo vẫn rất phổ biến. Thời này xuất hiện nhiều nhà lý luận tam giáo. Từ cuối nhà Thanh cho đến nay, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên dần dần không còn ảnh hưởng sâu nặng trong giới trí thức như trước, nhưng vẫn còn có sức âm vang nhất định trong đời sống xã hội.

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 12

Khi tư tưởng Tam giáo truyền vào nước ta, dân tộc ta nhanh chóng tiếp thu, tinh lọc và dung hoà tư tưởng Tam giáo với những nét văn hoá truyền thống tâm linh bản địa để tạo nên một nền văn hoá đặc sắc, độc đáo giàu bản sắc dân tộc, khu biệt với nền văn hoá của những dân tộc khác, kể cả những quốc gia dân tộc sản sinh ra hệ tư tưởng này như Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo sâu sắc như Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan.

Từ thế kỷ thứ II, Mâu Bác đã viết nên một tác phẩm luận thuyết triết lý có giá trị lớn là Lý hoặc luận (khoảng 195-198). Đây là tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam bàn về mối quan hệ giữa ba hệ tư tưởng Phật - Đạo - Nho. Luận thuyết Lý hoặc luận gồm có 37 điều: 3 điều đầu trình bày về Phật giáo; 8 điều luận về Lão giáo; 1 điều tổng kết, còn lại 25 điều tập bàn về mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo. Điều này


giúp chúng ta thấy được, ngay từ cuối thế kỷ thứ II mối tương quan giữa Phật và Nho đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo một số thư tịch cũ có nhắc đến tác phẩm Đạo Cao pháp sư tập (khoảng 450-460) của Đạo Cao mang nội dung bàn về vấn đề của Tam giáo nhưng hiện nay sách không còn.

Những vị vua chúa, đại thần, danh sĩ ở Việt Nam ít nhiều có chịu ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo như: Khuông Việt, Pháp Thuận, Chân Không, Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông, Viên Chiếu, Hiện Quang, Chu Hải Ngung, Đạo Huệ, Trường Nguyên, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Anh Tông, Huyền Quang, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hương Hải, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Trịnh Tuệ, Toàn Nhật, Giác Lâm,... Các tác phẩm như Tham đồ hiển quyết của Viên Chiếu đời Lý, Thiền tông chỉ nam tự của Trần Thái Tông đời Trần; Toàn Nhật đời Lê trung hưng viết Tam giáo nguyên lưu ký; Trịnh Tuệ đời Lê trung hưng viết Tam giáo nhất nguyên thuyết; Giác Lâm sáng tác Hồng mông hạnh... đều là những tác phẩm bàn về những vấn đề cốt tuỷ của Phật - Đạo - Nho theo quan điểm tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. Chẳng hạn, sư Trí Thiền bày tỏ quan điểm Phật - Nho nhất trí, nhưng nhấn mạnh rằng, chỉ có Phật giáo mới thật sự thoát khổ:

Như lai lục ngữ cái bất hư thuyết. Thế gian chư pháp hư huyễn bất thực, duy đạo vi thực, ngã phục hà cầu. Thả Nho gia khả thuyết quân thân phụ tử chi đạo, Phật pháp khả ngôn Bồ tát, Thanh văn chi công. Nhị giáo tuy thù, kỳ quy tắc nhất. Nhiên, xuất sinh tử, nhược đoạn hữu vô kế phi Thích tắc bất năng dã.” (Lời nói của Như lai chẳng phải là lời nói suông. Các pháp ở trên thế gian này đều là hư ảo, không thực, chỉ có đạo mới là thực, ta còn cần gì nữa; vả lại, Nho gia nói đạo vua tôi, cha con; Phật pháp nói về công đức của các vị Bồ tát, Thanh văn. Hai giáo tuy có chỗ khác nhau nhưng quy về một mối mà thôi. Chỉ là, muốn vượt qua nỗi khổ sinh tử, dứt khỏi sự cố chấp hữu vô, ngoài Phật giáo ra thì không thể nào đạt được.) [310, tờ 6, ký hiệu A.3144]

Trong Thiền tông chỉ nam tự, Trần Thái Tông dẫn ý của Lục Tổ Huệ Năng: “Cố Lục Tổ hữu ngôn vân: Tiên đại thánh nhân dữ đại sư vô biệt, tắc tri ngã Phật chi giáo hựu giả tiên thánh dĩ truyền ư thế dã” (Cho nên Lục Tổ có nói: bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác gì nhau, như thế đại giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời.) [296,tr.26]. Nhà vua còn lý giải sự tương đồng


của Nho - Đạo - Phật về mặt tích đức, hành thiện như sau: “Nho điển thi ân báo đức, Đạo kính ái vật hiếu sinh, Phật duy giới sát thị trì. (Sách Nho dạy thi ân bố đức, kinh Đạo giáo dạy yêu mọi vật, quý sự sống, nhà Phật dạy giữ giới không sát sinh.) [254,tr.49]

Thiền sư Hương Hải luận chỗ giống nhau của Phật - Nho ở sự thâm sâu, uyên áo bằng hai câu thơ đầy hình tượng:

Nho nguyên đãng đãng đăng nhi khoát, Pháp hải trùng trùng nhập chuyển thâm”. (Rừng Nho bát ngát vào thêm rộng,

Biển Phật mênh mông tới càng sâu.)

[dẫn lại: 45,tr.409-410]

Nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá nhận xét về mối đan xen tư tưởng trong một số danh Nho tiếng tăm trước và trong thế kỷ XVIII:

“Có khuynh hướng Nho giáo kết hợp với tư tương Lão Trang mà tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm; có khuynh hướng Nho giáo kết hợp với Đạo giáo mà tiêu biểu là Nguyễn Dữ; lại có khuynh hướng Nho giáo kết hợp với Phật giáo mà tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm; và cũng có khuynh hướng kết hợp Nho giáo với Pháp gia mà tiêu biểu là Lê Quý Đôn. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên trên nền tảng Nho giáo là xu hướng lớn của giai đoạn này. Nhưng hiện tượng đó cũng gây nên sự phản ứng trong một số nhà Nho ở cuối thế kỷ XVIII như Bùi Dương Lịch, Phạm Nguyễn Du, Phạm Quý Thích, Bùi Huy Bích…” [178,tr.96]

Bối cảnh tư tưởng xã hội như vừa nêu, ít nhiều đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. Con đường từ sùng Nho đến hoà hợp Tam giáo của Ngô Thì Nhậm là sự kế thừa tất yếu của tư tưởng truyền thống dòng họ. Đa phần những danh sĩ của dòng họ Ngô Thì đi từ chuộng Nho đến sùng Phật, như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ… Kế thừa lập trường tư tưởng của người cha, bởi Ngô Thì Sĩ, vốn đi từ độc tôn Nho giáo đến dung hoà Nho - Đạo - Thích, trong đó vẫn lấy Nho làm gốc. Đây cũng là do sự ảnh hưởng của tinh thần dung hợp Tam giáo ở Trung Quốc đã phổ biến thời Tống Nho, khi các đại biểu xuất sắc của nhà Nho như: Trình Di, Trình Hạo (Hiệu) ở thế kỷ XI, Chu Hy (1137-1200), Lục Tượng Sơn, Vương Dương Minh (1472-1529) đã thấy Nho giáo đang đứng trước nguy cơ, thách thức tồn vong vì sự nghèo nàn về Hình nhi thượng học của học thuyết Nho gia truyền thống, không thể “cạnh tranh” với tư tưởng học thuyết của Phật giáo và Đạo giáo với những cống hiến


lớn lao cho nền triết học và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp của xã hội, nhất là giai cấp thống trị và tầng lớp thức giả. Hơn nữa, đây là một vấn đề cấp bách, vì các nhà Nho này cho rằng, tư tưởng của Phật và Lão - Trang là những mối nguy hại không nhỏ cho nền đạo đức và chính trị. Trước hết, là vì cả hai nhà này đều xem nhẹ tầm quan trọng của việc thực hành nhân, lễ, nhạc… và nghĩa vụ của con người trong xã hội, bao gồm cả chủ trương vô chính phủ, lãng mạn của Đạo giáo và ý thức xem cuộc đời là vô thường để đi đến cảnh giới vô ngã của Phật giáo. Quan trọng nhất là, tuy các nhà Nho này đả kích các quan điểm mà họ coi là phi chính thống của Đạo giáo và Phật giáo, nhưng họ vẫn nhìn nhận, kế thừa giá trị của các yếu tố tinh túy khác mà họ cho là hợp lý trong học thuyết của các đối phương, khéo léo tiếp thu và dung hợp các yếu tố này vào trong hệ thống tư tưởng của họ để tạo thành học thuyết Tân Khổng giáo với chủ trương “Tìm hiểu sự vật” của dòng chính thống mà đại biểu là Trình Di, Trình Hạo, Chu Hy và dòng không chính thống chủ trương “Tìm hiểu tâm” mà đại biểu là Lục Tượng Sơn, Vương Dương Minh. Vấn đề này được nhà nghiên cứu phương Tây là David E. Cooper có nhận xét như sau:

“Yếu tố đặc trưng “cái mới” trong Tân Khổng giáo được vay mượn từ những chủ đề của các trường phái đối thủ. Đó là thuyết “Vạn vật nhất thể” nói đến một sự duy nhất hay “nhất thể tính” của sự vật, vượt qua “cái hài hoà” đơn thuần của Khổng - Mạnh… Những phát biểu như thế có thể đã được rút ra từ các trang sách của Trang Tử hay một kinh Phật giáo Đại thừa. Cái mới và sâu sắc của Tân Khổng giáo ở chỗ nó cố gắng chứng minh rằng thuyết “Vạn vật nhất thể” không làm cho người ta có thái độ vô chính phủ hay xuất thế, nhưng nó thúc đẩy một thái độ nhập thế trong việc thực hiện đạo đức Nho giáo.” [38,tr.200]

Do có những điểm tương đồng và gần gũi với những tín ngưỡng dân gian bản địa nên tư tưởng Tam giáo nhanh chóng được dân ta chấp nhận, đến thời Lý - Trần thì triều đình nước ta đã tổ chức khoa thi Tam giáo để chọn ra người tài đức để giúp nước. Có người cho rằng chủ trương Tam giáo đồng nguyên là “có tính chất chính trị hơn là về mặt triết học” [167,tr.29]. Theo thiển ý của chúng tôi, ngoài ý đồ chính trị, nội hàm tư tưởng và mục đích cứu cánh của ba hệ tư tưởng này vốn có những điểm tương đồng, bổ sung cho nhau, cũng là một trong những yếu tố để sản sinh ra quan niệm “Tam giáo đồng nguyên”. Đây là vấn đề khá phức tạp, có lịch sử lâu dài, không thể vài ba dòng có thể đi đến kết luận được. Nhưng điển hình là Nho - Đạo - Thích đều có những điểm chung hoặc gần nhau, nhất là không trái ngược nhau mà


còn bổ sung cho nhau về các phạm trù tâm - tính; đạo - đức; thiện - ác; hiếu - đạo; nhân - quả. Hơn nữa, tư tưởng học thuyết của Tam giáo đều không ra ngoài mục đích tu tâm, dưỡng tính, hành thiện, tích đức. Daine Morgan nói:

“Cả Lão giáo và Khổng giáo đều sử dụng nhiều thuật biểu tượng âm dương. Khái niệm về âm dương là nền tảng triết học của cả Khổng giáo và Lão giáo. Hai truyền thống này, dù đối chọi nhau ở nhiều lề thói, nhưng cả hai gắn với ý tưởng về sự trao đổi động nền tảng giữa các lực bổ sung.” [39,tr.177]

Trong phần viết về Đại chân Viên giác thanh, Thái cực và Vô cực, Lý và Khí, của bộ Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang khẳng định đây là một tổng hợp Nho - Phật khá độc đáo [95,tr.655]. Những sở đắc về Nho học được Hải Lượng đưa vào trong các đề tài thiền quán ấy; vì vậy nhiều lúc ta thấy những giáo lý của Phật giáo được trình bày qua cái nhìn của một nhà Nho, như Nguyễn Lang nhận xét:

“Ðứng về phía Phật học mà nói thì không là thể tính của vạn hữu, bất sinh bất diệt, không từ đâu tới cũng không đi về đâu (vô sở tòng lai diệc vô sở khứ), không thể diễn tả bằng ngôn ngữ khái niệm (vô thanh chi thanh). Ðứng về phái Nho học mà nói thì không là Thái cực, là khí hỗn nguyên (hỗn độn). Ðó là âm thanh thứ nhất mà nhóm Hải Lượng muốn đánh lên.” [107,tr.655]

Lê Văn Siêu cũng cùng với ý kiến trên qua nhận xét rất hình tượng:

“Đây là sự phối hợp tinh hoa của Nho, Phật và Đạo gia tạo thành một đồ hình theo cửu cung bát quái có công dụng thực tế, mà riêng phần sáng tác thì có sự phù hợp với toàn bộ tác phẩm trong một kiến trúc chặt chẽ… Riêng phần quan niệm ra 24 thanh, trừu tượng trong cái trừu tượng phải kể là một công phu tuyệt vời. Huống còn những lời giảng về những thanh ấy, bằng những câu chuyện ngụ ngôn hoán dụ, hay những điển tích rút ra trong kinh sách Phật hay Nho, cũng như những lý luận đột ngột trong cuộc đàm thoại giữa đại thiền sư và đồ đệ, ta thấy tác giả quả là người thông thái, mà sáng tác phẩm đã đáng kể là tiêu biểu cho mức tiến hoá tinh thần của người Việt ở thế kỷ XVIII.” [191,tr.880-881]

Theo Phạm Trần Lê thì trong các danh nhân văn hoá Việt Nam, Ngô Thì Nhậm

là:


“Người duy nhất biểu đạt tư tưởng một cách có hệ thống theo chủ định. Tác phẩm Đại chân Viên giác thanh của ông là sự chiêm nghiệm nghiêm túc và


bao quát cả hai hệ tư tưởng cổ đại lớn của nhân loại: Nho giáo và Phật giáo. Qua nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng bởi hai hệ tư tưởng trên, dù nước ta có nhiều Nho sĩ, nhiều thiền sư, nhưng tới thời Ngô Thì Nhậm vẫn chưa có ai tham vọng làm nghiên cứu một cách có hệ thống, dù chỉ tập trung vào một trong hai hệ tư tưởng nói trên. Việc so sánh, đối chiếu tìm ra các mấu chốt tương đồng, tương phản thì lại càng không có. Vì vậy, Đại chân Viên giác thanh thực sự là một tác phẩm vừa độc đáo, vừa có tham vọng tri thức lớn rất cần được nghiên cứu chuyên sâu.” [115, báo Tia sáng, 05/03/2009]

Còn Nguyễn Bá Cường thì cho rằng, Ngô Thì Nhậm tuy có tư tưởng dung hoà Tam giáo, nhưng trong quan niệm về sự hình thành và sống chết của con người thì ông lấy tư tưởng tất cả do tâm tạo của Phật giáo làm cơ sở:

“Ngô Thì Nhậm lý giải sự sinh thành con người dựa trên những tư tưởng triết học của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, sự hình thành con người được ông đề cập tương đối rõ nét. Xuất phát từ quan điểm trong Kinh Dịch: Trời và người cùng chung một lý. (Lý ở đây được hiểu như là quy luật vận hành tự nhiên của trời đất và muôn vật - N.B.C), ông coi sự xuất hiện của con người là do trời sinh ra. Nhưng khi nhìn nhận về sự sinh, diệt- theo lẽ tự nhiên của con người thì ông lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Ông cho rằng, sự nhận thức về lẽ sinh diệt của con người tất thảy đều từ cái Tâm của con người tạo ra.” [36,tr.47-52]

Trong xu hướng hoà đồng Tam giáo như vậy, sự tương tác hai chiều giữa Phật và Nho vẫn được quan tâm nhiều hơn. Nhận xét về mối quan hệ Phật và Nho tại đất Huế, Phan Đăng cho rằng: “Thời chúa Nguyễn, Nho và Phật đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tạo ra một phong cách đặc biệt trong giới cầm quyền cũng như trong quần chúng. Chính Nguyễn Phúc Chu đã thể hiện quan niệm của mình trong bài văn bia dựng ở chùa Thiên Mụ vào đầu thế kỷ XVIII, năm 1715:

咸性善以為宗,更心良而應事.居儒慕釋,以政治無不行仁,信道崇僧就因

果而思種福,承平國界安樂身心.因知處豐屋何如方丈,馳良馬何如振錫錦衣耀世不似袈裟,金玉滿堂本還虛白.久食珍者豈觀飯來香積聽樂者豈聞梵音響.際此昌期之世還尋歡喜之園有為無為並行不悖. (Hoặc lấy tính

thiện làm tôn chỉ, lấy lòng lành mà ứng xử muôn việc. Sống và làm theo Nho mà lòng mộ đạo Phật, vì làm chính trị không thể không thi hành điều nhân, tin đạo trọng tăng, luôn nghĩ điều nhân quả mà lo trồng phước, đất nước thái bình, thân tâm an lạc. Nhân đó mới biết ra rằng ở nhà cao sao


bằng nương thân nơi phương trượng, cưỡi ngựa tốt sao bằng chống gậy trúc, áo gấm loè đời chẳng bằng chiếc cà sa, vàng bạc đầy nhà rồi cũng trở thành rỗng sạch. Người ăn mãi đồ ngon há chẳng xem mùi cơm hẩm, nghe mãi tiếng nhạc há không ưa kinh kệ âm vang. Nay gặp đời thịnh trị, quay về tìm lại niềm vui, thực là hữu vi và vô vi cùng song hành mà không hề trái ngược).

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chu còn thể hiện nguyện vọng của mình trong vai trò một vị chúa đang cai trị thiên hạ theo tinh thần hoà Phật vào Nho:

裨國家健金甌之固君臣茂松柏之年四境清平萬民樂業路聽含哺鼓腹堂

聞撫瑟彈琴有為而入無為之法化也自玆而後繼往開來以法法之相承燦燈燈之朗燄. (Những mong kiến tạo quốc gia thành âu vàng vững chắc, đạo

quân thần tươi tốt như tùng bách dài lâu, tứ cảnh thanh bình, muôn dân lạc nghiệp, ngoài đường người người no cơm ấm áo, trong nhà rộn rã tiếng trúc tiếng tơ. Thực hữu vi đã hoà nhập vào với vô vi vậy. Kể từ nay, tiếp trước nối sau, lấy pháp pháp để trao truyền, thắp đèn cho sáng mãi).

Mấy thế kỷ trước và trong thế kỷ XVIII, quan điểm “Cư Nho mộ Phật” là quan niệm sống khá phổ biến của các tầng lớp trí thức kể cả vua chúa quan lại. Chúa Nguyễn Phúc Chu vốn là đệ tử của thiền sư Thạch Liêm, có pháp danh Hưng Long, pháp hiệu Thiên Túng đạo nhân, tư tưởng Nho - Phật nhất trí của vị chúa này là sự kế thừa từ Thạch Liêm.

2.2.2. Phật - Nho nhất trí

Đến cuối thế kỷ XVIII, các tác giả của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm đã luận giải một cách chặt chẽ và có hệ thống tinh thần Tam giáo đồng nguyên. Dù Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh hướng đến tôn chỉ Tam giáo đồng nguyên, nhưng do phần lớn xuất thân từ Nho gia nên vẫn xem trọng học thuyết Nho gia, đứng trên lập trường Nho gia tiếp thu, thâm nhập, dung hợp với Thiền học, nên xem tư tưởng Lão - Trang là thứ yếu.

Hải Huyền Ngô Thì Hoàng đánh giá rất cao tư tưởng của Ngô Thì Nhậm hàm chứa trong tác phẩm luận thuyết này, nhất là tư tưởng Phật - Nho nhất trí:

此章把儒釋一途透會,此大禅師心得一貫之旨,發爲二十四聲之一,大段文

,大段議論,豈可以管窺蠡測之哉! [tr.265]

Thử chương bả Nho Thích nhất đồ thấu hội, thử đại thiền sư tâm đắc nhất quán chi chỉ, phát vi nhị thập tứ thanh chi nhất, đại đoạn văn chương, đại đoạn nghị luận, khởi dĩ quản khuy lãi trắc chi tai!

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí