Sự Kế Thừa Thể Loại Luận Thuyết Triết Lý Của Văn Học Phật Giáo Đời Trần


khởi, tự động mọi sinh hoạt trong đời sống của họ từ lời nói đến việc làm đều hướng theo điều thiện, như vậy quốc gia tự nhiên hưng thịnh, đất nước yên bình, muôn dân an lạc. Nếu những người đứng đầu đất nước làm được như vậy, thì dù không cần trị quốc, đất nước vẫn được thanh bình thịnh vượng. Có thể thấy Ngô Thì Nhậm là người có đầu óc rất thực tiễn, ông thấy rõ, thời đó không có những bậc có đạo lực và trí tuệ lớn như Phật Thích Ca, hay Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nên cần phải có phương pháp điều hành hợp lý thì nước nhà mới bình trị được.

Hải Âu hoà thượng giải thích cặn kẽ hơn về sự khác nhau giữa trì quốc trị quốc:

漸民為人,摩人為義,使民遷善而不自知,所謂持國也.道之以政,齊之以刑,

使民畏法而不敢犯,所謂治國也.冶者治其外,不治則亂,伯世之政也.持者得其把柄,使民自然向善不見其從違,帝者之功也.故曰:佛教貴持國,不貴

治國. Tiệm dân dĩ nhân, ma nhân dĩ nghĩa, sử dân thiên thiện nhi bất tự tri, sở vị trì quốc dã. Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, sử dân uý pháp nhi bất

cảm phạm, sở vị trị quốc dã. Trị giả trị kỳ ngoại, bất trị tắc loạn, bá thế chi chính dã. Trì giả đắc kỳ bả bính, sử dân tự nhiên hướng thiện bất kiến kỳ tòng vi, đế giả chi công dã. Cố viết: Phật giáo quý trì quốc, bất quý trị quốc. [175,tr.297] (Làm cho dân dần đến với điều nhân, cọ xát với điều nghĩa khiến dân trở thành lương thiện mà không tự biết như thế gọi là năm giữ đất nước (trì quốc). Dẫn dắt dân bằng chính sự, làm dân yên bằng hình phạt, khiến dân sợ luật pháp mà không dám phạm như thế gọi là điều hành đất nước (trị quốc). Điều hành (trị) chỉ là cái bên ngoài, không điều hành thì loạn, đó là điều hành của bậc bá đạo. Nắm giữ (trì) đất nước là nắm giữ cái cán, làm cho dân tự nhiên hướng thiện, không làm gì trái phép, đó là công lao của bậc đế giả. Cho nên bảo rằng Phật giáo quý việc nắm giữ đất nước chứ không quý việc điều hành đất nước.) [175,tr.299-300]

Vị vua khởi nghiệp nhà Trần là Trần Thái Tông đã cống hiến cả đời mình cho nước cho dân. Phải chăng, các vị vua đầu nhà Trần đều ở vào cảnh giới Vô ngã nên mới có thể viết nên những trang vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Đại Việt, xây dựng một quốc gia Đại Việt lớn mạnh và phát triển trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Quốc sư Viên Chứng chỉ cho Trần Thái Tông hiểu được thế nào là tâm của một vị vua anh minh:

凡為人君者,以天下之欲為欲,以天下之心為心.今天下欲迎陛下歸之,

陛下安得不歸哉!然内典之究,願陛下毋忘斯須耳. Phàm vi nhân quân giả,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.


dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm. Kim thiên hạ dục nghinh bệ hạ quy chi, tắc bệ hạ an đắc bất quy tai ! Nhiên nội điển chi cứu, nguyện bệ hạ vô vong tư tu nhĩ. (Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được! Duy có việc nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi.) [296,tr.29]

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 15

Sự nghiệp vĩ đại và nhân cách cao quý của các vị vua thời thịnh Trần đều chịu ảnh hưởng lời khuyên của Quốc sư Viên Chứng, mà cả cuộc đời làm vua - tu Thiền của Trần Thái Tông chính là sự minh chứng xác thực và sinh động nhất cho lời

nguyện: 就若以身為天下之先也. Tựu nhược dĩ thân vi thiên hạ chi tiên dã. (Lấy

thân mình làm người đưa đường cho thiên hạ.) [296,tr.29]

Kế thừa tinh thần này, xuất phát từ tấm lòng thương yêu dân chúng sâu sắc, cảm thông cho nỗi khổ mà lê dân phải gánh chịu trong thời loạn lạc, Hải Lượng mong muốn lớn nhất chính là những người lãnh đạo đất nước có trí tuệ và đạo lực lớn, noi theo gương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa, Tam Tổ Huyền Quang, làm cho đất nước thanh bình thịnh vượng,

dân chúng hiền lương có cuộc sống ấm no hạnh phúc: 老者安之,少者懷之. Lão giả

an chi, Thiếu giả hoài chi. (Người già được an vui, Trẻ thơ được bế ẵm.) [175,tr.296]. Tôn chỉ lớn nhất của Phật giáo là từ bi cứu độ tất cả chúng sinh, giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi khổ đau phiền não, đạt đến an vui hạnh phúc. Từ Tam Tổ Trúc Lâm cho đến Hải Lượng đều kế thừa tôn chỉ này trên tinh thần nhập thế, chăm lo cho thương sinh bách tính.

Nếu tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV phát tiết ra ngoài thành lòng căm thù giặc sâu sắc, thề không đội trời chung với giặc trong Bình Ngô đại cáo: “Niệm thế thù khởi khả cộng đới, Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.” (Ngẫm thù lớn hà đội trời chung, Căm giặc nước thề không cùng sống); và huân tập thành nỗi ưu tư, trăn trở khôn nguôi: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”, thì tinh thần nhập thế yêu nước của Hải Lượng thiền sư thể hiện thành tâm

nguyện tế độ chúng sinh: 天意之所存者,以其能濟渡衆生. Thiên ý chi sở tồn giả, dĩ

kỳ năng tế độ chúng sinh. [175,tr.316] (Cái mà ý trời muốn lưu giữ lại là cứu vớt chúng sinh.) Nếu nhìn ở phạm vi cụ thể ở đất nước Đại Việt thì tâm nguyện tế độ tất cả chúng sinh đau khổ của tác giả chính là cứu vớt, chăm lo cho lê dân trăm họ trong cơn dầu sôi lửa bỏng.


Không những thế, vì quá ưu tư cho dân cho nước, Ngô Thì Nhậm còn bày tỏ quan điểm nhất quán của mình về bổn phận và trách nhiệm của những người đứng đầu đất nước là phải thương yêu dân chúng, nếu không là làm trái với ý trời:

為人君而不仁, 為人父而不慈違天意者 Vi nhân quân nhi bất nhân, vi

nhân phụ chi bất từ, vi thiên ý giả. (Làm vua mà không có lòng nhân ái, làm cha mà không có đức từ thân là trái với ý trời.) [175,tr.319]

Bổn phận, trí tuệ và đức độ của một người xứng đáng làm vua của một nước được sư Hải Hoà nêu ra rất cụ thể:

凡有天下者,有一國者,力無不可爲,勢無不可行,能作平等觀,治七情,修十

,興其便,除其患,恩澤胼幪,無遠弗暨,不下階序,而化馳若神. Phàm hữu thiên hạ giả, hữu nhất quốc giả, lực vô bất khả vi, thế vô bất khả hành, năng

tác bình đẳng quan, trị thất tình, tu thập nghĩa, hưng kỳ tiện, trừ kỳ hoạn, ân trạch biền mông, vô viễn phất ký, bất hạ giai tự, nhi hoá trì nhược thần. [175,tr.219] (Phàm là người làm chủ thiên hạ, hay làm vua một nước, phải có năng lực không gì là không làm được, có cái thế làm được hết thảy, mà lại có cái nhìn bình đẳng, biết trị thất tình, biết tu thập nghĩa, khơi lên những điều lợi ích, trừ bỏ những thứ có hại, ơn huệ bao la, xa mấy cũng đến, không bước khỏi thềm mà giáo hoá rộng khắp như thần tiên vậy.)

Ông còn cho rằng, muốn đất nước được thái bình thịnh trị, thì việc truyền thừa ngôi vua nên học theo Nghiêu Thuấn:

帝者之世,天下為公,不自私其子孫,而必傳諸賢聖,是以有禅之說.[tr.278]

Đế giả chi thế, thiên hạ vi công, bất tự tư kỳ tử tôn, nhi tất truyền chư hiền thánh, thị dĩ hữu thiền chi thuyết. (Đời thời Ngũ Đế, ngôi vua là của chung, không ai tự giành riêng cho con cháu của mình, mà chỉ truyền cho bậc thánh hiền.)

Cách suy nghĩ này không chỉ có ý nghĩa trong thời đại bấy giờ, mà còn có ý nghĩa và giá trị ngay trong thời hiện đại hôm nay.


TIỂU KẾT

Ngay nhan đề Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, người đọc cũng có thể hiểu được phần nào nội dung tư tưởng của tác phẩm là những vấn đề tư tưởng triết lý của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần. Một trong những biểu hiện đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm là sự dung hợp các pháp môn: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông; là sự dung hoà cả ba hệ tư tưởng Phật - Đạo - Nho trên nền tảng cốt lõi là Phật giáo trong


xu hướng nhập thế tích cực. Chính tinh thần dung hợp không phân biệt này là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên hào khí của dân tộc Đại Việt đời Trần.

Các tác giả của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đều là những người đầy nhiệt huyết và hoài bão muốn tận tâm tận lực cống hiến cho dân cho nước, đã nhìn rõ triết lý Nho giáo không còn đáp ứng được nhu cầu của thời đại, mà chỉ có tư tưởng vô ngã vị tha, tuỳ duyên tuỳ tục, nhập thế tích cực, vô chấp vô cầu, cư trần lạc đạo của Phật giáo Trúc Lâm mới có thể giải quyết được những vấn đề xã hội rối ren, loạn lạc thời này.

Với tôn chỉ phục hồi và xiển dương tinh thần của Phật giáo Trúc Lâm, nên xu hướng dung hợp Tam giáo thể hiện rõ trong tác phẩm, nhất là quan điểm “Phật - Nho nhất trí”, “Khu Thích dĩ nhập Nho”, cụ thể hơn là quan điểm “Dĩ Nho giải Phật”.

Các kinh điển quan trọng của Phật - Đạo - Nho và các phạm trù triết lý cơ bản của ba nhà đều được các tác giả vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong tác phẩm theo xu hướng nhập thế cứu đời, phục vụ cho nước cho dân.


CHƯƠNG 3

TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH

NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT


Ở chương này, luận án sẽ tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể là nghiên cứu về thể loại luận thuyết triết lý, kết cấu, ngôn ngữ… được biểu hiện trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.

3.1. THỂ LOẠI TÁC PHẨM

3.1.1. Sự kế thừa thể loại luận thuyết triết lý của văn học Phật giáo đời Trần

Về ngữ nghĩa thì luận là bàn bạc, xem xét sự vật rồi nói cho rõ phải trái,

thuyết là lấy lời nói giải thích rõ sự vật gì ra.

Lời dạy của các bậc thánh triết như: Phật, Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… được ghi chép lại gọi là kinh . Thuật lại các kinh , giải thích, làm rõ nghĩa lý của kinh, thì gọi là luận . Dựa vào kinh văn A Hàm của nhà Phật, sau này các

nhà nghiên cứu Phật học và các bộ đại từ điển Phật học thì có hai cách phân chia thể loại kinh văn Phật giáo như sau:

- Cách thứ nhất, chia thành 12 loại: 1. Khế kinh (Sùtra); 2. Trùng tụng (Gaya);

3. Thọ ký (Vyakarama); 4. Phúng tụng (Gàthà); 5. Tự thuyết (Udana); 6. Nhân duyên (Nidàna); 7. Thí dụ (Avadàna); 8. Bổn sự (Itivrtaka); 9. Bổn sinh (Jàtaka); 10. Phương quảng (Vaibulia); 11. Vị tằng hữu (Adbhutahdarma); 12. Luận thuyết (Upadisa).

Cách chia này dựa trên hình thức thuyết giáo của đức Phật, và thể loại luận

thuyết là một trong 12 loại này.

- Cách thứ 2, chia làm 9 loại: 1. Kinh (Sùtra); 2. Ứng tụng (Gaya); 3. Kệ tụng (Gàthà); 4. Như thị ngữ (Itivuttaka); 5. Bổn sanh (Jàtaka); 6. Vị tằng hữu (Adbhutahdarma); 7. Cảm hứng ngữ (Udana); 8. Phương quảng (Vaibulia); 9. Giải thuyết (Upadisa).

Cách phân chia này thiên về nội dung thuyết giáo của đức Phật, và căn cứ trong kinh Ví dụ con rắn (Kinh Xà dụ) thuộc Trung bộ kinh [93,tr.303].

Dù cho phân loại theo cách nào thì thể loại luận thuyết vẫn được xem trọng, cách phân loại thứ nhất gọi là Luận thuyết (Upadisa), cách phân loại thứ hai gọi là Giải thuyết (Upadisa), nhưng nội dung cơ bản không khác, đều chỉ những luận giải về triết lý Phật giáo của Phật, các thánh đệ tử, tổ sư, đại sư, luận sư.


Ở Ấn Độ khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, thể luận (một trong Tam tạng kinh điển Phật giáo: Kinh (Suttapitaka), Luật (Viyanapitaka), Luận (Abhidhammapitaka), ra đời trong đợt kiết tập kinh điển lần thứ nhất, khoảng mấy tháng sau khi đức Phật nhập Niết bàn, do Ma ha Ca Diếp làm thượng thủ. Mấy trăm năm sau, kể từ khi Phật nhập diệt, do nhu cầu bảo vệ triết lý Phật giáo trước sự công kích của các luận thuyết ngoại đạo, nên thể luận rất phát triển, xuất hiện nhiều luận sư tài năng lỗi lạc, đức độ cao siêu, sáng tác ra nhiều bộ luận danh tiếng để đời. Sau Phật nhập diệt 236 năm, Mục-kiền-liên Tử-đế-tu (Moggaliputta-tissa) soạn bộ Luận sự (Luận sự thuyết), gồm 23 phẩm, 217 luận. Khoảng 144 năm sau khi bộ Luận sự thuyết ra đời, trong đợt kiết tập lần thứ tư dưới sự hộ trì của vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska), Hiếp tôn giả (Parsva) và Thế Hữu (Vasumitra) soạn luận Ô-ba-đệ-thước gồm 10 vạn bài tụng, nhằm giải thích kinh tạng, luận Tì-nại-da Tì-bà-sa gồm 10 vạn bài tụng, nhẳm giải thích luật tạng, luận A-tì-đạt-ma Tì-bà-sa gồm 10 vạn bài tụng, nhằm giải thích luận tạng. Tất cả gồm 30 vạn bài tụng, 960 vạn lời. Khoảng 100 năm sau đó, Mã Minh biên soạn Thuyết nhất thiết hữu bộ A-tì-đạt-ma Tì-bà-sa (tức là Luận Đại Tì-bà-sa), gồm 100 vạn bài tụng. Khoảng thế kỷ thứ II, đại sư Long Thụ (Nàgàrjuna) trước tác rất nhiều bộ luận, nổi tiếng nhất là: Đại trí độ luận, Thập nhị môn luận, Trung luận. Đến khoảng thế kỷ thứ IV, đại sư Vô Trước (Asanga) soạn: Du-già Sư địa luận, Kim cang Bát nhã luận, Thuận trung luận, Nhiếp đại thừa luận, Đại thừa A-tì-đạt-ma tạp tập luận, Hiển dương thánh giáo luận, Lục môn giáo thọ tập định luận tụng. Riêng luận sư Thế Thân (Vasubandhu) trước tác hàng trăm bộ luận, có thể kể ra những tác phẩm trọng yếu và có ảnh hưởng lớn đến đời sau như: Câu xá luận, 30 quyển; Nhiếp Đại thừa luận thích, 15 quyển; Thập đại kinh luận, 12 quyển; Kim cang Bát nhã ba la mật kinh luận; Quảng bách luận; Bồ đề tâm luận; Tam thập Duy thức luận tụng; Đại thừa bách pháp minh môn luận, Nhị thập Duy thức luận… Những luận sư nổi tiếng sau đó tiếp tục như: Hộ Pháp (Dharmapàla), Đức Huệ (Gunamati), An Huệ (Sthiramati), Thân Thắng (Bandhusri), Hoan Hỷ (Nanda), Tịnh Nguyệt (Suddhacandra), Hoả Biện (Citrabhàna), Thắng Hữu (Visesamitra), Thắng Tử (Jinaputra), Trí Nguyệt (Jnàcandra), Giới Hiền (Sìlabhadra), Huyền Trang (601-664), Khuy Cơ (632-682), Huệ Chiểu (651-714), Trí Chu (668-723)…

Với số lượng tác giả cũng như chất lượng của các tác phẩm được nêu sơ lược ở trên đã minh chứng một điều rằng, thể loại luận là một thể loại có tầm quan trọng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Phật giáo, bởi vì, đây là một trong những thể loại


chính dùng để xiển dương tư tưởng triết lý Phật giáo hữu hiệu, cũng như dùng để tranh luận, phá giải các tà thuyết của những ngoại đạo muốn phá hoại Phật giáo. Chính vì đáp ứng nhu cầu bảo vệ tư tưởng triết lý Phật giáo trước sự công kích, chống trái của các học thuyết khác, mà trong suốt tiến trình lịch sử hơn 2554 năm, thể loại luận được kế thừa và phát triển rất mạnh. Nếu xét riêng về mặt giá trị triết học, văn học, thể loại luận chính là thể loại có đóng góp lớn nhất trong Tam tạng kinh điển.

Ở Trung Hoa, người xưa đã kể ra các loại luận như sử luận, thiết luận, nghị, biện, thuyết, giải, bác, khảo, nguyên, bình, v.v… Luận ngữ được biên soạn thành sách năm 439 TCN của Khổng Tử (551-479) là tác phẩm đầu tiên của thể loại luận thuyết ở Trung Quốc. Bởi vì, trước Luận ngữ, chưa có tác phẩm nào có chữ luận. Tương truyền Lã Vọng viết sách Lục thao, có bàn về Văn sự vũ luận Bá điển văn luận. Nhưng theo các nhà nghiên cứu có uy tín, thì chữ “luận” trong tác phẩm này là do người sau thêm vào.

Theo Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long, thể luận có mấy tiểu thể như sau:

Nếu trình bày chính sự thì nó khớp với nghị luận. Nếu là giải thích các kinh thì nó thuộc cái thể chú giải truyện. Nếu nó biện luận về sử thì nó đi đôi với thể tán, thể bình. Nếu nó là giảng về văn thì nó thuộc thể loại tự, dẫn. Thể nghị (luận) là nói cho đúng lời, đúng lẽ. Thể thuyết là bàn sao cho vừa ý người ta. Thể truyện là truyền điều mình nghe được, thấy được cho người sau. Thể chú là cốt ở giải thích. Thể tán là là làm sáng cái ý. Thể bình là bàn về các lý lẽ. Thể tự là trình bày sự việc cho có trước sau. Thể dẫn là giới thiệu cho người ta biết. Tất cả có tám tên khác nhau như vậy như đều thâu tóm ở một chữ “luận” cả. Luận tức là kết hợp các lời nói cho nó nhất quán và đi sâu vào nghiên cứu kĩ một lẽ.” [4,tr.175-176]

Sau khi Luận ngữ ra đời, những tác phẩm thuộc thể luận xuất hiện ngày càng nhiều như: Trang Chu viết Tề vật luận; Tuân Tử viết Lễ luận, Nhạc luận; Hán Nho có Thạch cừ luận, Bạch hổ luận; Lã Bất Vi viết Lã Thị Xuân Thu có sáu thiên về luận (Lục luận) là Khai xuân, Thân hành, Quý trực, Đất cẩn, Tự thuận Sĩ dụng; Nghiêm Vưu làm bài Tam tướng luận; Vương Trọng Tuyên viết Khử phạt luận; Giả Nghị viết Quá tần luận; Vương Bật viết Dịch lược lệ; Hà Vĩnh Thúc viết Đạo đức nhị luận; U Khang viết Vận mệnh luận; Vương Sung viết Luận hành; Lục Cơ viết Biện vong luận; Bùi Nguỵ viết Sùng hữu luận; Lương Võ Đế viết Tam giáo đồng nguyên thuyết; Tống Triết Tông viết Văn thuỷ chân kinh ngôn ngoại chỉ; Hàn Dũ có


Nguyên đạo, Huy biện, Sư thuyết, Tranh thần luận, Tạp thuyết; Liễu Tông Nguyên viết Phong kiến luận, Đồng Diệp Phong đệ biện…; Âu Dương Tu có Bản luận, Bằng đảng luận; Tăng Củng viết Đường luận; Tô Tuân có Dịch luận, Nhạc luận, Thi luận, Thư luận; Lưu Mật viết Tam giáo bình tâm luận; Trương Tam Phong viết Vô căn thọ giải. Văn luận thuyết là một trong những sở trường góp phần làm cho Đường - Tống bát đại gia nổi tiếng khắp thiên hạ.

Lưu Hiệp nêu ra tôn chỉ và phương thức của thể luận:

“Xét về nguồn gốc thì luận là cái thể để phân biệt, đánh giá cái đúng, cái sai, đi vào nơi cùng cực của các con số (đối với người Trung Quốc cổ các con số gần như là đối tượng số một của triết học: Kinh Dịch, Hà đồ, Ngũ hành, Nhạc luật…), đi ngược lên đến cái vô hình, xoi cái cứng cho nó thông qua, cân cái sâu để lấy được cái tột cùng (cực - theo danh từ hiện đại là cái bản thể). Cái đó mới là cái thú vị nhất của trăm điều lo nghĩ, cái cân để đo vạn việc. Muốn thế thì nghĩa của luận phải vẹn toàn và thông suốt, lời của nó phải tránh chuyện chi li vụn vặt. Nó phải làm cho tinh thần (tâm) ta hợp nhất được với cái tất nhiên của sự vật (lý). Lời văn và cái tinh thần (tâm) có gắn chặt với nhau thì kẻ địch mới không có chỗ mà tấn công. Đó là những điều chủ yếu”. [4,tr.179]

Quách Thiệu Ngu dựa vào Văn tâm điêu long lập ra một biểu đồ bao quát các thể loại, trong đó luận thuyết thuộc loại Bút:

“Văn: thơ, nhạc phủ, phú, tụng, tán, chúc, minh, minh, châm, lỗi, bi, ai, điếu, tạp văn, hài, ẩn; Bút: sử truyện, chư tử, luận, thuyết, chiếu, sách, hịch, di, phong, thiện, chương, biểu, tấu, khải, nghị, đối, thư, ký.” [dẫn lại: 295,tr.157]

Chúng tôi cho rằng, một trong những nguồn gốc chính sinh ra thể loại luận thuyết trong văn học Phật giáo Việt Nam là thể luận trong Tam tạng kinh điển Phật giáo (Kinh, luật, luận), đương nhiên là có sự kế thừa những thành tựu của thể loại “luận” trong văn học Trung Quốc, mà trước tiên là Luận ngữ. Luận thuyết triết lý tôn giáo và luận thuyết chính trị là hai loại chính thuộc thể loại luận thuyết. Cách chia này được hầu hết các nhà nghiên cứu đi trước chấp nhận. Trong các bộ sử, chúng ta thường thấy các sử gia hoặc các bậc trí giả có những lời bàn, lời bình luận về thời cuộc, về cách thức trị quốc an dân… đều thuộc về luận thuyết chính trị; còn thể loại luận thuyết triết lý tôn giáo thì bình luận về các vấn đề triết lý tôn giáo, giải thích các luận điểm của tôn giáo nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023