Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 18


Ngôn ngữ Thiền gắn với tư tưởng triết lý Thiền, do đó từ ngữ của các thiền sư dùng lắm khi vượt ra khỏi mọi quy ước ý nghĩa thông thường, được mọi người chấp nhận, trở thành siêu ngôn ngữ. Thứ siêu ngôn ngữ này không thể dùng tư duy lôgic thông thường hiểu được, nó chính là phương tiện “tháo đinh gỡ chốt” khai thông suối nguồn trí tuệ hầu đạt đến triệt ngộ cho người học. Đây là mục đích cứu cánh của văn học Thiền. Lúc ấy dù là ngôn ngữ hay không ngôn ngữ, không có gì khác nhau. Vì vậy người học nếu dùng lý trí, tư duy lôgic thì không thể lĩnh hội được, chỉ có thể lĩnh hội được bằng vào “trực cảm tâm linh” [134] vô phân biệt. Điều kiện cần của trực cảm tâm linh là trước hết phải thanh lọc tâm mình, buông xả tất cả nhất là thành kiến, tư biện và chấp trước. Đọc các tác phẩm văn học Thiền không phải là đọc được những gì ở ý nghĩa của ngôn ngữ mà là trực hội được gì qua những cách nói nghịch lý, phi lôgic, khác thường, không thể có được trong cuộc sống đời thường, như kiểu Tuệ Trung Thượng sĩ:

Dục tri đoan đích ý,

Thạch hổ giảo kim dương. (Muốn biết ý nghĩa đích thực, Hổ đá cắn dê vàng.) [296,tr.245]

Viên Chiếu đời Lý dùng những hình ảnh vô cùng sinh động bóng bẩy để trả lời câu hỏi: “Phật và Thánh khác nhau như thế nào?” của người học:

Ly hạ trùng dương cúc, Chi đầu thục khí oanh.

(Trùng dương đến cúc vàng dưới dậu,

Xuân ấm về oanh náu đầu cành.) [295,tr.274] Học trò bảo không hiểu xin thầy chỉ giáo, sư nói tiếp:

Trú tắc kim ô chiếu, Dạ lai ngọc thố minh.

(Ngày vầng ô chiếu sáng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Đêm bóng thỏ rạng soi.) [295,tr.274]

Có người hỏi, thế nào là ngôn đạo ngữ đoán? Sư đọc:

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh trong văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại - 18

Giốc hưởng tuỳ phong xuyên trúc đáo, Sơn nham đới nguyệt quá tường lai. (Xuyên rặng trúc còi theo gió tới,

Vượt bờ tường núi đội trăng sang.) [295,tr.280]

Để trả lời câu hỏi, thế nào là bản ý ? Sư đáp bằng hai câu thơ :


Xuân chức hoa như cẩm, Thu lai diệp tự hoàng.

(Xuân dệt muôn hoa như gấm thêu,

Thu sang ngàn lá tựa vàng gieo.) [295,tr.280]

Những câu thơ giàu hình ảnh tuyệt diệu này mới nghe tưởng chừng như chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, nhưng tương ứng, khế hợp với thực tướng, nhằm đánh tan cố chấp, vướng mắc, thành kiến của người học, mở thông lộ đến chỗ bí ấn nhất, khơi dậy tiềm năng và trí tuệ vô hạn trong mỗi con người.

Mặc dù, âm thanh là cảm hứng chính xuyên suốt tác phẩm, nhưng thiền sư lại

dẫn bài kệ thiền ngữ với tôn chỉ phá chấp về âm thanh và sắc tướng:

以聲音求我,以色相求我,是人行邪道,不能見如來. Dĩ thanh âm cầu ngã, Dĩ sắc tướng cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như lai [175,tr.270]

Thiền ngữ là ngôn ngữ giải thoát, vì thiền ngữ là tướng của giải thoát, có thể khơi nguồn cho sự giải thoát, nó có công năng giúp người nghe giác ngộ. Đoạn đàm thoại giữa Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng và Nhị Tổ Pháp Loa sẽ minh chứng điều

này: :如何是佛?:碓下糟糠

:如何是祖師西來意?:同坑無異土問:有句無句,如藤倚樹時如何?

帝曰:有句無句,藤枯樹倒,幾箇衲僧,撞頭嗑藤.有句無句,體露金風,兢伽 沙數,犯刃傷鋒.有句無句,立宗立旨,打馬鑽龜,登山涉水.有句無句,非有非無,刻舟求劍,索驥按圖.有句

無句,互不回互,笠雪靴花,守株待免.有句無句,自古自今,執指忘月,平地陸沈.有句無句,如是如是,八字打開,全無巴鼻.有句無句,顧左側右,阿剌剌地

,鬧聒聒地.有句無句,忉忉怛怛,截斷葛藤,彼此快活.法螺得心印. [296,tr.55-56-57]

Vấn: Như hà thị Phật? Viết: Đối hạ tao khang!

Vấn: Như hà thị tổ sư Tây lai ý? Viết: Đồng khanh vô dị thổ Vấn: Hữu cú vô cú, như đằng ỷ thụ, thời như hà?

Đế viết: ‘Hữu cú vô cú, Đằng khô thụ đảo, Kỷ cá nạp tăng, Chàng đầu hạp đằng. Hữu cú vô cú, Thể lộ kim phong, Căng già sa số, Phạm nhận thương phong. Hữu cú vô cú, Lập tông lập chỉ, Đả toàn quy, Đăng sơn thiệp thuỷ. Hữu cú vô cú, Phi hữu phi vô, Khắc chu cầu kiếm, Sách ký án đồ. Hữu cú vô cú, Hỗ bất hồi hỗ, Lạp tuyết ngoa hoa, Thủ chu đãi miễn. Hữu cú vô


cú, Tự cổ tự kim, Chấp chỉ vong nguyệt, Bình địa lục trầm. Hữu cú vô cú, Như thị như thị, Bát tự đả khai, Toàn vô ba tỵ. Hữu cú vô cú, Cố tả trắc hữu, A thích thích địa, Náo hao hao địa. Hữu cú vô cú, Đao đao đát đát, Tiệt đoạn cát đằng, Bỉ thử khoái hoạt’. Pháp Loa đắc tâm ấn. [296,tr.62-63] (Tạm dịch: Hỏi: Thế nào là Phật? Đáp: Trấu cám dưới cối

Hỏi: Thế nào là ý của Tổ sư ở phương Tây? Đáp: Cùng một hầm hố đất không khác.

Hỏi: Nói có nói không như dây sắn leo cây là ý gì?

Đáp: ‘Nói có nói không, Dây khô cây ngã, Mấy gã thầy tăng, Bể đầu sứt trán. Nói có nói không, Gió vàng hiển lộ, Hằng hà sa số, Mũi kiếm ngọn thương. Nói có nói không, Bày ra tông chỉ, Mài ngói dùi rùa, Trèo non lội nước. Nói có nói không, Chẳng có chẳng không, Khắc thuyền mò kiếm, Tìm ngựa trong tranh. Nói có nói không, Lui tới loanh quanh, Nón tuyết hài hoa, Ôm cây đợi thỏ. Nói có nói không, Từ xưa đến nay, Nhìn tay quên trăng, Chết chìm trên cạn. Nói có nói không, Như thật như thật, Mở bày tám chữ, Toàn không căn cứ. Nói có nói không, Ngó trái nhìn phải, Quát tháo inh ỏi, Ồn ào khắp nơi. Nói có nói không, Rầu rĩ nhức nhối, Chặt dứt sắn bìm, Đó đây thoả chí’. Pháp Loa liền được tâm ấn).

Ở đây, có vài chỗ cần xem lại vì sách in nhầm, như câu 打馬鑽龜 ở trang 56

sách Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5, tức là đả mã toàn quy trang 62. Nhưng trong Tam tổ thực lục, (Thích Phước Sơn dịch) trang 217/ 8b phần chữ Hán chép là đả ngoã toàn quy 打瓦鑽龜. Bởi đả ngoã toàn quy là một điển cố nhà Thiền chỉ cho

những việc làm sai phương pháp, nên chúng tôi cho rằng câu trên phải là đả ngoã toàn quy 打 瓦 鑽 龜 (mài gạch dùi rùa). Tương tự thủ chu đãi miễn 守 株 待 免 ở trang 57, nên sửa lại thủ chu đãi thố 守 株 待 兔 (ôm cây đợi thỏ). Câu náo quát quát địa 鬧 聒 聒 地 (ồn ào khắp nơi) mới đúng, không phải là náo hao hao địa 鬧 皓 皓 地 như ở trang 63 sách Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5.

Thiền ngữ được Hải Lượng sử dụng để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng sinh lại bị đày đoạ xuống địa ngục nhiều đến thế?

缘衆生慈悲,有虞氏不慈悲,釋迦牟尼佛亦不慈悲,故能破地獄.衆生若不

慈悲便不墮地獄.是故殺父母,殺害僧,是佛家第一平等. [tr.199-200]

Duyên chúng sinh từ bi, hữu Ngu thị bất từ bi, Thích Ca Mâu Ni diệc bất từ bi, cố năng phá đắc địa ngục. Chúng sinh nhược bất từ bi tiện bất đoạ địa ngục. Thị cố sát phụ mẫu, sát hại Tăng, thị Phật gia đệ nhất bình đẳng.


[175,tr.205] (Tạm dịch: Vì chúng sinh từ bi, họ Ngu không từ bi, Thích Ca Mâu Ni cũng không từ bi, nên phá được địa ngục. Nếu chúng sinh không từ bi thì không bị đoạ vào địa ngục. Cho nên, giết cha mẹ, giết hại Tăng là nghĩa bình đẳng trước nhất của nhà Phật.)

Đối với các thiền sư, vô ngôn cũng là một thứ ngôn ngữ, nhưng là ngôn ngữ vô cùng đặc biệt. Trong một số tình huống, không có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật nào có thể diễn tả hay biểu hiện được, chỉ có thể dùng vô ngôn. Như trong thơ Thiền thời Lý - Trần, để biểu lộ cái chân tâm trong sáng, u huyền tịch diệu, không màu không mùi, không lớn không bé, không hình không dáng, không vuông không tròn, hoặc diễn tả cái trạng huống giác ngộ, bừng vỡ chân lý, lúc ấy không gì hơn vô ngôn.

Cùng với thiền ngữ, vô ngôn bổ túc cho sự bất toàn của ngôn ngữ. Ngôn ngữ dù có được dùng hay đến đâu cũng mang một ý nghĩa giới hạn nhất định, vô ngôn đưa

nó đến cảnh giới vô hạn. Khi thiền sư Hải Lượng dùng ngôn ngữ giảng giải, chúng tăng không hiểu được, ngồi quay lưng vào án thư, thì: 師 作 欠 氣 而 屈 一 足 . Sư tác

khiếm khí nhi khuất nhất túc. (Thầy thở ra nhẹ và co một chân lại). [tr.112]

Bằng nghệ thuật vô ngôn, Trần Quang Triều ghi lại cảnh một buổi chiều tĩnh lặng, nức hương thơm:

Khách khứ tăng vô ngữ, Tùng hoa mãn địa hương.” ( Khách về tăng không nói,

Thông rụng nức mùi hoa.) [296,tr.614]

Lúc này, thật không một ngôn từ nào diễn tả hết được cái không gian trong sáng, cảnh vật yên tĩnh mát mẻ, đậm hương. Một sự thanh khiết vô biên tuyệt diệu của đất trời làm cho con người lọc được hết mọi ưu tư phiền não, tâm không còn vướng mắc, không còn lời gì đáng để thốt ra nữa. Trạng thái lặng yên, hoà tâm hồn cùng vạn vật được Trần Nhân Tông ghi lại:

Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thuý vi.

(Khách đến không hỏi lời nào về chuyện đời,

Cùng đứng tựa lan can ngắm bức màn màu xanh xa xa) [296,tr.460]

Trong phần Thanh dẫn chương Tịch nhiên vô thanh (Tiếng lặng lẽ không có tiếng), Ngô Thì Hoàng có viết:

鳳凰不鳴.鳴必驚人.方其不鳴時便是寂然無聲,而驚人之聲,已自不鳴時

蕴蓄得來.陶淵明素琴無絃,自得於音律之外,蓋音律之意,可由無絃得,


可由琴聲得也. [175,tr.241] Phượng Hoàng bất minh, minh tất kinh nhân.

Phương kỳ bất minh thời tiện thị tịch nhiên vô thanh, nhi kinh nhân chi thanh, dĩ tự bất minh thời uẩn súc đắc lai. Đào Uyên Minh tố cầm vô huyền, tự đắc ư âm luật chi ngoại, cái âm luật chi ý, khả do vô huyền đắc, bất khả do cầm thanh đắc dã. [175,tr.244] (Tạm dịch: Chim Phụng hoàng ít kêu, nên hễ kêu thì khiến người ta kinh sợ. Khi nó không kêu chính là lúc lặng lẽ không có tiếng, cái tiếng kêu làm cho người ta kinh sợ tự nó cất chứa ở chỗ không kêu. Đào Uyên Minh có cây đàn không dây, tự tâm sở đắc vượt ra ngoài âm luật. Có lẽ cốt tuỷ của âm luật chỉ có thể hiểu thấu ở chỗ không dây, chứ không phải ở trong tiếng đàn).

Điều đó có nghĩa là tiếng kêu kinh người của chim Phượng hoàng cất chứa ở chỗ không kêu; cái tinh tuý của âm luật không nằm trong tiếng đàn. Cũng vậy, cái vô cùng tuyệt diệu của ngôn ngữ chính là ở chỗ vô ngôn vậy.

3.3.2. Ngôn ngữ biểu tượng

Một trong những đặc trưng của nghệ thuật ngôn ngữ dùng trong kinh điển Đại thừa Phật giáo nói chung, Thiền tông nói riêng là ngôn ngữ biểu tượng. Tất cả muôn kinh vạn điển của Phật giáo đều không ra ngoài mục đích giác ngộ Phật tính sáng suốt cho người nghe, giúp người nghe thấu rõ thật tướng của vạn vật, hiểu thấu con người thật bí ẩn bên trong của mỗi người, tu hành nâng cao trí tuệ và phẩm chất đạo đức của tự thân. Mà cảnh giới tâm thức bên trong của con người là cảnh giới vô tướng vi diệu, không có tướng trạng, màu sắc, hình dáng, cho nên những ngôn ngữ thông thường khó diễn tả được. Tức là khó có thể dùng một cái có hình thức diễn tả một cái không hình thức; dùng một cái có giới hạn rõ ràng diễn tả một cái vô giới hạn một cách trọn vẹn được. Ngôn ngữ biểu tượng là loại ngôn ngữ mang đầy hình ảnh và màu sắc từ trong bản chất, nên rất đắc dụng trong trường hợp này. Tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh đã lấy âm thanh làm cảm hứng chủ đạo, mỗi

chương lấy một loại âm thanh làm hạt nhân. Chẳng hạn, chương đầu tiên tên là 空 聲

Không thanh chính là biểu tượng của chân không Phật tính.

Hải Lượng nói:

大抵佛家好用暗影文字,非曉了人,便曉不得,纔曉得便是曉了. Đại để

Phật gia hảo dụng ám ảnh văn tự, phi hiểu liễu nhân, tiện hiểu bất đắc, tài hiểu đắc tiện hiểu liễu.[175,tr.288] (Đại để nhà Phật thích dùng chữ nghĩa có âm thanh và hình ảnh, khiến cho người không hiểu lại càng không hiểu, mà đã hiểu thì hiểu thấu đáo hơn) [175,tr.290].


Hải Lượng trả lời câu hỏi: Sao thầy chỉ co một chân? bằng hai câu thơ:

萬水皆東弱水西,菊花不與百花齊. [175,tr.112]

Vạn thuỷ giai Đông Nhược thuỷ Tây, Cúc hoa bất dữ bách hoa tề. [175,tr.119].

(Muôn sông chảy về hướng Đông, riêng sông Nhược chảy về hướng Tây, Hoa Cúc chỉ nở hoa lúc các loài hoa khác không nở.)

Sông Nhược là biểu tượng của sự trong trắng, thanh khiết, phía Tây chỉ cho cõi Tịnh độ Tây phương Cực lạc, do Phật A Di Đà làm Giáo chủ. Đây là cảnh giới vô cùng trang nghiêm thanh tịnh đẹp đẽ, không còn bóng dáng của phiền não khổ đau, mà ai ai cũng mong muốn hướng về. Người thân tâm thanh tịnh, lòng không vẫn đục, phước đức đầy đủ mới sinh về được cõi này, giống như chỉ có Nhược thuỷ mới chảy về hướng Tây được thôi.

Cái lý sắc không uyên áo được Hải Âu luận rõ ý nghĩa qua hai câu:

含花飛鳥仍飛去, 不斷曇花自在花.” [175,tr.116]

Hàm hoa phi điểu nhưng phi điểu, Bất đoạn Đàm hoa tự tại hoa. [175,tr.122]

(Chim bay ngậm hoa, vẫn bay đi, Hoa Đàm không gãy là hoa tự tại.) [175,tr.129]

“Dậy” biểu tượng của sự tỉnh thức, sáng suốt; “Ngủ” biểu tượng cho sự si mê, tăm tối, được tác giả phần chính văn dùng để thức tỉnh người học:

起起起,打不起.睡睡睡,罵乃睡. Khởi, khởi khởi, đả bất khởi. Thuỵ, thuỵ

thuỵ, mạ nãi thuỵ. (Dậy, dậy dậy, đánh mà chẳng dậy. Ngủ, ngủ ngủ, chửi mà vẫn ngủ) [175,tr.126]

Bánh xe hình tròn là biểu tượng của Phật pháp xoay chuyển không ngừng, phổ

biến muôn nơi, như trong các chùa thường thấy bốn chữ 法輪常轉 Pháp luân thường chuyển. Hải Lượng dùng hình tượng bánh xe giải thích về thuyết luân hồi:

天以圓為體日月五星皆圓乃能周流運行釋迦牟尼佛轉無礙輪孔子環轍

諸侯轍環輪迴也有道者輪迴無道者不輪迴. Thiên dĩ viên vi thể. Nhật Nguyệt ngũ tinh giai viên nãi năng chu lưu vận hành. Thích Ca Mâu Ni Phật

chuyển vô ngại luân, Khổng Tử hoàn triệt chư hầu, triệt hoàn luân hồi dã. Hữu đạo giả luân hồi, vô đạo giả bất luân hồi. [175,tr.382] (tạm dịch: Trời dùng vòng tròn làm thể. Nhật nguyệt ngũ tinh đều tròn, vì tròn cho nên có thể vận hành vòng quanh được. Phật Thích Ca chuyển cái bánh xe không vướng, Khổng Tử đi xe vòng quanh các nước, đi xe vòng quanh cũng tức là


luân hồi vậy. Người có đạo thì luân hồi, người không có đạo thì không luân hồi).

Lưu ý ở đây, tại phần phiên âm, Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5, chữ “ ” (chu)

trang 382, lại phiên âm nhầm thành “du”.

3.3.3. Sử dụng điển cố

Từ điển văn học bộ mới giải thích về “điển cố” như sau:

Điển cố là thuật ngữ của giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học cổ trung đại, nhất là văn học cổ trung đại phương Đông, trong phạm vi các nước chịu ảnh hưởng của văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn: trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là lối trích dẫn nguyên văn mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ được đến tích cũ ấy, câu văn cổ ấy. Lối này được gọi chung là dùng điển cố, bao gồm cả phép dùng điển và phép lấy chữ.” [66,tr.416]

Trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, các tác giả thường dùng chữ, dùng điển của trong kinh điển của ba nhà Phật, Đạo, Nho; thường nhắc đến các vị sáng lập ra ba hệ tư tưởng đó và những Thiền sư, Đạo sĩ, Nho sĩ nổi tiếng, bởi vì các vị nổi tiếng và tư tưởng của họ hầu hết giới học giả đều biết đến và trân trọng. Dùng điển cố để diễn tả ý mình thì đạt được mục đích “lời ít ý nhiều”, hơn nữa còn khắc phục được tính tư biện và tăng mức độ tin cậy đối với người đọc. Nhất là đối với một tác phẩm văn học thuộc loại luận thuyết triết lý có nội dung đề cập đến hầu hết những phạm trù triết học quan trọng của Tam giáo, mà từ xưa đến nay, mức độ đồng thuận về tư tưởng là rất thấp. Có thể nói rằng, các tác giả đã đưa ra một vấn đề lớn mà từ xưa đã đề cập, hiện tại đang tranh luận mà vẫn chưa có đáp số thoả đáng, sẽ kéo dài đến tương lai.

Có thể phân loại các điển cố được sử dụng trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh như sau:

3.3.3.1. Phép lấy chữ

Dạng này được tác phẩm sử dụng rất nhiều. Ví dụ: 弱水 Nhược thuỷ [tr.112];矍曇 Cù Đàm [tr.113]; 書曰: 天生人有欲, 所欲與聚 Thư viết: Thiên sinh nhân hữu dục, sở dục nhi tụ chi. [tr.136]; 天下無正色, 天下無正聲 Thiên hạ vô chính sắc, thiên hạ vô chính thanh [tr.138]; 西牛貨洲 Tây Ngưu Hoá Châu [tr.150];他人有心予忖度之 Tha nhân hữu tâm, dư thổn độ chi [tr.165]; 昧爽丕顯坐以待旦


Muội sảng phi hiển, toạ dĩ đãi đán; 蔬食飲水曲肱而枕 Sơ thực ẩm thuỷ khúc quăng nhi chẩm [tr.163];見而知之, 聞而知之 Kiến nhi tri chi, văn nhi tri chi [tr.175];瞻之在前忽然在後 Chiêm chi tại tiền, hốt nhiên tại hậu [tr.187];見豕負塗載鬼一車 Kiến thỉ phụ đồ tái quỷ nhất xa [tr.186]; 明四目達四聰 Minh tứ mục đạt tứ thông [tr.188]; 守道不二天不能爲之禍 Thủ đạo bất nhị thiên bất năng vi chi hoạ [tr.200]; 人心惟危 Nhân tâm duy nguy [tr.201]; 十殿冥王 Thập điện minh vương [tr.199]; Hoả trạch 火宅 [tr.197]; 蕭韶 Tiêu Thiều [tr.216]; 蓮花經 Liên Hoa kinh [tr.218]; 金剛經 Kim cang kinh [tr.230]; 花嚴經 Hoa nghiêm kinh [tr.230];南贍部洲 Nam Thiệm Bộ châu [tr.295]; 天竺 Thiên Trúc [tr.295];易經 Dịch kinh

[tr.303]; 死 得 其 所 Tử đắc kỳ sở [tr.304]; 生 死 事 大 Sinh tử sự đại [tr.305]; 楞 伽

Lăng già [tr.303]; 涅槃 Niết bàn [tr.303]; 八識 Bát thức [tr.303]; 啊鼻獄 A tỳ ngục

[tr.313]; 本來無一物何處惹塵埃 Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai? [tr.201];君子之道費而隱 Quân tử chi đạo phi nhi ẩn [tr.230]; 應無所住而生其心 Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm [tr.230]; 住為主人不住為客 Trụ vi chủ, bất trụ vi khách

[tr.230]; 不見可欲而心不亂 Bất kiến khả dục nhi tâm bất loạn [tr.253];吾道一以貫之 Ngô đạo nhất dĩ quán chi [tr.285]; 無所從來亦無所去故名如來 Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như lai [tr.295]; 鶴鳴在陰其子和之 Hạc minh tại âm kỳ tử hoà chi [tr.285]; 四時行焉百物生焉天何言哉 Tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên, thiên hà ngôn tai [tr.295]; 爲治無跡 Vi trị vô tích [tr.295];不識不知順帝之則即是此意皆持國之效 Bất thức bất tri thuận Đế chi tắc tức thị thử ý giai trì quốc chi hiệu [tr.295]; 清净而民自定 Thanh tịnh nhi dân tự định

[tr.295]; 夷狄之有君不如諸夏之忘也. Di Địch chi hữu quân bất như chư Hạ chi vong dã [tr.315]; 澤麋蒙虎皮Trạch mê mông hổ bì [tr.312];良玉藏於璞 Lương ngọc tàng ư phác [tr.312]; 三綱五常 Tam cương ngũ thường [tr.314]; 天有天之運,聖賢有聖賢之運, Thiên hữu thiên chi vận, Thánh hiền hữu thánh hiền chi vận [tr345];道莫大乎意 Đạo mạc đại hồ ý [tr.345]; 父母所生眼,悉見三千界.其中諸衆生,一切皆悉見 [tr.343] Phụ mẫu sở sinh nhãn, Tất kiến tam thiên giới. Kỳ trung chư chúng sinh, Nhất thiết giai tất kiến. [tr.347]; 廣成子曰: 至道之精窈窈冥冥,至道之極昏昏默 Quảng Thành Tử viết: Chí đạo chi tinh, yểu yểu minh minh, chí đạo chi cực hôn hôn mặc mặc [tr.356]; 無爲 Vô vi [tr.354]; 一陰一陽之謂道 Nhất âm nhất dương chi vị đạo [tr.356]; 貴有陰德貴使人陰受其賜 Quý hữu âm đức, sử nhân âm thụ kỳ dương [tr.357]; 君子之道闇然而日章 Quân tử chi đạo ám nhiên nhi nhật chương

[tr.357]; 大勝普通如來無相無靈 Đại Thắng Phổ Thông Như lai vô tướng vô linh

[tr.357]; 良賈深藏若虛君子盛德容貌若無 Lương giả thâm tàng nhược hư, quân tử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023