Bài Học Vận Dụng Triết Lý Nhân Sinh Trong Giai Đoạn Hiện Nay


– Phật – Đạo) nhằm khơi gợi tình yêu quê hương đất nước, ý chí độc lập, lòng tự hào dân tộc trong nhân dân thời Lý – Trần. Do vậy về mặt ý nghĩa lý luận, tư tưởng yêu nước được thể hiện trong thơ văn Lý – Trần đã góp phần xây dựng hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách nhằm nâng cao khối đại đoàn kết toàn dân, lòng tự hào dân tộc, và trên hết là lòng yêu nước, tinh thần tự cường, tự chủ của nhân dân đóng góp cho tư tưởng yêu nước của Việt Nam.

Tư tưởng yêu nước được thể hiện trong thơ văn Lý – Trần hàm chứa hững giá trị nhân văn sâu sắc, là sự tiếp nối truyền thống nhân nghĩa của dân tộc và đường lối trị nước thân dân của ông cha ta. Yêu nước là yêu những gì gần gũi nhất, là yêu thiên nhiên, yêu xóm làng và trên tất cả đó là tình yêu giữa con người với con người.

Tinh thần yêu nước đó là cả một quá trình xây dựng và hun đúc nên. Trong mỗi con người điều có một tình yêu, tình yêu với những gì thân thương và gần gũi nhất. Tuy nhiên để tình yêu bộc lộ ra và cao cả hơn là chuyển thành một tình yêu to lớn hơn, đó là tình yêu nước, thì đó là sự nổ lực không ngừng nghĩ của các thế hệ ông cha ta trong công cuộc khơi gợi, gìn giữ lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân. Tư tưởng yêu nước được thể hiện thông qua thơ văn Lý – Trần đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng yêu nước Việt Nam thời phong kiến. Sở dĩ đạt được đỉnh cao đó là vì, một là, tư tưởng yêu nước trong thơ văn Lý – Trần xuất phát từ những nhu cầu lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội thế kỷ X - XIV, khẳng định sự tôn trọng dân tộc, chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc. Hai là, với những tư tưởng sáng suốt của các minh quân thời Lý – Trần, thông qua các quan điểm như : “thân dân”, “trọng dân”, “khoan thư sức dân”,... đã xây dựng khối đại doàn kêt dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc trong nhân dân.


Quá đó nhấn mạnh tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, là lẽ sống và tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc cho thế hệ trẻ Việt Nam, giúp họ nhận thức đây là đạo lý lớn nhất, cao quý nhất là niềm tự hào của người Việt Nam cần phải trân trọng và giữ gìn.

Thứ ba, thông qua thơ văn Lý - Trần cha ông ta muốn giáo dục thế hệ con cháu nhất là tầng lớp thanh niên ý thức tự lực, tự cường và tự tôn dân tộc, bởi lẽ, yếu tố quyết định thành công hay thất bại chính là ở bản thân mỗi người.

Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá tri vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Yêu nước trong bối cảnh hiện nay đặc biệt phải gắn liền với độc lập tư chủ và ý chí tự lực tự cường.

Tinh thần tự lập, tự cường dân tộc thể hiện qua thơ văn Lý – Trần, đã xây dựng một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc. Dần dần thoát khỏi sức ảnh hưởng, cũng như sự chi phối của văn hóa Trung Quốc. Xây dựng một nền văn hóa riêng Đại Việt, và tự khẳng định mình trên phương diện văn hóa tư tưởng.

Thứ tư, qua ý nghĩa của thơ văn cha ông ta muốn giáo dục cho con cháu về tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hun đúc và phát huy qua ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện ý chí tự lực, tự cường dân tộc. Là đường lối, là cội nguồn tạo nên sức mạnh đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp dựng nước và giũa nước. Nó góp phần làm


Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 9

nên một Việt Nam hùng mạnh, vững bước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


Trong công cuộc chấn hưng đất nước, bảo vệ tổ quốc thời Lý – Trần, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta càng đượcc nâng cao. Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, vua quan nhà Lý – Trần đã có những chính sách tiến bộ nhằm cũng cố lòng dân, thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong nhân dân với triều đình. Lấy nhân dân làm trung tâm, nhân dân là gốc với các chủ trương chủ trương “thân dân”, “lấy dân làm gốc” “khoa thư sức dân”. Vai trò quyết định của nhân dân đối với sự sống còn của một dân tộc là một chân lý mà những người lãnh đạo sáng suốt thời kỳ này. Nhân dân được nhìn nhân như một lực lượng xã hội quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Quan điểm “dân” thời này chứa đựng yếu tố tích cực, tiến bộ. Nhờ chính sách này mà các tướng lĩnh thời Lý – Trần đều vững lòng tin vào sự nghiệp đánh giặc mỗi khi phát động được toàn dân tham gia. Quan điểm thân dân không dừng lại trên lý thuyết mà nó đã được thể hiện trên thực tiễn trong lãnh đạo nhân dân xây dựng và bào về tổ quốc.

Với những ý nghĩa có giá trị sâu sắc cả về phương diện lý luận và thực tiễn được thể hiện trong thơ văn Lý – Trần đã làm nên một thời đại vẻ vang nhất lịch sử, rực rỡ nhất về văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Mặc dù vẫn còn bị chi phối bởi tính giai cấp, do được hình thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên không tránh khỏi những hạn chế. Vấn đề của thế hệ chúng ta ngày nay là biết chắc lọc, gìn giữ và phát huy những yếu tố tích cực, tiếp biến nó phù hợp với bối cảnh và yêu cầu của lịch sử.

Việc tìm hiểu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao nhận thức về đời sống xã hội và góp phần giáo dục đạo đức cho con người. Những quan


niệm về đạo làm người, về cách ứng xử với tự nhiên và xã hội trong triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần đã hướng dẫn thái độ sống, cách sống cho con người. Những tư tưởng về nhân sinh góp phần nâng cao tri thức của con người về đời sống xã hội.

Nghiên triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần giúp nhận thức hệ thống và sâu sắc hơn về tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần. Bên cạnh đó giúp đánh giá khách quan, khoa học hơn giá trị và vai trò lịch sử tư tưởng nhân sinh của thơ văn Lý – Trần trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân sinh của dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng nhân sinh hay nhân sinh quan cho xã hội hiện nay.

3.2. Bài học vận dụng triết lý nhân sinh trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có giá trị to lớn và sức ảnh hưởng đến thời đại chúng ta để lại cho chúng ta những bài học trong việc xác định lại giá trị cuộc sống, giá trị con người, giáo dục đạo đức, nhân cách lối sống cho thế hệ trẻ trong thời hiện đại các chuẩn mực đạo đức bị lu mờ. Và tư tưởng nhân sinh của trong thơ văn Lý – Trần sẽ tỏa sáng định hướng cho chúng ta trong thời đại mới, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh.

Ngày nay, toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,..., đặt nước ta trước những thời cơ và thách thức to lớn. Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và bền vững.

Toàn cầu hóa cùng với Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thay đổi to lớn trong phương thức sản xuất, lối sống, văn hóa...,đã đem lại những lợi ích về sản xuất, tiêu thụ, thông tin, tri thức..., giúp các


nước có cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại toàn cầu. Tham gia toàn cầu hóa, các quốc gia còn có cơ hội phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa thông qua quá trình mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, làm cho con người xích lại gần nhau hơn và tăng khả năng giải quyết một số vấn đề chung của toàn cầu. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tác động tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Với văn hóa, toàn cầu hóa đang đe dọa đến bản sắc văn hóa của dân tộc - vốn là những giá trị cần được duy trì nhằm bảo vệ sự đa dạng của nền văn hóa thế giới. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Toàn cầu hóa đã tác động tích cực đến việc thay đổi lối sống, nhận thức của thanh niên Việt Nam như từ bỏ lối sống khép kín, ỉ lại thay bằng lối sống năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ thanh niên chạy theo lối sống không lành mạnh, sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ,...

Khi hội nhập quốc tế, đất nước phải chấp nhận và tuân thủ những “luật chơi” chung; khi tham gia, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương với các nước, các khu vực trên thế giới, đất nước phải điều chỉnh luật pháp, chính sách của mình phù hợp với các cam kết đã ký. Những nguy cơ như: bất ổn của kinh tế đất nước do những tác động từ bên ngoài; đất nước trở thành “bãi thải” công nghệ, bị ô nhiễm môi trường, phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài... đều rất lớn. Những nguy cơ này sẽ trở thành hiện thực khi đất nước không có một chiến lược hội nhập quốc tế đúng đắn, hiệu quả phù hợp với điều kiện của mình.

Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, việc giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trường phải được thực hiện ở tất cả


các cấp. Trong những năm qua, việc giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trường cho thanh niên, thiếu niên đã được triển khai một cách đồng bộ, sâu, rộng và đã có nhiều kết quả tích cực. Các phong trào bảo vệ môi trường đã được thanh niên, thiếu niên hưởng ứng và thực hiện tốt, tạo nên một làn sóng mạnh mẽ về bảo vệ môi trường trong xã hội, góp phần cải thiện môi trường lao động, sản xuất và học tập trên cả nước.Tuy nhiên, bên cạnh số thanh niên, thiếu niên tích cực bảo vệ môi trường, vẫn còn một bộ phận thanh niên, thiếu niên thờ ơ với bảo vệ môi trường, thậm chí còn có những thanh niên, thiếu niên ngang nhiên thực hiện những hành vi tác động xấu đến môi trường ở nơi họ sinh sống, học tập và lao động.


Vấn đề độc lập, tự chủ trong toàn cầu hóa , toàn cầu hóa kéo theo tất cả các nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và hội nhập quốc tế trở thành một tất yếu khách quan không thể bỏ qua hoặc cưỡng lại. Hội nhập để phát triển, muốn phát triển phải hội nhập. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế luôn là sân chơi với nhiều cơ hội và không ít thách thức. Hội nhập quốc tế trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt về chính trị, kinh tế, sự chi phối của các nước lớn và những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của thế giới, đòi hỏi phải giữ được độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đảng ta đã xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập, tự chủ đất nước là một trong những mối quan hệ quan trọng đặc biệt cần giải quyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong giai đoạn hiện nay, khi con người được xem là mục tiêu số một, là nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước thì con người cần phải có những đức tính và phải đáp ứng được những yêu cầu về mặt nhân cách sau đây:


“-Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết vói nhân dân thế giơi trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội;

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ môi trường sống;

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích bản thân gia đình, tập thể và xã hội;

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt nam;

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ, thẩm mỹ và thể lực.” [16, tr.58] Ngày nay, vấn đề toàn cầu hóa, môi trường, và vấn đề bảo vệ nền độc lập dân tộc luôn là vấn đề cấp bách và việc giải quyết những vấn đề này luôn là nhiệm vụ hàng đầu.

Trong Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VIII) cũng đã chỉ rõ, bên cạnh việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. [21, tr.24 - 28]. Tinh thần của nghị quyết tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kết luận của hội nghị lần thứ 10, số 03 - KL/TW ngày 20/7/2004 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc”. [21, tr.150]


Chính vì vậy, những yêu cầu về mặt nhân cách đạo đức đối với con người Việt Nam hiện nay chính là sự tiếp tục, sự mở rộng, sự đổi mới và nâng cao những giá trị văn hóa tốt đẹp mang truyền thống của dân tộc. Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần chứa đựng tư tưởng nhân văn, đạo đức, lối sống, những kinh nghiệm của cha ông trong việc đặt nền móng văn hóa dân tộc sẽ tham gia tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa tiên tiến, hiện đại. Mặt khác, chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập quốc tế với sự bùng nổ về mặt khoa học, công nghệ. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải hội nhập với với các nước trên thế giới. Việc hội nhập quốc tế góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích do hội nhập mang lại, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thử thách to lớn, đó là sự suy thoái về giá trị đạo đức cá nhân và giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Việc khai thác những giá trị tích cực trong thơ văn Lý – Trần là việc làm hữu ích trong giai đoạn hiện nay, kế thừa những giá trị tích cực trong thơ văn góp phần nâng cao nhận thức về đạo đức, từ đó giúp con người nhận ra những việc nên làm và không nên làm. Triết lý nhân sinh trong thơ văn đã tác động vào nhân thức, định hướng ứng xử của con người.

Việc nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý trần có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức con người nhất là thanh thiếu nhiên. Đó là truyền thống yêu nước; là ý chí tự lực, từ cường và tự hào dân tộc; là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người; là lối sống hòa hợp với tự nhiên. Nó góp phần khẳng định những giá trị tích cực của những triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần mà chúng ta

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí