Thuế Tncn Là Một Công Cụ Phân Phối Đảm Bảo Công Bằng Xã Hội.

Thứ hai, mức thuế không nên quá cao làm ảnh hưởng đến nỗ lực lao động, tiết kiệm và đầu tư.

Thứ ba, tùy theo đặc điểm tình hình kinh tế xã hội mà có thể sử dụng thuế suất ưu tiên linh hoạt cho từng loại thu nhập. Theo tập tục truyền thống thì hầu hết các nước sử dụng thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ lao động hơn là thu nhập từ vốn.

Phương pháp quản lý thu nộp.

Thuế thu nhập có thể được thu theo phương pháp khấu trừ tại nguồn hoặc phương pháp thu trực tiếp.

Phương pháp khấu trừ tại nguồn được áp dụng cho các khoản thu nhập phát sinh có tính chất ổn định như thu nhập từ lương, thu nhập từ bất động sảnTheo phương pháp này người hoặc cơ quan chi trả thu nhập tiến hành khấu trừ trước số thuế phải nộp của cá nhân để nộp cho cơ quan thuế, sau đó mới tiến hành chi trả phần còn lại cho người được hưởng. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến với những nước có khả năng kiểm soát và tổng hợp thu nhập thấp (thường là các nước chậm phát triển). Tuy chi phí thu thuế thấp, quy trình quản lý thu đơn giản nhưng mức độ công bằng lại kém hơn vì thông thường chỉ thu được thuế của những khoản thu nhập rõ ràng, chính thống. Những khoản thu nhập khác dễ bị bỏ qua do không kiểm soát được.

Phương pháp thu trực tiếp được thực hiện trên cơ sở người nộp thuế tự kê khai thu nhập và gửi cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp dựa trên số liệu kê khai về thu nhập, về các khoản được phép khấu trừ, giảm trừkết hợp với sự thẩm tra kiểm soát của cơ quan thuế. Phương pháp này tuy phức tạp nhưng đảm bảo tính chính xác vì khả năng tổng hợp nhiều nguồn thu nhập. Tuy nhiên thực tế phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao trong điều kiện người nộp thuế hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Nếu trình độ hiểu biết của người nộp thuế còn kém, tính tự giác chưa cao thì

không thể vận dụng được phương pháp trực tiếp này được. (Canada, Mĩ áp dụng phương pháp thu trực tiếp này)

Trên thực tế, các nước có nền kinh tế phát triển mặc dù đã xây dựng cho mình chế độ thuế TNCN khá hoàn chỉnh cũng thường chỉ sử dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn mà thôi. ở Việt Nam cũng áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn.

1.3. Vai trò của thuế TNCN.


Các nước châu Âu coi thuế TNCN là “Nữ hoàng” của các loại thuế, ở châu Á như Nhật Bản lại gọi thuế TNCN là “Vua” của các loại thuế. Sắc thuế này có vị trí quan trọng bậc nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do nó có vai trò vô cùng lớn.

1.3.1. Thuế TNCN là một công cụ phân phối đảm bảo công bằng xã hội.

Một trong những khiếm khuyết của kinh tế thị trường là sự phân phối không công bằng và đi liền với nó là quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Trong hệ thống thuế thường áp dụng hai loại thuế: thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế TNCN là một hình thức thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập nhận được của từng cá nhân, điều tiết thu nhập của người nộp thuế theo khả năng của họ. Vì thế, thuế TNCN đảm bảo sự công bằng theo chiều dọc. Nếu chỉ áp dụng các loại thuế gián thu thì mới thực hiện được công bằng theo chiều ngang (tức là tất cả mọi người đều phải nộp thuế như nhau không phân biệt khả năng của họ). Thông qua đánh thuế TNCN, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, nhờ đó san bằng tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.

Để thấy rõ vai trò đó của thuế TNCN, có thể sử dụng đường cong Lorenz dưới đây:



Thu nhập được phân phối công bằng


Thu nhập trước thuế

Thu nhập sau thuế

GDP (%)


Dân cư (%)

Hình 1.1 - Ảnh hưởng của thuế đến sự công bằng trong phân phối thu nhập5

Trên đồ thị, đường cong Lorenz càng gần đường 450 thì càng phản ánh sự phân phối công bằng. Điều đó được trợ giúp bởi thuế lũy tiến thông qua thực hiện thuế TNCN để đảm bảo rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

1.3.2. Thuế TNCN là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng cho Ngân sách Nhà nước.

Do nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước, sự giảm dần của thuế quan do yêu cầu của tự do hóa thương mại, để phát triển kinh tế các quốc gia phải tăng nguồn thu tài chính nhà nước thông qua các loại thuế khác nhau như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCNTrong đó thuế TNCN là nguồn tài chính lớn cho ngân sách của quốc gia đặc biệt là các nước phát triển, quả thực ngày nay thuế TNCN là một hình thức thu quan trọng của ngân sách Nhà nước ở các nước này. ở Việt Nam trước đây thuế đánh vào TNCN được thể hiện qua 3 sắc thuế (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp với phần cá nhân nộp thuế và thuế chuyển quyền sử dụng đất) mà hiện tại được thay thế

5 Như chú thích 2.

bằng một sắc thuế là thuế TNCN, chỉ đóng góp được 4,1% tổng thu Ngân sách nhà nước trong khi tỷ lệ đó ở một số nước Asean (Thái Lan, Philippines, Malaysia) khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức…) khoảng 30-40% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.

Bảng 1.2 - Doanh thu thuế TNCN so với GDP của một số nước

trên thế giới




Quốc gia

Tỉ lệ (%) thuế/GDP 2003

Tỉ lệ (%) thuế/GDP 2004

Tỉ lệ (%) thuế/GDP 2005

Tỉ lệ (%) thuế/GDP 2006

Tỉ lệ (%) thuế/GDP 2007

1

Denmark

25.5

24.9

24.8

24.5

25.

2

New Zealand

25.5

24.9

24.8

24.5

25.

3

Sweden

15.3

15.5

15.6

15.7

14.7

4

Finland

13.6

13.2

13.5

13.2

13.0

5

Belgium

14.0

13.8

13.7

13.1

13.0

6

Canada

11.8

11.8

11.9

12.1

12.5

7

Italy

10.5

10.4

10.4

10.8

11.2

8

United Kingdom

10.1

10.1

10.6

10.8

10.9

9

USA

9.1

8.9

9.7

10.2

10.7

1

0


Switzerland

10.0

10.0

10.4

10.5

10.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Triển khai áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam - 3


Nguồn: OECD website


Ở nước ta thuế TNCN tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách Nhà nước, song trong điều kiện phát triển kinh tế và toàn cầu hóa ngày nay, thu nhập của cá nhân có xu hướng tăng nhanh, nên tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu ngân sách nhà nước sẽ có khả năng tăng lên.

1.3.3. Thuế TNCN góp phần điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.


Thuế TNCN không chỉ là công cụ huy động nguồn thu ngân sách Nhà nước, thực hiện công bằng xã hội, mà còn giữ vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân. Thuế TNCN được sử dụng như một công cụ linh hoạt để điều tiết vĩ mô, kích thích tiêu dùng hoặc đầu tư để phát triển kinh tế. Một trong những lý thuyết căn bản của Keynes về tính hữu dụng giảm dần của thu nhập cho rằng mức thu nhập càng cao thì tính hữu dụng của nó càng thấp, con người có xu hướng tăng tiêu dùng của mình theo tốc độ tăng của thu nhập, nhưng không phải tăng theo cùng mức tăng của thu nhập. Cùng với tốc độ tăng của thu nhập thì tốc độ tiết kiệm tăng nhanh hơn bởi vậy cần thiết phải có chính sách thuế đánh vào thu nhập đưa vào tiết kiệm để kích thích tiêu dùng và tăng đầu tư phát triển kinh doanh. Cũng theo Keynes thì khuynh hướng tiêu dùng ở những người có thu nhập thấp sẽ cao hơn ở những người có thu nhập cao. Do vậy, để tăng phúc lợi xã hội cần thiết phải điều tiết bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn.‌

Bên cạnh đó, thông qua chính sách miễn thuế, ưu đãithuế TNCN có thể tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dung và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Vì vậy, ở mỗi thời kỳ phát triển khinh tế khác nhau, tùy theo yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN ở mỗi nước được xây dựng phù hợp.

2. LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA VIỆT NAM.

2.1. Sự ra đời của Luật thuế TNCN Việt Nam


Sau hơn ba năm chuẩn bị kỹ lưỡng với hàng trăm cuộc hội thảo và sau gần một năm công bố rộng rãi để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà XHCH Việt nam khoá

XII đã thông qua Luật thuế TNCN (TNCN) với hơn 79% số phiếu tán thành. Luật này đã có hiệu lực thi hành vào 1/1/2009.

Ý nghĩa của sự chuyển đổi từ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thành Luật thuế TNCN

Mọi người đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Thuế TNCN trong giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước hiện nay thay thế các thuế hiện hành đánh vào thu nhập là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế thu nhập doanh nghiệp (phần cá nhân nộp thuế), thuế chuyển quyền sử dụng đất. Ban hành luật thuế TNCN còn có tác sửa lại những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào TNCN tồn tại trong 3 luật thuế trên. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại TNCN trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có TNCN ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế.

Trước đây cả nước có khoảng 300.000 người nằm trong diện chịu thuế thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập cao, với tổng số thu trên 6.000 tỷ đồng một năm; khi Luật thuế TNCN có hiệu lực sẽ có khoảng 2,3 triệu người nằm trong diện nộp thuế với khoản thu ước đạt 13.000 tỷ đồng. Như vậy mục tiêu tăng thu cho ngân sách nhà nước đã đạt được.

Hơn nữa khi giảm mức khởi điểm chịu thuế xuống còn 4 triệu đồng/tháng tức là mở rộng diện đánh thuế trong tầng lớp dân cư, nâng cao vai trò phân phối công bằng của thuế TNCN và cũng tiến đến gần bản chất của thuế TNCN hơn.

2.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế TNCN.


2.2.1. Về đối tượng nộp thuế.

Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định theo Luật Thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng một trong những điều kiện trên.

2.2.2. Thu nhập chịu thuế.

Thu nhập chịu thuế TNCN gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu được miễn thuế:

Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp

hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.

Tiền thù lao dưới các hình thức.

Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.

Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền.

Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

Tiền lãi cho vay;

Lợi tức cổ phần;

Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

Ngày đăng: 15/09/2022