Tên Nhà Sản Xuất: Bộ Gd & Đt/dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học

- Biết một số nét chính về các ngành kinh tế của nước ta.

- Bước đầu biết đọc bản đồ ngành kinh tế, phân tích sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu dân cư, kinh tế ở mức độ đơn giản.

- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của con người

2) Nội dung cơ bản của nhóm bài về kinh tế Việt Nam

Đặc điểm chủ yếu của các ngành kinh tế: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và du lịch.

3) Một số điểm cần chú ý khi dạy nhóm bài về kinh tế Việt Nam

Khi dạy học nhóm bài về kinh tế Việt Nam, GV cần chú ý giúp HS:

- Nhận biết được một số đặc điểm chính của các ngành kinh tế ở nước ta.

- Hình thành và rèn kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, sơ đồ kinh tế.

- Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của học sinh

- Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa điều kiện (tự nhiên, dân cư,..) với hoạt động sản xuất.

Ví dụ cụ thể về dạy học nhóm bài kinh tế được thể hiện qua trích đoạn băng hình.

4) Trả lời phiếu học tập qua xem trích đoạn băng hình


Câu hỏi

Phần trả lời của người quan sát

1.GV đã gây hứng thú học tập và

- GV đã huy động vốn hiểu biết thực tiễn cuả HS để

định hướng nội dung học tập cho

kết nối với nhiệm vụ, nội dung của bài học nhằm

HS bằng cách nào? Nếu là bạn,

phát huy tính tích cực của HS, tạo hứng thú ngay từ

bạn sẽ bắt đầu dạy mục này như

phút đầu tiên của trích đoạn.

thế nào?.


2. GV đã sử dụng những phương

- Các phương pháp: Vấn đáp tìm tòi, thảo luận, sử

pháp và hình thức tổ chức dạy

dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.

học nào để hướng dẫn HS học

- Hình thức dạy học:cá nhân, nhóm, lớp.

tập? Nếu là bạn, bạn sẽ làm như


thế nào?


3. GV đã có sáng tạo gì trong việc

- Hướng dẫn HS dựa vào biểu đồ để biết cơ cấu

sử dụng các phương tiện dạy học?

ngành thủy sản, so sánh chiều cao của các cột biểu

Sáng tạo đó có hợp lí không?

đồ để biết sự thay đổi về sản lượng và tốc độ tăng


sản lượng của ngành thủy sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 29

Phần trả lời của người quan sát

4. GV đã có thay đổi gì về cấu

- Thay đổi cấu trúc của bài so với SGK. SGK viết

trúc nội dung khi việc hướng dẫn

theo chiều thuận, từ điều kiện đến tình hình phát

HS học tập phần thủy sản.

triển của ngành; GV đã hướng dẫn HS tìm hiểu cơ


cấu, tình hình phát triển sau đó yêu cầu HS tìm


nguyên nhân (điều kiện phát triển)

5. Việc sử dụng tổng hợp các

- Vận dụng tổng hợp các nguồn thông tin: Kênh chữ,

nguồn thông tin để giúp HS tiếp

kênh hình trong SGK, tranh ảnh, bản đồ treo tường,

nhận kiến thức và rèn kĩ năng địa

vốn hiểu biết thực tiễn của HS

lí như thế nào?


6. Việc tổ chức trò chơi cho HS

- Có phần hợp lí, đã phát huy được khả năng củng

khi tiểu kết trích đoạn đã hợp lí

cố bài và tinh thần thi đua trong học tập của HS.

chưa, đã phát huy hết khả năng

Tuy nhiên việc đánh giá cụ thể đối với từng cá nhân

của các HS trong việc củng cố bài

HS chưa thực sự có hiệu quả.

chưa? Việc kết hợp đánh giá và tự


đánh giá kết quả học tập của HS


trong khâu này như thế nào? Nếu


là bạn, bạn sẽ thay đổi như thế


nào để đạt kết quả cao trong khâu


củng cố và đánh giá này?


Câu hỏi

Phần trả lời của người quan sát

6. Tổng hợp lại, bạn thấy trích

Thể hiện được tính chất của bài địa lí kinh tế; cụ

đoạn đã thể hiện được ở mức nào

thể:

(Tốt, khá, trung bình) về nội dung

+ Nội dung: HS thấy được các điều kiện, tình hình

và đổi mới PPDH trong dạy học

sản xuất của ngành thuỷ sản; xác định được vùng

một bài địa lí kinh tế. Bạn thấy

phân bố chủ yếu của ngành thuỷ sản trên đất nước

cần phải thay đổi như thế nào?

ta.


+ Phương pháp: hướng dẫn HS khai thác kiến thức


dựa vào bản đồ kinh tế, tranh ảnh, vốn hiểu biết; xác


lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế ở


mức độ đơn giản (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội


với tốc độ phát triển, điều kiện tự nhiên với sự phân


bố ngành thủy sản).

Câu hỏi


Hoạt động 4:


Tìm hiểu các bài về Địa lí thế giới Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu các bài về địa lí thế giới (từ bài 17 đến bài 27) ở phần Địa lí trong SGK, SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5.

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về những vấn đề sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung chính của nhóm bài về địa lí thế giới.

- Xác định một số điểm cần chú ý khi dạy các bài về địa lí thế giới.

Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch bài học một bài cụ thể về địa lí thế giới và trao đổi với

đồng nghiệp.

Nhiệm vụ 4: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.


Thông tin phản hồi

1) Mục tiêu của nhóm bài về địa lí thế giới

- Trình bày một số nét đặc trưng (mang tính chấm phá) về thiên nhiên, con người ở

các châu lục trên thế giới.

- Trình bày vị trí, một vài đặc điểm của các đại dương trên thế giới.

- Nhận biết vị trí của từng châu lục , đại dương trên bản đồ.

- Có tinh thần tôn trọng các dân tộc, chủng tộc.

2) Nội dung cơ bản của nhóm bài về địa lí thế giới

- Vị trí, đặc điểm đặc trưng về thiên nhiên, dân cư, kinh tế của các châu: á, Âu, Phi, Mĩ, châu Đại Dương và Châu Nam Cực.

- Vị trí và một vài đặc điểm của một số quốc gia đại diện cho các châu lục.

- Vị trí, đặc điểm chính của các đại dương thế giới.

3) Một số điểm cần chú ý khi dạy các bài về địa lí thế giới

Khi dạy học nhóm bài về địa lí thế giới, GV cần chú ý giúp HS:

- Nhận biết cấu trúc và thứ tự tìm hiểu về địa lí một châu lục: Mỗi châu lục được tìm hiểu theo trình tự sau: (1)Vị trí địa lí, giới hạn; (2) đặc điểm tự nhiên; (3) dân cư; (4) hoạt động kinh tế; (5) quốc gia đại diện cho châu lục.

- Hình thành biểu tượng, khái niệm dựa vào tranh ảnh, bản đồ.

- Khắc sâu nét đặc trưng, dễ nhận biết về từng châu lục.

Về phương pháp dạy học: GV cần coi trọng phương pháp so sánh trong quá trình xây dựng biểu tượng, khái niệm địa lí cho HS, thông qua đó giúp HS dễ nhận biết, dễ nhớ đặc điểm đặc trưng của từng châu lục.

Dưới đây là ví dụ cụ thể: Bài 23 - Châu Phi

- Mục tiêu cơ bản của bài học này là, thông qua bản đồ, tranh ảnh, vốn hiểu biết của HS, GV hướng dẫn các em nhận biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi, một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, quang cảnh tự nhiên của châu Phi.

- Khi dạy bài này, trước hết GV cần hết sức coi trọng việc hướng dẫn HS quan sát hình 1 (lược đồ tự nhiên châu Phi) trang 116 SGK, bản đồ treo tường hoặc quả địa cầu để trả lời câu hỏi: Châu Phi giáp các châu lục và đại dương nào? Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu lục? Trên cơ sở đó GV nhấn mạnh để HS nhận biết châu Phi là châu lục duy nhất có đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục, đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến. Đó là đặc điểm quan trọng nhất về vị trí địa lí của châu Phi. Đặc điểm đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khí hậu châu Phi nóng bậc nhất thế giới, hoang mạc và xa van chiếm diện tích nhiều nhất ở châu phi. Ngoài ra, GV cũng cần cho HS so sánh diện tích lãnh thổ của châu Phi với các châu lục khác (dựa vào bảng số liệu ở bài 17) để biết đây là châu lục có kích thước rộng lớn (đứng thứ 3

trong các châu lục); so sánh bờ biển châu Phi với bờ biển châu Âu (dựa vào bản đồ) để biết châu Phi không có biển lấn sâu vào đất liền. Đó là những đặc điểm góp phần làm cho châu Phi có khí hậu khô nóng.

- Tiếp theo GV cần chú trọng cho HS dựa vào màu sắc của lược đồ, bản đồ tự nhiên để nhận biết địa hình châu Phi tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ. GV có thể lưu ý HS về thang màu địa hình: từ 500m trở lên được gọi là cao nguyên. GV có thể cho HS dựa vào màu sắc trên bản đồ so sánh địa hình châu Phi với châu Âu để thấy rõ sự khác nhau về độ cao địa hình của hai châu lục, trên cơ sở đó khắc họa hình ảnh về địa hình của châu Phi.

- Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về khí hậu và quang cảnh tự nhiên châu Phi, GV cần chú ý cho HS dựa vào bản đồ, tranh ảnh, kênh chữ, vốn hiểu biết của HS (qua xem ti vi, sách báo,..) tập trung vào các câu hỏi vừa nhằm phát triển tư duy liên hệ tổng hợp, xác lập mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, vừa tạo biểu tượng sâu sắc về thiên nhiên châu Phi như:

+ Khí hậu châu Phi có gì khác với khí hậu của các châu lục đã học?

+ Vì sao khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới? (Vị trí ở trong vùng nhiệt

đới, lãnh thổ rộng lớn, không có biển lấn sâu vào đất liền).

+ Xác định trên bản đồ vị trí hoang mạc Xa-ha-ra và mô tả đặc điểm của hoang mạc này.

+ Dựa vào bản đồ cho biết châu Phi có những quang cảnh tự nhiên nào? Những quang cảnh tự nhiên nào chiếm diện tích nhiều hơn? Vì sao?

+ Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết hãy mô tả về cảnh vật tự nhiên ở xa van châu Phi.

- GV nên giúp HS xây dựng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên của châu Phi, của một quang cảnh tự nhiên của châu Phi (hoang mạc, xa van).

IV. Sản phẩm

- Bài viết về mục tiêu, nội dung, một số điểm cần chú ý khi dạy từng nhóm bài học kiến thức mới của phần Địa lí trong chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5.

- Trả lời phiếu học tập qua xem băng hình.

- Bản thiết kế một số bài học cụ thể.


C. Tổng kết đánh giá Bài tập đánh giá chủ đề 1

Thông qua tiểu mô đun, bạn hãy thống kê những điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung của chương trình và sách giáo khoa phần địa lí lớp 5 cũ và mới.

Bài tập đánh giá chủ đề 2

1. Trình bày mục tiêu, nội dụng chính và những điểm cần lưu ý khi dạy các bài về địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. Trình bày mục tiêu, nội dụng chính và những điểm cần lưu ý khi dạy các bài về địa lí dân cư Việt Nam.

3. Trình bày mục tiêu, nội dụng chính và những điểm cần lưu ý khi dạy các bài về địa lí kinh tế Việt Nam.

4. Trình bày mục tiêu, nội dụng chính và những điểm cần lưu ý khi dạy các bài về địa lí thế giới.

* Phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá chủ đề 1

Thông tin phản hồi của hoạt động 1 và 2


* Phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá chủ đề 2

1. Cho câu hỏi tự đánh giá 1: Đối chiếu với phản hồi cho hoạt động 1

2. Cho câu hỏi tự đánh giá 2: Đối chiếu với phản hồi cho hoạt động 2

3. Cho câu hỏi tự đánh giá 3: Đối chiếu với phản hồi cho hoạt động 3

4. Cho câu hỏi tự đánh giá 4: Đối chiếu với phản hồi cho hoạt động 4


HƯỚNG DẪN HỌC TẬP THEO BĂNG HÌNH


I. Giới thiệu trích đoạn băng hình

1. Tên nhà sản xuất: Bộ GD & ĐT/Dự án Phát triển Giáo viên tiểu học

2. Tên băng hình: Bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản (Trích đoạn: mục 2. Ngành thuỷ sản)

3. Thời gian: 20 phút

4. Đặc điểm ngời học: GV trực tiếp dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 đã được tập huấn thay sách.

5. Mục đích băng hình:

- Minh hoạ cho việc đổi mới phương pháp dạy học phần địa lí trong chương trình và SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5.

- Cụ thể hoá việc đổi mới phương pháp dạy học trong một bài về địa lí kinh tế Việt Nam.

II. Trước khi xem băng hình

1) Trước khi xem băng, giáo viên cần đọc trước mục 2 bài 11 (Lâm nghiệp và thuỷ sản) trong sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 5 để nắm được mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản và những gợi ý về phương pháp dạy học của phần trích đoạn.

2) Đọc trước các câu hỏi của phần hướng dẫn học tập qua xem băng để xác định được những yêu cầu và định hướng của việc học tập qua băng.

Phiếu học tập qua xem băng hình

Bạn hãy xem kỹ trích đoạn băng hình và trả lời các câu hỏi bằng cách điền nội dung vào bảng sau:

Câu hỏi

Phần trả lời của người quan sát

1.GV đã gây hứng thú học tập và định hướng nội dung học tập cho HS bằng cách nào? Nếu là bạn, bạn sẽ bắt đầu dạy mục này như

thế nào?


2. GV đã sử dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào để hướng dẫn HS học tập? Nếu là bạn, bạn sẽ làm như

thế nào?


3. GV đã có sáng tạo gì trong việc sử dụng các phương tiện dạy học

? Sáng tạo đó có hợp lí không?


4. GV đã có thay đổi gì về cấu trúc nội dung khi hướng dẫn HS

học tập phần thủy sản


5. Việc sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin để giúp HS tiếp nhận kiến thức và rèn kĩ năng địa

lí như thế nào?


Phần trả lời của người quan sát

6. Việc tổ chức trò chơi cho HS khi tiểu kết trích đoạn đã hợp lí chưa, đã phát huy hết khả năng của các HS trong việc củng cố bài chưa? Việc kết hợp đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của HS trong khâu này như thế nào? Nếu là bạn, bạn sẽ thay đổi như thế nào để đạt kết quả cao trong khâu

củng cố và đánh gia này?


6. Tổng hợp lại, bạn thấy trích đoạn đã thể hiện được ở mức nào (Tốt, khá, trung bình) việc đổi mới PPDH trong dạy học một bài địa lí kinh tế. Bạn thấy cần phải thay đổi như thế nào?


Câu hỏi


2) Các ý kiến khác về trích đoạn băng hình

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

........................................................................................................................

III. Trong khi xem băng hình

Vì chỉ là trích đoạn minh hoạ cho việc đổi mới phương pháp dạy học chứ không phải là tiết dạy mẫu có tính chất chuẩn mực về phương pháp dạy học, nên khi xem băng, các giáo viên cần chú ý một số điểm sau đây:

1. Không tập trung quá nhiều vào việc nhận xét, đánh giá giờ dạy.

2. Cần tập trung theo dõi nội dung của băng để biết:

Ngày đăng: 04/11/2023