Đánh Giá Các Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Trạng Thái Thanh Khoản Và Hiệu Quả Ngân Hàng.


2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG.

Một số nghiên cứu về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động đã được thực hiện bởi các học giả với nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Nkobe (2013) xem xét mối quan hệ của trạng thái thanh khoản, an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Kenya. Cụ thể, nghiên cứu đã sử dụng một thiết kế nghiên cứu giải thích và phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng hồi quy Hiệu ứng cố định (Fixed Effect) nhằm xác định tác động của tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn đến hiệu quả hoạt động. Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ hiệu quả hoạt động của năm trước, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ ngắn hạn và tỷ lệ tổng vốn ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy hiệu quả cố định bao dữ liệu bởi Sanchez .B. (2013) cho thấy những ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Châu Mỹ Latinh thực hiện vốn hóa thu nhập trong thanh khoản vì tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay trên tổng dư nợ cho vay có tương quan ngược chiều đến hiệu quả. Trong khi các ngân hàng có các khoản vay chất lượng thấp được kỳ vọng phải có hiệu quả thấp.Kamaruddin & Mohd (2013) sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu để phân tích về hiệu quả tại các ngân hàng Hồi giáo Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy thấy quy mô hoạt động ngân hàng, chất lượng tài sản cải thiện hiệu quả hoạt động trái ngược với trách nhiệm xã hội của công ty vốn là tương quan ngược đến chi phí / hiệu quả hoạt động.

Bourke (1989) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thiết lập mối quan hệ giữa tài sản lưu động và lợi nhuận ngân hàng cho 90 ngân hàng ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc từ năm 1972 đến 1981, nghiên cứu sử dụng khung kinh tế lượng được trình bày trong một phương trình. Biến phụ thuộc, hiệu quả hoạ động, đã được hồi quy dựa trên biểu thức phi tuyến tính của nắm giữ tài sản lỏng tương đối, cũng như một tập hợp các biến kiểm soát. Tài sản lưu động thường được đưa vào như một biến kiểm soát trong nghiên cứu này với thảo luận rất hạn chế xung quanh tham số ước tính. Từ nghiên cứu, một ngân hàng có tính thanh khoản thấp và hiệu quả hoạt động thấp phải tăng khoản vay dẫn đến tăng chi phí tài chính. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tăng lãi suất, vì các nguồn rẻ hơn nhanh chóng cạn kiệt. Ngoài ra, sẽ không thể nhận được chiết khấu tài chính như các nhu cầu tài chính đã dự báo trước và phải chịu lãi suất và tiền phạt cho các khoản


thanh toán trễ, các vấn đề thanh khoản sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại lành mạnh của ngân hàng và cả hai đều được điều chỉnh bởi chiến lược được áp dụng trong trung và dài hạn.

Bordeleau, Crawford và Graham (2009) đã xem xét mối quan hệ của trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của 55 ngân hàng Mỹ và 10 ngân hàng Canada trong giai đoạn 1997 đến 2009. Nghiên cứu đã sử dụng các biện pháp định lượng để đánh giá tác động của thanh khoản đối với lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính, nhờ đó hiệu quả hoạt động được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản, tuy nhiên, có một điểm vượt trội hơn là việc ngân hàng hoạt động hiệu quả tiếp đến sẽ tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.,

Owolabi, Obiakor và Okwu (2011) đã thực hiện một nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động trong 15 ngân hàng được niêm yết ở Nigeria. Mục tiêu trọng tâm là kiểm tra bản chất và mức độ của mối quan hệ giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng và cũng để xác định xem có tồn tại mối quan hệ nhân quả hay không. Trang thái thanh khoản được xem xét là tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ phải trả. Phương pháp phân tích điều tra và định lượng đã được sử dụng cho nghiên cứu. Phân tích được dựa trên dữ liệu trích xuất từ các báo cáo và tài khoản hàng năm của các ngân hàng trong giai đoạn có liên quan. Phân tích tương quan và hồi quy tương ứng được sử dụng để kiểm tra tính chất và mức độ của mối quan hệ giữa các biến và xác định xem có bất kỳ mối quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa chúng không. Một mô hình về mối quan hệ chức năng nhận thức đã được chỉ định, ước tính và đánh giá. Kết quả cho thấy, trong khi sự đánh đổi tồn tại giữa thanh khoản và lợi nhuận, thì trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động có mối tương quan tích cực và cũng củng cố lẫn nhau.

Eljelly (2004) cho rằng các tổ chức có tính thanh khoản cao chiếm phần lớn các khoản đầu tư vào tài sản ngắn hạn, có lợi nhuận thấp hơn so với tài sản dài hạn. Kết quả là thanh khoản cao dự kiến sẽ làm cho hiệu quả hoạt động tốt hơn nhưng lợi nhuận thấp và ngược lại. Duy trì tính thanh khoản phù hợp cho thấy rằng tiền được giới hạn trong tài sản lưu động do đó không có sẵn để cho mục đích đầu tư để mang lại lợi nhuận cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.


hơn nhưng lại đáp ứng được các nhu cầu về vốn khi cần thiết qua đó giúp cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được tốt hơn.

Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8


2.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỪ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng: Các công trình nghiên cứu đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thường sử dụng 02 phương pháp bao dữ liệu (DEA) và biên ngẫu nhiên (SFA). Một số nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng như Pelosi (2008), Resti (1997; Sang (2013)

Đối với nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng các nhà nghiên cứu áp dụng các phương pháp hồi quy khác nhau gồm bình phương nhỏ nhất (OLS), hồi quy kiểm duyệt (Tobit), hồi quy 2 giai đoạn (2SLS) cho mô hình kinh tế lượng được đề xuất trong nghiên cứu. Các mô hình được xây dựng nhằm đánh giá sự các động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong đó có biến giải thích là trạng thái thanh khoản như Alrafadi et al. (2014; Nkobe (2013; Sufian et al. (2012). Kết quả nghiên cứu thường thể hiện sự tác động tích cực của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong thời gian nghiên cứu

Đối với các nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng như Nkobe (2013),Bordeleau & Graham (2010; Eljelly (2004) hướng đến phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động trong mô hình giải thích hồi quy đa biến. Những nghiên cứu này thường sử dụng kỹ thuật phân tích tuyến tính thông qua phương pháp D-GMM cho mô hình dữ liệu bảng động, phân tích nhân quả Granger, hồi quy kiểm duyệt Tobit, hồi quy bình phương nhỏ nhất.

Từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đối với các nghiên cứu ở ngoài nước về các nhân tố tác động đến trạng thái thanh khoản, những nhân tố tác động đến thanh khoản ở quốc gia này chưa chắc được lặp lại ở quốc gia khác. Đối với các nghiên cứu trong nước thì chỉ mới dừng lại xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản, hiệu quả hoạt động mà chưa mở rộng việc xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đạt khá nhiều thành tựu như Hung (2008); Sang (2013) ở cả hai phương


pháp tham số và phi tham số. Ngoài ra còn có các nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, phân tích các nhân tố tác động đến trạng thái thanh khoản như Hồng (2012; Thông (2013) nhưng thiếu vắng các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Với kiến thức nghiên cứu của tác giả đánh giá và tổng hợp thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện việc xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động trong đó có biến trạng thái thanh khoản cũng như đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động từ đó kiểm soát tốt trạng thái thanh khoản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.

Tóm lại, khi nghiên cứu đề tài “Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam” sẽ tìm kiếm được (i) các bằng chứng thực nghiệm cho sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (ii) bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ tuyến tính giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017. Đây chính là khoảng trống mà nghiên cứu tìm cách giải quyết.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2, nghiên cứu đã lược khảo đầy đủ nhất về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như hiệu quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Lược khảo không chỉ cô đọng ở phạm vi một nước mà còn mở rộng ở nhóm nhiều quốc gia, không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả các nước đang phát triển. Qua đó cho thấy được một bức tranh toàn cảnh về tiến trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản với hiệu quả hoạt động ngân hàng.


CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI

THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG


3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

3.1.1. Mô hình nền (model background)


Các nghiên cứu ban đầu về hiệu quả ngân hàng chủ yếu tập trung vào các nhóm chỉ số tài chính như cách tiếp cận phi cấu trúc đã đề cập. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã dựa vào hàm chi phí, doanh thu và/hoặc lợi nhuận để phân tích các hiệu quả ngân hàng. Theo Shephard R. W. Shephard (1970), dưới những điều kiện nhất định, có thể nghiên cứu hàm sản xuất (production function) thông qua hàm chi phí (cost function). Một hàm chi phí được biểu diễn như sau Ilieva (2003):

()(1.1) Trong đó:

- TCi là tổng chi phí ngân hàng thứ i

- Còn yi, pi là vector biểu hiện cho giá đầu ra và đầu vào.

-là sai số


Ilieva Ilieva (2003) cho rằng các kỹ thuật ước lượng khác nhau và các giả định khác nhau cho phân phối của sai số thì có kết quả trong các mô hình khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lý thuyết được phát triển cũng đề xuất sử dụng quan điểm tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận mà có thể ước tính bằng cách sử dụng hàm lợi nhuận tiêu chuẩn (a standard profit maximization) hoặc hàm lợi nhuận tùy chọn (an alternative profit function).

Một hàm tối đa hóa lợi nhuận tiêu chuẩn (a standard profit maximization) phải dưới một giả định là ngân hàng hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tức là các


ngân hàng là người chấp nhận giá2 cho giá đầu vào và đầu ra. Lúc này, hàm số được xác định là hàm của số lượng đầu vào và giá đầu ra.

Còn hàm lợi nhuận tùy chọn (an alternative profit function) cho phép ngân hàng có quyền lớn trong quyết định giá đầu ra nên hàm số được xác định của giá đầu vào và sản lượng đầu ra, cụ thể như sau:

() = 1…n, (1.2)

Hàm lợi nhuận luân phiên cũng sử dụng các biến ngoại sinh giống như hàm tổng chi phí 1.1, mà chỉ có khác nhau là lợi nhuận trước thuế sẽ thay thế cho tổng chi phí. Theo đó, các nghiên cứu khác nhau có thể sử dụng một trong hai hàm số chi phí hoặc hàm lợi nhuận, nhưng cũng có thể sử dụng đồng thời cả hai với nhiều kỹ thuật ước tính khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả để đi đến các kỹ thuật ước tính là nhận diện và giải thích rõ ràng các yếu tố đầu vào, đầu ra của ngân hàng.

Các nhà nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng thường sử dụng nhiều cách tiếp cận để nhận điện những đầu vào (inputs) và đầu ra (outputs) của ngân hàng, chẳng hạn: (i) cách tiếp cận sản xuất (the production approach); (ii) cách tiếp cận trung gian tài chính (the intermediation approach); (iii) cách tiếp cận tài sản (the asset approach); (iv) cách tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach); (v) cách tiếp cận giá trị gia tăng (the value – added approach).

Cách tiếp cận sản xuất (the production approach) nhấn mạnh đến hoạt động vận hành, và vì vậy xem ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ cho các chủ tài khoản. Cách tiếp cận này được giới thiệu lần đầu bởi Benston Benston (1965). Theo Berger & Humphrey Berger & Humphrey (1997), đối với phương pháp này thì đầu ra (output) được đo lường tốt nhất bằng số lượng và loại giao dịch trên tài khoản vãng lai trong khoảng thời gian nhất định. Còn đầu vào (inputs) là lao động và vốn.

Cách tiếp cận thứ hai được gọi là tiếp cận trung gian (the intermediation approach), lúc này, ngân hàng là trung gian tài chính kết nối giữa người gởi tiết kiệm (savers) và người đầu tư (investors) Dưới cách tiếp cận này, các đầu vào (inputs) sẽ bao gồm vốn, lao động và nguồn vốn cho vay (borrowed funds) hay đơn giản là chi phí hoạt động và chi phí lãi (interest expenses). Còn đầu ra (output) là toàn bộ giá trị của các hình thức khoản vay, đầu tư chứng khoán (equity investment), và giao dịch chứng khoán (trading



2 Một đơn vị kinh tế có quy mô hoạt động không đáng kể so với quy mô của thị trường cho nên hoạt động của đơn vị ấy không gây ảnh hưởng gì đến giá trị thị trường


securities). Tuy nhiên, có những tranh cãi dài về lựa chọn tiền gởi là đầu và hay đầu ra. Theo Camanho và Dyson Camanho & Dyson (2005) cho rằng các tranh luận này đã dẫn đến sự hình thành thêm ba cách tiếp cận nữa tiếp cận tài sản (the asset approach), cách tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach) và cách tiếp cận giá trị gia tăng (the value – added approach).

Cách tiếp cận thứ ba là tiếp cận tài sản (the asset approach) là mô hình đơn giản hóa của hình thức hoạt động ngân hàng, và chỉ tập trung hoàn toàn vào vai trò của ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gởi tiền (depositors) và những người đi vay (bank loans). Tiền gởi và các tài sản nợ khác (other liabilities), cùng với các nguồn lực hữu hình như lao động và vốn được xem là đầu vào. Còn đầu ra chỉ là các tài sản của ngân hàng như các khoản vay. Sealey và Lindley Sealey & Lindley (1977) đề xuất đầu tiên cho cách tiếp cận này.

Cách tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach) yêu cầu phải xác định một sản phẩm tài chính là một đầu vào hay đầu ra trên cơ sở đóng góp ròng hằng năm đến doanh thu của ngân hàng. Nếu chi phí tài chính (the financial costs) của tài sản nợ thấp hơn chi phí cơ hội thì được nhận diện như là đầu ra, và ngược lại là đầu vào. Hancock Hancock (1986) là người đầu tiên áp dụng cách tiếp cận chi phí sử dụng cho ngân hàng. Cách tiếp cận giá trị gia tăng (the value – added approach) được Berger và Humphrey Berger & Humphrey (1991) áp dụng. Lúc này đầu ra là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà có đóng góp vào giá trị gia tăng cho ngân hàng. Thông thường, các khoản tiền gởi (vãng lãi, kỳ hạn, tiết kiệm) và khoản cho vay được xem là đầu ra quan trọng.

3.1.2. Mô hình đo lường hiệu quả bao dữ liệu – DEA


Farrell Farrell (1957) đã đưa ra một độ đo hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của một ngân hàng đạt được đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào cho trước. Nghiên cứu của Farrell trở thành động lực cần thiết để phát triển những phương pháp và mô hình đánh giá hiệu quả tốt hơn. Charnes và cộng sự A. Charnes, W.W. Cooper, and E. Rhodes (1978) đã dựa trên gợi ý của Farrell phát triển thành mô hình DEA, ý tưởng đó là áp dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả (mang tính tương đối) giữa các công ty trong cùng một ngành (các DMUs – Decision Making Units, các đơn vị ra quyết định). Các công ty


đạt đến mức giới hạn khả năng sản xuất sẽ được coi là hiệu quả và không đạt đến PPF sẽ bị coi là kém hiệu quả.

Theo đó, việc đánh giá hiệu quả của các DMU thường phải dựa vào nhiều chỉ số hiệu quả khác nhau bởi một DMU thường sử dụng một tổ hợp các yếu tố đầu vào để thu được một loạt các yếu tố đầu ra. Đến lượt các đầu vào, đầu ra lại rất khác nhau về bản chất, thướt đo…nên để đánh giá tổng hợp cho từng DMU và so sánh giữa các DMU đòi hỏi phải quy về cùng một thướt đo là tiền tệ. Khó khăn nhất là việc xác định giá cả của tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra.

Nếu giả thiết một DMU sử dụng m yếu tố đầu vào x để sản xuất n yếu tố đầu ra y với cách thức phối hợp các đầu vào và đầu ra nhất định theo hai trọng số tương ứng là v và u (u và v là tập hợp giá cả của các biến đầu vào và đầu ra, giả thuyết thông tin là đầy đủ), lúc này hiệu quả DMU được tính như sau:

i = 1…m; j = 1…n (2.1)

Áp dụng công thức trên để tính toán hiệu quả lần lượt của từng DMU và trên lý thuyết, mỗi DMU sẽ khác nhau về x và y, còn u, v, m, n là giống nhau. Nếu trường hợp không xác định được giá cả, có thể giả thuyết rằng 1 biến đầu vào xi hoặc 1 biến đầu ra yi sẽ được gán cho 1 trọng số vi hoặc ui dựa vào mức độ quan trọng của biến đầu vào hoặc đầu ra đó đối với DMU. Tuy vậy, mỗi DMU sẽ có đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của từng biến đầu vào và đầu ra, do đó mỗi DMU sẽ rất khác nhau về cả u, v, x, và y. Chính vì vậy, phương pháp DEA sẽ can thiệp và giải quyết vấn đề trên.

Phương pháp DEA sau đó được phát triển ở nhiều dạng mô hình khác nhau với ứng dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngân hàng bởi Seiford (1993), Charnes et al. (1994), Seiford (1996), Zhu (2003), Ray (2004) and Copper et al. (2007) Kumar & Gulati (2013). DEA tạo hàng thử biểu mức độ hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE) trên cơ sở biên hiệu quả (efficient frontier) hoặc đường hiệu quả tối ưu thực tế (best practice frontier) cho các DMUs trong nghiên cứu.

Với khuôn khổ bài nghiên cứu, các DMUs được lựa chọn là những ngân hàng thương mại tại Việt Nam, gọi là ngân hàng. Và sử dụng những dữ liệu thứ cấp thu thập được cho các ngân hàng xem xét, phương pháp DEA được dùng để giải quyết bài toán tuyến tính nhằm xây dựng hiệu quả biên hoặc đường hiệu quả tối ưu thực tế. Trong thực tế,

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí