Phương Pháp Tiếp Cận Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn


NH có thể tăng nguồn cung thanh khoản bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ, bao gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ vay… Các giao dịch diễn ra giữa các NH với các NH khác hay với NHTW. Đây là nguồn có chi phí cao và phụ thuộc vào chính sách tiền tệ từ NHNN

(iv) Thu nhập từ bán tài sản

Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể chuyển hóa một phần tài sản thanh khoản thành tiền (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, vàng…).

(v) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ

Các khoản thu nhập của NH trong quá trinh thực hiện các dịch vụ cho khách hàng như thu phí bảo lãnh, phí mở L/C…

(vi) Phát hành cổ phiếu ra thị trường

Việc NH phát hành cổ phiếu ra thị trường cũng là một nguồn cung thanh khoản lớn cho NH.

Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào các nhân tố sau:

(i) Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Đây là nhu cầu thanh khoản có tính thường xuyên, tức thời, bao gồm các loại tiền: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và có thể rút trước hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi giao dịch, NH luôn phải đảm bảo một khoản tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này. Những nhân tố tạo nên nhu cầu thanh khoản này có thể là sự biến động của lạm phát trong nền kinh tế, chênh lệch đang kể về lãi suất huy động giữa các NH, mức lợi tức khác biệt của các cơ hội đầu tư (chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ) so với gửi tiền vào NH.

(ii) Nhu cầu vay tiền từ khách hàng

Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến cầu về thanh khoản đối với NH. Nhu cầu này chịu tác động của các nhân tố như nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, lãi suất cho vay của NH có tính cạnh tranh cao so với các NH khác, các nguồn vốn khác trở nên khó tiếp cận hơn…

(iii) Hoàn trả các khoản đi vay

Đây là khoản tiền mà NH phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức kinh tế, ca nhân, các TCTD khác hay từ NHTW.


(iv) Chi phí cung ứng dịch vụ và chi phí lãi

Đây là các khoản chi phí trả lãi huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá mà NH đã huy động trước đây đến hạn NH phải thanh toán cho khách hàng.

(v) Thanh toán cổ tức cho cổ đông

Đây là khoản tiền mà NH phải trả cho các cổ đông của mình.

(vi) Mua lại cổ phiếu

Việc NH mua lại các cổ phiếu đã phát hành cũng tác động đến nhu cầu thanh khoản của NH. (Đại (2014)).

Cách tiếp cận cung cầu thanh khoản dùng dự trữ thanh khoản như một hồ chứa. Qua đó, ngân hàng đánh giá trạng thái thanh khoản bằng cách so sánh sự thay đổi trong dòng tiền vào và dòng tiền ra để xác định lượng dự trữ cần thiết. Cách tiếp cận cung cầu thanh khoản vận dụng sự thay đổi giữa tài sản và nợ phải trả cả trong hiện tại và tương lai. (Bassis, 2009)

Dư/ thiếu dự trữ thanh khoản: bao gồm dư/ thiếu dự trữ bắt buộc để đáp ứng yêu cầu của NHNN và dư/ thiếu dự trữ ngân quỹ để đáp ứng yêu cầu thanh khoản của từng ngân hàng.

Hình 1.1: Mô hình quản trị thanh khoản

Nguồn Nguyễn Văn Tiến 2015 1 1 3 2 Phương pháp chỉ số thanh khoản Đã có 1


Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)


1.1.3.2 Phương pháp chỉ số thanh khoản


Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đo lường trạng thái thanh khoản như Crosse & Hempel (1980), Aspachs et al. (2005), Tamirisa & Igan (2008), Moore (2009) tập trung vào 03 tỷ số thanh khoản sau:

L1 = Tài sản thanh khoản/ tổng tài sản


Tỷ số L1 phản ánh một cái nhìn tổng quát về khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản là bao nhiêu. Tỷ số cao tức khả năng thanh khoản tốt và ngược lại.


L2 = Tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)


Tỷ số L2 cũng sử dụng nền tảng tài sản thanh khoản như L1. Tuy nhiên, tỷ số này tập trung độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại nguồn tài trợ (tiền gửi KH cá nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác). Do đó, tỷ lệ L2 sẽ nắm bắt được lỗ hổng của ngân hàng liên quan đến các nguồn này. Tỷ số này càng cao khả năng chịu đòn của ngân hàng càng tốt.


L3 = Tài sản thanh khoản/ tiền gửi


Tỷ lệ thanh khoản L3 rất giống với tỷ lệ thanh khoản L2. Tuy nhiên, nó chỉ bao gồm tiền gửi của KH cá nhân và doanh nghiệp. Ngược lại với tỷ lệ L2, tỷ lệ L3 đo lường tính thanh khoản của một ngân hàng giả định rằng ngân hàng không thể vay từ các ngân hàng khác trong trường hợp cần thanh khoản. Đây là một biện pháp đo lường thanh khoản tương đối nghiêm ngặt nhưng lại kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn. Ngân hàng có thể đáp ứng các nghĩa vụ đối với nguồn tài trợ của mình (khối lượng tài sản thanh khoản đủ cao để bù đắp cho nguồn tài trợ không kỳ hạn) khi tỷ lệ này lớn hơn hay bằng một. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản; tỷ lệ cho vay/(tiền gửi + nguồn vốn ngắn hạn) để đánh giá khả năng thanh khoản, nếu các chỉ số này cao thì khả năng không đáp ứng được các giao dịch khi tới hạn sẽ cao (Athanasoglou et al. (2008)).


Ngoài ra, việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng:

Chỉ số trạng thái tiền mặt = [ ( tiền mặt + tiền gửi NHNN + tiền gửi các TCTD khác)/ tổng tài sản ] x 100%

Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc tương đương tiền thường ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (chứng khoán chính phủ/ tổng tài sản) x100% Các chứng khoán chính phủ bao gồm các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm.

Chỉ số trạng thái ròng của thị trường liên ngân hàng = (cho vay liên ngân hàng – vay liên ngân hàng)/ tổng tài sản

Chỉ số tiền nóng = Tài sản trên TTTT/ Vốn trên TTTT

Trong đó: Tài sản trên TTTT = Tiền mặt + Chứng khoán chính phủ ngắn hạn + cho vay quỹ liên bang + hợp đồng mua lại)

Vốn trên TTTT = Chứng chỉ tiền gửi (CD) có giá trị lớn +vay liên NH + Hợp đồng mua lại

Chỉ số tiền gửi môi giới = Tiền gửi môi giới/ Tổng tiền gửi

Trong đó Tiền gửi môi giới bao gồm các khoản tiền gửi do những người môi giới chứng khoán thay mặt khách hàng gửi vào để hưởng lãi suất. Tiền gửi môi giới rất nhạy cảm với lãi suất do đó chỉ số này càng cao thì ngân hàng đối mặt với nguy cơ về thanh khoản càng lớn.

Chỉ số tiền gửi cơ sở = Tiền gửi cơ sở / Tổng tài sản

Trong đó tiền gửi cơ sở bằng tổng tiền gửi trừ đi các khoản tiền gửi có giá trị lớn. Tiền gửi cơ sở thường có quy mô nhỏ của khách hàng và ít bị rút vốn bất thường => Có tính ổn định khá cao

Chỉ số cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi giao dịch/ Tiền gửi kỳ hạn

Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu. Tỷ lệ này thấp thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và ngược lại.


1.1.3.3 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn dựa trên một thực tế là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngược lại, nó giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các giai đoạn chính trong phương pháp này gồm:

Giai đoạn 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và lượng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).

NLP = Dự báo thay đổi nguồn vốn huy động – Dự báo thay đổi tín dụng +/- Dự báo thay đổi dự trữ tối thiểu

Giai đoạn 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch. Trong đó:

Thay đổi dự tính tổng nguồn vốn huy động là một hàm của: Tốc độ tăng trưởng dự tính trong thu nhập các nhân; Mức tăng trưởng dự tính trong doanh thu bán lẻ năm; Mức tăng cung tiền của NHNN; Tỷ lệ thu nhập dự tính từ tiền gửi trên thị trường tiền tệ; Tỷ lệ lạm phát dự tính

Thay đổi dự tính của tín dụng là một hàm của: Tăng trưởng dự tính kinh tế nơi ngân hàng hoạt động; Thu nhập của công ty; Mức tăng cung tiền của NHNN; Lãi suất cho vay; Tỷ lệ lạm phát dự tính

Giai đoạn 3: Ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (trên cơ sở so sánh mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và trong tiền gửi). Ví dụ


Bảng 1.1: Ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng


Nguồn Duttweiler 2011 Tại đây nhà quản trị thanh khoản của ngân hàng sẽ 2

Nguồn: Duttweiler (2011)


Tại đây, nhà quản trị thanh khoản của ngân hàng sẽ lập kế hoạch về các nguồn sẽ được sử dụng trong thời gian sắp tới. Đầu tiên là đánh giá dự trữ của ngân hàng về tài sản thanh khoản có thể sử dụng và sau đó quyết định những nguồn vốn mà ngân hàng có thể sẽ huy động.

Để có một cái nhìn tổng quan, chính xác về việc điều tiết trạng thái thanh khoản theo chuẩn của các hệ thống ngân hàng quốc tế từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Việc nghiên cứu các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng là một bước không thể thiếu trong việc hỗ trợ đình hình khung phân tích nghiên cứu ở các chương sau.

1.1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng


Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Trong các công việc về giám sát khả năng thanh khoản, Ủy ban Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu về cách thức một ngân hàng quản lý khả năng thanh khoản của mình ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù trừ các giao dịch trong nội bộ. Những tiến bộ gần đây về phương diện tài chính và công nghệ đã cung cấp cho các ngân hàng những phương pháp mới để cấp vốn cho các hoạt động của mình và quản lý khả năng thanh khoản. Vì vây, Ủy ban Basel đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản nhằm đánh giá công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng như sau: (Ngân hàng thanh toán quốc tế,2009)

Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là cơ quan kiểm duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát thanh khoản.

Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược về thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp.


Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các cán bộ có thẩm quyền khác.

Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì”.

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong viêc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó còn giá trị hay không.

Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán được các tài sản có của mình.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.

Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm soát khả năng thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động. Ngoài việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh lệch (mismatch) có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần phân tích riêng rẻ chiến lược của mình đối với từng đồng tiền.

Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiên theo nguyên tắc 10, khi cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định các giới hạn về quy mô của sự chênh lệch dòng tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.

Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho quy trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát.


Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong con mắt công chúng.

Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh khoản một cách độc lâp. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hê thống hiệu quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan giám sát cũng cần được cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách đầy đủ và kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đảm bảo là ngân hàng có các kế hoạch dự phòng về khả năng thanh khoản đầy đủ.


1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG


1.2.1 Hiệu quả hoạt động


1.2.1.1 Khái niệm


Hughes & Mester (2008) đã định nghĩa hiệu quả hoạt động là sự kết hợp đúng đắn của con người, quá trình và công nghệ với nhau để nâng cao năng suất và giá trị của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đồng thời giảm chi phí hoạt động thường xuyên đến một mức mong muốn. Theo Afonso et al. (2010) thì hiệu quả hoạt động là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn. Việc thực thi hiệu quả hoạt động chính là nghệ thuật của một tổ chức để duy trì một sự cân bằng an toàn giữa chi phí và năng suất. Nó xác định các quá trình hoặc các yếu tố lãng phí góp phần làm tiêu hao nguồn lực và lợi nhuận của tổ chức. Nó đề cập đến việc giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa lợi ích của nguồn lực để cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Để cạnh tranh hiệu quả, giảm chi phí là một lựa chọn tốt nhất vì sự lãng phí nội bộ sẽ làm tăng thêm chi phí cho tổ chức. Bất kỳ đầu vào không được xử lý thông qua hệ thống để tạo ra sản lượng hữu ích là lãng phí. Nó có nghĩa là sản xuất thêm hàng hoá và dịch vụ mà không sử dụng nhiều hơn các nguồn lực hoặc duy trì cùng một mức độ sản xuất bằng cách sử dụng nguồn lực ít hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023