Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

1.1.3 Các phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản 11

1.1.3.1. Phương pháp cung cầu thanh khoản 11

1.1.3.2 Phương pháp chỉ số thanh khoản 14

1.1.3.3 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn 16

1.1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng 17

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG...19 1.2.1 Hiệu quả hoạt động 19

1.2.1.1 Khái niệm 19

1.2.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động 20

1.2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng 23

1.2.2.1 Cách tiếp cận phi cấu trúc (the nonstructural approach) 24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

1.2.2.2 Cách tiếp cận cấu trúc (the structural approach) 25

- Cách tiếp cận tham số (Parametric Frontier Approach) 27

Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

- Cách tiếp cận phi tham số (Non – Parametric Approach) 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 30

2.1 LÝ THUYẾT NỀN TẢNG 30

2.1.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory) 30

2.1.2 Lý thuyết ưa thích tiền mặt (Liquidity Preference theory - LPT) 31

2.1.3 Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản (The Shiftability Theory of Liquidity) 31

2.1.4 Lý thuyết thanh khoản động lực 32

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 33

2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các nước trên thế giới 33

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam 37

2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 39

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG. 44

2.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỪ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 48

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 48

3.1.1. Mô hình nền (model background) 48

3.1.2. Mô hình đo lường hiệu quả bao dữ liệu – DEA 50

3.1.2.1. Nhóm mô hình DEA không phân bổ (Non – allocation DEA models) 52

3.1.2.2 Nhóm mô hình phân bổ (allocation DEA models) 56

3.1.3 Chỉ định mô hình và lựa chọn yếu tố đầu vào đầu ra 56

3.2 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 57

3.2.1. Chỉ định mô hình và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng 57

3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẰM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 61

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66

4.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. .66

4.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 66

4.1.1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của hệ thống các NHTM Việt Nam 72

4.1.1.2 Thực trạng tổng tài sản của hệ thống các NHTM Việt Nam 73

4.1.1.3 Thực trạng chỉ số ROE và ROA của hệ thống các NHTM Việt Nam 74

4.1.2 Thực trạng trạng thái thanh khoản tại các NHTM Việt Nam 74

4.1.2.1 Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại các NHTM 74

4.1.2.2 Sơ lược về tình hình thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007-2017 76

4.1.2.3 Chỉ số thanh khoản nhanh 78

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG 82

4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHMTM VIỆT NAM 83

4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 89

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 90

5.1 KẾT LUẬN 90

5.1.1 Kết luận về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 90

5.1.2 Kết luận về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam 90

5.1.3 Kết luận về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động

.......................................................................................................................................91

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 92

5.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các yếu tố về tài chính 92

5.2.1.1 Cải thiện quy mô ngân hàng 92

5.2.1.2 Nâng cao năng lực tài chính 95

5.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn 96

5.2.2.1 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn 96

5.2.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ sử dụng vốn 98

5.2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản 99

5.2.4 Nâng cao năng lực quản trị điều hành 101

5.2.5 Các giải pháp khác 103

5.3 KIẾN NGHỊ 109

5.3.1 Kiến nghị với NHNN 109

5.3.2. Kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách 110

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 111

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 112

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC 1: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO DEA CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU 121

PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO DEA 124

PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 151

I/ PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Các ngân hàng là những định chế tài chính quan trọng ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Nếu như trước đây, ngân hàng chỉ đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, thì hiện nay các ngân hàng hiện đại đã thực hiện thêm rất nhiều chức năng, vai trò nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế và đảm bảo tính cạnh tranh để phát triển. Chính vì những vai trò quan trọng nêu trên, việc duy trì sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng càng phải được nhấn mạnh. Các yếu tố chính duy trì sự ổn định cho bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào nói chung và ngân hàng nói riêng chính là trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động.


Tuy nhiên, theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, một số ngân hàng có tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn gần sát ngưỡng quy định tại Thông tư 06/2016 là 50% NFSC (2017)) và còn áp lực hơn khi lần lược thông tư số 19/2017/TT- NHNN và thông tư 16/2018/TT-NHNN (v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, ) thì lộ trình từ 1/1/2018-31/12/2018, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 45%. Kể từ 1/1/2019 trở đi, tỷ lệ 40% sẽ được áp dụng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mới đây nhất, thông tư số 22/2019/TT- NHNN có hiệu lực từ 1/1/2020, nhưng tháng 10/2020 mới bắt đầu điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 37%. Điều này khiến trạng thái thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hưởng và gây tác động đến hiệu quả hoạt động, bài toán về thanh khoản này nếu không sớm được khắc phục thì hệ thống ngân hàng sẽ khó ổn định được.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về trạng thái thanh khoản là rất lớn khi một số các nhà băng nhỏ liên tục áp dụng mức lãi suất cao hơn thị trường mà nguyên nhân chính đền từ việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát. Nguồn cung tiền từ


NHNN bị thắt chặt khiến cho những ngân hàng nhỏ rơi vào tình thế khó khăn và đối mặt nhiều với rủi ro thanh khoản.

Xét về bản chất, ngân hàng là người đi kinh doanh niềm tin, do đó các nhà quản trị ngân hàng cần phải có khuôn khổ chính sách tập trung chủ yếu vào việc duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn và xử lý các khoản tiền gửi của khách hàng. Trong khi mặt khác, phải phân bổ các quỹ để đáp ứng nhu cầu tín dụng và tiêu dùng. Do đó, ngân hàng cần điều tiết cung - cầu thanh khoản thận trọng, ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thanh khoản. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay (1/1/2016 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AEC; 08/03/2018 Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP) trong đó có sự dịch chuyển về dòng vốn tự do giữa các quốc gia dẫn đến các ngân hàng trong nước có nguy cơ đối mặt với rủi ro thanh khoản như đã từng diễn ra ở Thái Lan vào năm 1997 (Khủng hoảng tiền tệ Châu Á).

Ngoài ra, việc nắm giữ nhiều tài sản của ngân hàng ở dạng lỏng có thể dẫn đến khả năng sinh lợi thấp hơn nhưng lại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Chính vì vậy, quản trị thanh khoản tạo ra hai tình huống tiến thoái lưỡng nan: Duy trì tính thanh khoản cao, dẫn đến rủi ro thấp và khả năng sinh lời thấp và duy trì tính thanh khoản thấp, dẫn đến rủi ro cao và có thể có mức sinh lợi cao. Trạng thái thanh khoản tác động đến hiệu quả hoạt động và cả lợi nhuận của ngân hàng. Việc điều tiết trạng thái thanh khoản của ngân không khéo sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản và tệ hơn chính là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng hoặc thậm chí phá sản.

Diamond và cộng sự là những người đầu tiên cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng của vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra thanh khoản. Ngoài ra, trạng thái thanh khoản có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nếu thanh khoản không được tạo ra hợp lý, có thể dẫn đến mất khả năng chi trả (trong trường hợp thanh khoản thấp) và khả năng sinh lợi thấp (trong trường hợp thanh khoản cao) và có thể gây hại cho các ngân hàng khác và do tác động lan truyền (Diamond & Dybvig (1983)).


Các nghiên cứu riêng lẻ về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngày càng đa dạng về quy mô, đối tượng và cả mô hình lẫn phương pháp đo lường. Trên nền tảng đó, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động dần được chú ý về phương pháp và mô hình tiếp cận mới để đo lường, xác định chính xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở phân tích cục bộ từng yếu tố hoặc ngân hàng và chỉ dừng lại ở phân tích định tính chưa đưa ra được những bằng chứng định lượng đề xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Chính vì thế, việc nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, đo lường hiệu quả hoạt động, xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động và xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Các mục tiêu nghiên cứu của luận án “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”:

Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam từ đó đề xuất các hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua mô hình hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp bao dữ liệu (DEA)

- Đánh giá sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động thông qua việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí