Phân Biệt Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm Với Các Tội Phạm Khác Có Liên Quan


189 tội “Hủy hoại rừng” và Điều 190 tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”. Theo quy định tại Điều 190 BLHS năm 1999 thì tất cả các hành vi liên quan đến động vật hoang dã đều bị xử lý theo Điều luật này [30,tr 19 – 22].

* Quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Năm 2015, Quốc hội đã sửa đổi BLHS 1999, ban hành BLHS 2015. Trong đó, đối tượng là ĐVHD đang điều chỉnh tại Điều 190 BLHS 1999 được thiết kế thành 02 điều luật mới liên quan đến việc quản lý, bảo vệ ĐVHD là Điều 234 và Điều 244. Trong đó:

+ Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã thuộc về Chương XVIII Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và hình sự hóa các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II Công ước CITES [35, tr 224 – 227].

+ Điều 244: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó sửa đổi tình tiết định khung “Gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” quy định trong Điều 190 BLHS 1999 bằng quy định về số lượng cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động vật nguy cấp, quý, hiếm bị săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán để tính mức độ phạm tội. Đối với sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm như ngà voi, sừng tê giác được quy định bằng khối lượng kilôgam để tính mức độ phạm tội. Hình sự hóa hành vi “tàng trữ” cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tăng mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất lên đến 15 năm, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đối với động vật thuộc nhóm IB và Phụ lục I Công ước CITES là những động vật cấm buôn bán nên quy định trong Chương XIX Các tội xâm phạm về môi trường [35, tr 250 – 252].

Nếu như để xác định ĐVHD nào thuộc Phụ lục I, II, III thì căn cứ vào Phụ lục của Công ước CITES, còn để xác định các loài ĐVHD nào thuộc phụ Nhóm IB hay IIB thì phải căn cứ vào các Nghị định của Chính phủ, gồm:


+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thay thế bằng Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ. Theo quy định của Nghị định này thì động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm là Nhóm IB và Nhóm IIB. Trong đó, Nhóm IB có 92 loài động vật rừng là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế mà số lượng cá thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bổ tự nhiên ở Việt Nam. Nhóm IIB có 82 loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, chưa bị tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nếu không được quản lý chặt chẽ; hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES phân bổ tự nhiên ở Việt Nam [5, tr 2 – 10].

+ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được sửa đổi, bổ sung Điều 7 bằng Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ; trong đó quy định tiêu chí để đánh giá và xác định loài ĐVHD được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nếu (i) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và (ii) Là loài đặc hữu có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc có giá trị về văn hóa – lịch sử. Ví dụ như: Chồn bay, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Voọc bạc Đông Dương, Voọc Cát Bà… Nghị định cũng quy định nguyên tắc bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và quy định cơ chế quản lý chặt chẽ việc khai thác, trao đổi, mua bán, tặng, cho thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật; nuôi trồng và cứu hộ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ [8, tr 1 – 12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

+ Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về Tội vi


Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó có các nội dung hướng dẫn quan trọng như: Hướng dẫn cách hiểu thế nào là cá thể động vật; bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống; sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm… hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định khung hình phạt như: Săn bắt trong khu vực bị cấm; săn bắt vào thời gian bị cấm; sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm hoặc các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt… Hướng dẫn về việc xử lý vật chứng như: Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng… Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng [18].

+ Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2019 sửa đổi Điều 7 nghị định số 160/2013/ NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, thay vì quy định 17 loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định 28 loài được ưu tiên bảo vệ, trong đó bổ sung một số loài như: Thông đỏ nam (Thông đỏ lá dài, Thanh tùng), Hoàng liên gai lá dài, Hoàng liên gai lá mốc, Lan hài chai (Lan vân hài), Lan hài xanh, Lan hài chân tím, Lan hài trân châu... Nghị định số 64/2019/NĐ-CP cũng bổ sung thêm một số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như: Voọc bạc Trường Sơn, Vượn má vàng Trung Bộ, Vượn siki, Công, Trĩ sao, Rẽ mỏ thìa, Choắt mỏ vàng, Tắc kè đuôi vàng, Thằn lằn cá sấu... đưa tổng số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ 83 loài lên 99 loài. Nghị định nêu rò: Định kỳ 3 năm một lần hoặc khi cần thiết, Chính phủ quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường [18, tr 1 – 14].


Các dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 BLHS gồm:

Dấu hiệu mặt khách thể: Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Nhà nước; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và tính đa dạng sinh học, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác trong các quan hệ của đời sống xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

Dấu hiệu mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm gồm các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Hậu quả của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là đe dọa sự mất cân bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học, dẫn đến tuyệt chủng các loài động vật quý, hiếm trong tự nhiên. Điều 244 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả” bằng tình tiết định lượng như: Số lượng động vật, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống, khối lượng sản phẩm để làm căn cứ xử lý hình sự; trong đó khoản 1 tương ứng với tội phạm nghiêm trọng; khoản 2, khoản 3 tương ứng với tội phạm rất nghiêm trọng. Mối quan hệ nhân quả của tội phạm là mối quan hệ giữa những hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của các loài động vật với hậu quả thực tế xảy ra. Trong đó:

- Khoản 1 quy định các hành vi như: Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tức là chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với 01 cá thể động vật thuộc Danh mục quy định tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2019 của Chính phủ. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tức là chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống


hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục được quy định tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2019 của Chính phủ. Tàng trữ, vận chuyền, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01kilôgam. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; tức là thực hiện một trong các hành vi trên đối với động vật thuộc Nhóm IB quy định tại Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ hoặc động vật thuộc Phụ lục I Công ước CITES được quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-NNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật lớp khác. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật lớp khác đối với động vật thuộc Nhóm IB hoặc động vật thuộc Phụ lục I Công ước CITES. Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi thuộc quy định này hoặc đã bị két án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Khoản 2 và khoản 3 là các tình tiết định khung tăng nặng với các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tại cấu thành cơ bản ở khoản 1 nhưng tính chất nguy hiểm hơn thể hiện bởi các yếu tố thuộc mặt chủ quan và khách quan khác như: Số lượng cá thể động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống nhiều hơn, có tổ chức, sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm, săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; buôn bán, vận chuyển qua biên giới; đặt biệt khoản 2 và khoản 3 còn quy định số lượng cá thể động vật bị xâm hại là voi, tê giác, gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của các loài này.


Dấu hiệu mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, từ 16 tuổi trở lên và pháp nhân thương mại. Đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: Người đại diện pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội đã nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại; có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Dấu hiệu mặt chủ quan: Về lỗi khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý cả trực tiếp và gián tiếp; động cơ không phải là yếu tố bắt buộc; mục đích của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thường là vì vụ lợi hoặc mục đích khác nhưng cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.

Thứ hai: Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Về hình phạt đối với cá nhân phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm gồm: Tại khung cơ bản (khung 1) có hình phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng; phạt tù có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 có mức hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Khung tăng nặng tiếp theo thuộc khoản 3 có mức hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Hình phạt bổ sung đối với cá nhân người phạm tội là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ví dụ: Kiểm lâm viên có hành vi phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì ngoài hình phạt tiền, phạt tù là hình phạt chính có thể bị phạt bổ sung là cấm làm công việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã trong khoảng thời gian từ 01 đến 05 năm. [35, tr 242 – 245].

Về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm: Phạt tiền từ 01 tỷ đến 05 tỷ (theo khoản 1); từ 05 tỷ đến 10 tỷ (theo khoản 2); từ 10 tỷ đến 15 tỷ hoặc đình chỉ hoạt động có thời


hạn từ 06 tháng đến 03 năm (theo khoản 3). Hình phạt bổ sung có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 600 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, còn có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn [35, tr 245 – 246].

1.3. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với các tội phạm khác có liên quan

1.3.1. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quy định tại Điều 234 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Điều 234 - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã thuộc Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế còn Điều 244 Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Chương XIX - Các tội phạm về môi trường tức là Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã xâm phạm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân còn Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

- Về đối tượng tác động của tội phạm: Đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Còn Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã có đối tượng tác động là các loại động vật hoang dã thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài động vật hoang dã khác theo quy định của pháp luật.


- Nếu Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quy định chỉ xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc các loài động vật hoang dã khác; thì Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.

- Nếu động vật thuộc Nhóm IIB và Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp là những loài hoang dã nguy cấp thông thường và vẫn được phép sử dụng, trao đổi, buôn bán thương mại, nhưng có kiểm soát; thì động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật thuộc danh mục Nhóm IB hoặc động vật thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp là những loài nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.

1.3.2. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm với Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Khách thể của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng hóa.

Còn khách thể của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.

- Đối tượng tác động của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh; cấm lưu hành, cấm sử dụng; chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Cụ thể là: Pháo nổ các loại, các loại đồ chơi nguy hiểm, thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất, dịch vụ môi giới hôn nhân;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022