Đặc Điểm Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm


BLHS. Tính được quy định trong BLHS còn thể hiện một hành vi được thực hiện bị coi là tội phạm trước khi BLHS được ban hành và có hiệu lực thi hành thì cá nhân, pháp nhân thương mại nếu có thực hiện hành vi đó thì cũng không phải chịu TNHS, các chủ thể này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ phạm vào một điều của bộ luật hình sự do họ thực hiện hành vi bị coi là tội phạm kể từ khi bộ luật đó được ban hành và có hiệu lực pháp luật. Nói cách khác không áp dụng hồi tố đối với hành vi bị coi là tội phạm.

+ Tính phải chịu trách nhiệm hình sự: Là thuộc tính thể hiện một hậu quả pháp lý bất lợi mà người thực hiện hành vi phạm tội bị coi là tội phạm phải gánh chịu từ hành vi mà họ đã thực hiện. Nói cách khác, bởi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên nó phải luôn chịu sự đe dọa bị áp dụng một trong số các loại hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Mặc dù không phải là thuộc tính bên trong của tội phạm nhưng đây là hệ quả tất yếu kéo theo khi chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và không phải chịu hình phạt nếu không thực hiện hành vi bị coi là phạm tội. Tính phải chịu tránh nhiệm hình sự còn thể hiện một hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa nếu đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Có những trường hợp nhất định khi có trách nhiệm hình sự thì cá nhân hoặc pháp nhân thương mại luôn phải bị đe dọa, bị áp dụng một hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế có thể họ không bị áp dụng bởi họ được miễn trách nhiệm này. Trong Bộ luật hình sự, các điều luật cụ thể luôn có những hình phạt cụ thể đi kèm, đây cũng là một trong những cơ sở để phân hóa tách nhiệm hình sự. Trong bốn loại trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật Nhà nước và trách nhiệm dân sự), thì trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Nếu hiểu theo một nghĩa rộng về hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội phải gánh chịu do thực hiện hành vi phạm tội thì đó là nghĩa vụ phải gánh chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự (các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo Bộ luật tố tụng hình sự), chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp,


các biện pháp giám sát, giáo dục) và mang án tích. Theo cách hiểu này, trách nhiệm hình sự phát sinh từ thời điểm cá nhân hoặc pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Từ thời điểm này; cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội có nghĩa vụ phải gánh chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và mang án tích. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội đã chấp hành xong bản án và được xóa án tích; được miễn trách nhiệm hình sự (trường hợp không bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục); hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngược lại hiểu theo một nghĩa hẹp thì trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, do đó từ khi cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội chính thức bị kết tội bởi bản án có hiệu lực của Toà án thì những hậu quả đó mới gọi là trách nhiệm hình sự.

Trong trách nhiệm hình sự thì hình phạt đóng một ý nghĩa quan trọng, bởi vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó, bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Những hình phạt chính có thể áp dụng đối với cá nhân như: Phạt tiền, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với cá nhân như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính), trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính). Hình phạt chính có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại như: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).


* Động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm và quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; động vật nguy cấp, quý, hiếm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

- Quần thể đa dạng sinh học tự nhiên trên thế giới có thể chia thành hai loại chính là động vật và thực vật. Trong đó, các loài động vật trong tự nhiên không chịu sự tác động của con người hoặc sự tác động là không đáng kể thì trong tài liệu này gọi là động vật hoang dã. Tác giả đồng tình với cách hiểu được đề cập tại khoản 13, Điều 3, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 về loài hoang dã đó là “loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật” một cách tự nhiên, nó bao gồm các loài động vật thủy sinh và động vật cạn sinh. Căn cứ vào nguy cơ đe dọa tuyệt chủng và mất bản tính tự nhiên của loài, có thể chia ĐVHD thành “ĐVHD thông thường không chịu sự kiểm soát khi buôn bán”, “ĐVHD phải chịu sự kiểm soát khi buôn bán”, “ĐVHD không mang tính chất thương mại” [30, tr 24].

- Trong số các loài ĐVHD thì có loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên nên việc bảo vệ là rất cần thiết và cấp bách. Sự đe dọa tuyệt chủng của các loài này là lớn nhất, cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, các loài ĐVHD này quốc tế và Việt Nam xác định không có tính chất thương mại theo Công ước quốc tế và được gọi bằng tên gọi khác là “ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

- Quy định về bảo vệ động vật hoang dã là những quy định của pháp luật nhằm chống lại các hành vi xâm hại, duy trì sự phát triển bình thường các loài ĐVHD trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục tiêu của bảo vệ ĐVHD là ngăn ngừa sự tuyệt chủng của loài, góp phần đảm bảo thế giới tự nhiên sẽ được bảo vệ để che chở cho các thế hệ tương lai và giúp con người nhận ra tầm quan trọng trong cân bằng sinh thái giữa ĐVHD với môi trường tự nhiện hoang dã có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người và các loài khác nhau trên hành tinh này. Quy định về bảo vệ ĐVHD cũng có nghĩa là quy định chống lại các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép đối với cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm của các loài ĐVHD.


+ Săn bắt là hành vi của con người dùng sức mạnh cá nhân, các loại bẫy để bắt giữ, khống chế, hạn chế cuộc sống tự nhiên của ĐVHD từ môi trường tự nhiên mà nó đang sinh sống.

+ Giết tức là hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua công cụ, phương tiện, điều kiện do con người tạo ra... để các cá thể ĐVHD không thể tiếp tục sự sống một cách tự nhiên mà phải bị chết trái với quy luật tự nhiên.

+ Nuôi, nhốt là việc khống chế cá thể ĐVHD trong một phạm vi sống không được tự do lựa chọn các hoàn cảnh như địa điểm, phương thức kiếm ăn, sinh hoạt... mà trước đó hoặc theo quy luật tự nhiên các ĐVHD này thực hiện.

+ Buôn bán ĐVHD là hoạt động thương mại thông qua việc mua sau đó bán lại ĐVHD còn sống hoặc đã chết, các bộ phận, sản phẩm từ ĐVHD nhằm thu lợi nhuận. Buôn bán ĐVHD được thể hiện dưới các hình thức như: xuất khẩu, tái xuất khẩu (xuất khẩu bất kỳ một mẫu vật nào mà chúng đã được nhập khẩu trước đó), nhập khẩu và nhập nội từ biển (vận chuyển đến một quốc gia những mẫu vật của bất kỳ loài nào mà chúng được khai thác từ môi trường biển không thuộc quyền quản lý của bất kỳ nước nào) hoặc mua, bán trong nội địa của quốc gia, vùng lãnh thổ.

+ Tàng trữ ĐVHD là trường hợp sử dụng địa điểm, phương tiện do mình sở hữu, quản lý để cất giữ, trông coi, ngăn cản người khác di chuyển ĐVHD, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

+ Vận chuyển ĐVHD là trường hợp di chuyển ĐVHD, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác [30, tr 24 – 27].

Từ những phân tích trên có thể đưa ra Khái niệm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau:

“Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội bị coi là tội phạm và được quy định bằng một tội danh trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện bằng việc thực hiện một trong các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán một cách bất hợp pháp đối với cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm động vật nguy cấp, quý, hiếm nên đã đe dọa đến sự phát


triển bình thường, theo quy luật tự nhiên của các loài động vật thủy sinh hoặc cạn sinh trong khi các loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và thuộc đối tượng được các quốc gia bảo vệ ở mức độ nghiêm ngặt nhất nhằm bảo tồn loài”.

1.1.2. Đặc điểm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là tội phạm được BLHS nước ta quy định thuộc Chương XIX - Các tội phạm về môi trường, nên Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng có đầy đủ các đặc điểm của tội phạm nói chung và tội phạm về môi trường nói riêng. Tuy nhiên tội phạm này có những đặc điểm riêng biệt như sau:

- Thứ nhất, về khách thể bị xâm hại gồm có 03 nhóm: Động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ: Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB được quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Động vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

- Thứ hai, lỗi của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là trong tất cả các trường hợp người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại đều nhận thức rò rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được pháp luật bảo vệ, nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi xâm hại.

- Thứ ba, Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là tội áp dụng các quy định pháp luật mang tính chất viện dẫn. Tức là muốn xác định được hành vi của một người, pháp nhân thương mại có phải đã, đang vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì cần có các văn bản quy phạm pháp


luật quy định Danh mục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Thứ tư, Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm chỉ có thể bị xử lý khi có kết luận giám định về loài đúng với loài được quy định trong Danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp kết luận giám định chưa rò, phát sinh vấn đề mới hoặc có nghi ngờ về kết quả giám định lần đầu không chính xác thì Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định có quyền trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại. Kết luận giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám định chính là cơ sở pháp lý để Cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đối với loại tội phạm này.

1.1.3. Ý nghĩa Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

- Về mặt pháp lý: Thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của những loài động vật nguy cấp, quý, hiếm. Là căn cứ để ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như tăng cường khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên thực tế. Căn cứ vào tính chất mức độ hành vi, hậu quả thiệt hại để xác định chính xác khung hình phạt, loại hình phạt đối với tội phạm này là thể hiện ý chí quyết tâm của Nhà nước trong việc phòng, chống các hành vi phạm tội liên quan đến động vật nguy cấp, quý, hiếm ngày một mạnh mẽ và quyết liệt, nhằm thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [24].

- Về mặt kinh tế: Tội phạm về động vật hoang dã trong đó có động vật nguy cấp, quý, hiếm bao gồm các hành vi: Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán là hoạt động mang lại lợi nhuận phi pháp cao xếp thứ tư trên thế giới; sau buôn ma túy, buôn vũ khí và buôn người. Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng tác động xấu đến nền kinh tế vì hoạt động này đi kèm với hành vi trốn thuế, ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch và hệ sinh thái. Tiếp xúc với các loài động vật ngoại lai trong việc vận chuyển, buôn bán, nuôi, nhốt, săn bắn…


khi không có sự kiểm tra, chăm sóc thú y có thể gây ra các loại dịch bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.

- Về mặt chính trị: Để thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước CITES, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách về bảo vệ và buôn bán động, thực vật hoang dã tương đối đầy đủ ở nhiều mức độ từ chính sách, văn bản luật và dưới luật. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật về buôn bán động, thực vật hoang dã đã được ban hành tương đối sớm và luôn được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng hành lang pháp lý để làm cơ sở cho việc thực thi Công ước và cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường mà Việt Nam là một trong những thành viên tích cực, từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Về mặt xã hội: Việc quy định Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là một trong những chuỗi hành động thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ “Tăng trưởng xanh” – Tức là xây dựng và phát triển kinh tế đất nước nhưng phải chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ tương lai một hệ sinh thái phong phú với những nguồn gen quý, hiếm và các loài sinh vật đa dạng có được từ tự nhiên.

1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Thứ nhất: Quy định của pháp luật hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

* Quy định trước khi có Bộ luật hình sự 2015

- Năm 1985, Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự, trong đó Điều 181 quy định tội “Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” bao gồm các hành vi khai thác trái phép cây rừng và săn bắt trái phép chim, thú rừng, chưa có quy định về động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Những lần sửa đổi BLHS 1985 vào các


năm 1989, 1991, 1992, 1997 thì Điều 181 của BLHS 1985 vẫn giữ nguyên không sửa đổi, bổ sung.

- Tháng 3/1973 Công ước CITES được ký tại Washington D.C. Hoa Kỳ là Công ước quốc tế giữa các chính phủ với mục tiêu nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã một cách bền vững trên toàn thế giới, có hiệu lực từ ngày 01/7/1975. Ngày 20/01/1994, Việt Nam gia nhập Công ước CITES và chính thức trở thành thành viên thứ 121 của Công ước vào ngày 20/4/1994. Đến nay, Công ước CITES đã có 178 quốc gia thành viên. Công ước có 25 Điều đề cập đến các nguyên tắc chung, các biện pháp và nghĩa vụ của các nước thành viên. Công ước CITES quy định bảo vệ gần 30.000 loài động vật, thực vật ở các mức độ khác nhau bằng các quy định kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế các mẫu vật của chúng. Mỗi loài được bảo vệ ở một trong ba danh sách được gọi là Phụ lục. Các Phụ lục này thể hiện mức độ đe dọa của từng loài và sự kiểm soát được áp dụng trong khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cụ thể:

+ Phụ lục 1: Gồm 1.200 loài, là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, cấm buôn bán thương mại giữa các nước trên thế giới. Trường hợp không mang tính chất thương mại (như quà tặng, trao đổi giữa các vườn động vật) thì phải xin giấy phép xuất và nhập khẩu.

+ Phụ lục 2: Gồm khoảng 21.000 loài, là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do buôn bán quốc tế quá mức mà không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời. Các loài ghi trong Phụ lục 2 được phép buôn bán quốc tế thông qua việc kiểm soát và hạn chế của các nước thành viên (phải có giấy phép xuất và nhập khẩu).

+ Phụ lục 3: Gồm khoảng 170 loài được các nước thành viên sử dụng để kiểm soát việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã của nước họ, mà những loài này chưa được ghi vào Phụ lục 1 hoặc Phụ lục 2 [11].

- Năm 1999, Quốc hội đã sửa đổi cơ bản BLHS 1985, ban hành BLHS 1999. Trong lần sửa đổi này, tội “Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, BLHS 1999 đã tách tội “Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” thành 02 điều: Điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022