VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
NGUYỄN PHƯỚC VINH
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC TIỄN
TỈNH ĐỒNG NAI
Có thể bạn quan tâm!
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Đặc Điểm Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm
- Phân Biệt Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm Với Các Tội Phạm Khác Có Liên Quan
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đề cập trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rò ràng và chính xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phước Vinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm 9
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm 18
1.3. Phân biệt Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với
tội phạm có liên quan 26
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI 30
2.1. Khái quát các yếu tố tự nhiên, xã hội của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến
việc xử lý Tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm 30
2.2. Thực tiễn xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 39
2.3. Khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh
Đồng Nai 53
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 59
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM 63
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 63
3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật 66
3.3. Giải pháp khác 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐTD: Định tội danh
ĐVHD: Động vật hoang dã TAND: Tòa án nhân dân
TTHS: Tố tụng hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 31
Bảng 2.2. Danh mục các loài thú quý hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 32
Bảng 2.3. Danh mục các loài chim quý hiếm trên địa bàn Đồng Nai 34
Bảng 2.4: Số vụ và số người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 38
Bảng 2.5. Một số hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 46
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, được xếp hạng thứ 16 trên thế giới và là một trong mười trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới về nhiều kiểu hệ sinh thái với hơn 11.400 loài thực vật bậc cao, 1.030 loài rêu, 310 loài thú, 840 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch, nhái, trên 700 loài cá nước ngọt và khoảng 2.000 loài cá biển đã được ghi nhận [3].
Với tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm trong công tác bảo tồn tính đa dang sinh học; từ năm 1994 sau khi trở thành thành viên thứ 121/178 của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để nội luật hóa các quy định của Công ước như: Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019: Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước ta đã trở thành trung tâm quan trọng về buôn bán và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã ở Đông - Nam Á và là địa bàn trung chuyển lớn trong khu vực về buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã. Ước tính hàng năm ở Việt Nam có tới 3.700 đến 4.500 tấn động vật hoang dã (không bao gồm các loài thủy sinh) bị săn bắt, giết, nuôi, nhốt trái phép để sử dụng làm thức ăn, dược liệu và sinh vật cảnh [3]. Vấn nạn trên đã dẫn đến tính đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh, các khu vực có
tính đa dạng sinh học cao đang dần dần bị thu hẹp về diện tích, chất lượng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại về quần thể tự nhiên của các loài; trong đó nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm đã và đang bị suy giảm mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự mất cân bằng sinh thái và tính ổn định đa dạng sinh học ở nước ta.
Trước tình hình trên, Việt Nam đang trở thành một nhân tố quyết định trong việc đấu tranh, ngăn chặn và triệt phá các đường dây tội phạm về xâm hại động vật nguy cấp, quý, hiếm. Để xử lý tội phạm, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm" (Điều 244) được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở của tội "Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ" theo Điều 190 Bộ luật hình sự năm 1999. Ngày 22/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; ngày 16/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2019/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Cụ thể: Ngày 17/9/2016, một tuần trước thềm Hội nghị các nước thành viên Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) lần thứ 17, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật. Ngày 23/7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km²; diện tích rừng là 171.878,8 ha (rừng tự nhiên 123.406,1 ha; rừng trồng đã thành rừng 48.472,7 ha) [47, tr 44 – 50], có nhiều loại động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Những năm gần đây, tình hình vi phạm, tội phạm về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo Báo cáo Tổng kết tình hình vi phạm và thực thi pháp luật về Động vật hoang dã tại Việt Nam (giai đoạn 2013-2017) do Tổ chức Wildlife Conservation Society, chương trình Việt Nam (WCS Việt Nam) phối hợp với Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện [12], thì Đồng Nai là tỉnh có tỷ lệ ngăn chặn, bắt giữ số vụ việc vi phạm về động vật hoang dã đứng đầu trên toàn quốc với 126 vụ việc, đứng trên Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp...
Hiện nay, tuy hệ thống pháp luật xử lý Tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm" như: Bộ luật hình sự, nghị định, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư liên tịch... đã tạo nên một hành lang pháp lý để bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và xử lý hình sự đối với người phạm tội, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn gặp nhiều bất cập, vướng mắc trên cả phương diện quy định pháp luật và tổ chức thực hiện quy định pháp luật. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn, làm rò thực trạng để qua đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc định tội danh, quyết định hình phạt, bảo đảm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội phạm này trong tình hình hiện nay tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và trên cả nước nói chung là rất cần thiết. Do vậy, học viên chọn đề tài "Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai" để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đến thời điểm hiện tại, các công trình khoa học, các đề tài nghiên cứu về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm" còn ít, nội dung còn rất hạn chế, các Luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu gồm có:
- Dưới góc độ Luật hình sự có: Luận văn Thạc sĩ Luật học "Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Trần Thị Hải - Học viện Khoa học xã hội năm 2018; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh" của tác giả Bùi Đức Tuấn - Học viện Khoa học xã hội năm 2018;