Một Số Hành Vi Vi Phạm Phổ Biến Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai


04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 02 cá thể Linh Miêu còn lại có 01 là Linh Miêu Á - Âu (Lynx Lynx), 01 là Linh Miêu đồng cỏ (Leptailueus serval) đều thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để có căn cứ xử lý đối với Vũ Đông Vi, ngày 27/11/2019 Cơ quan CSĐT Công an thành phố Biên Hòa đã có Yêu cầu định giá tài sản số 270/YCĐGTS đối với 03 cá thể Linh Miêu trên. Ngày 10/12/2019, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Biên Hòa có Văn bản số 555/TCKH-HĐĐG trả lời như sau: “Tài sản yêu cầu định giá là 03 (Ba) con Linh Miêu, trên cơ sở hồ sơ kèm theo thì 03 (Ba) con Linh Miêu được nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là tài sản thuộc loài động, thực vật nguy cấp không được mua bán trên thị trường, do đó không đủ cơ sở định giá, nên Hội đồng thống nhất không định giá”.

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa nhận thấy việc Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Biên Hòa không thực hiện việc định giá đối với 03 (Ba) con Linh Miêu trong vụ việc trên là không đúng theo quy định tại khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 16; khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự, làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc, nên ngày 26/12/2019 đã có Công văn số 141/CV-VKS yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thực hiện việc định giá để có căn cứ xử lý theo quy định. Ngày 04/3/2020, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Biên Hòa có Công văn số 114/TCKH- HĐĐG đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp tỉnh. Ngày 01/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa có yêu cầu định giá tài sản số


891/YCĐGTS gửi Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai yêu cầu định giá 03 con Linh Miêu trên, nhưng đến nay chưa có kết quả.

Như vậy, trong vụ việc trên Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự thành phố Biên Hòa xác định ba con Linh Miêu thuộc loài động vật, thực vật nguy cấp, không được mua bán trên thị trường nên không định giá được là thực hiện không đúng quy định tại Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ. Bởi vì: Theo kết luận giám định về loài thì 01 cá thể Linh Miêu tai đen (Caracal Caracal) thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (chưa đủ số lượng cá thể để xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 244 BLHS); 02 cá thể Linh Miêu còn lại thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nên vụ việc có dấu hiệu của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 234 BLHS. Do đó, để có căn cứ xử lý hình sự thì phải xác định giá trị của 03 cá thể Linh Miêu. Việc Hội đồng định giá tài sản thành phố Biên Hòa từ chối định giá đã gây khó khăn, làm kéo dài thời gian tố tụng, kéo dài thời gian xử lý đối với các đối tượng vi phạm.

- Việc xác định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, định khung hình phạt, xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với tội phạm này. Hậu quả tác hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong việc định tội danh đối với các tội có cấu thành vật chất. Bên cạnh đó các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm này còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt. Theo Báo cáo rà soát các vụ án về động vật hoang dã năm 2016 - 2017 do VKSND tối cao thực hiện, thì trong số 128 vụ án với 169 bị can phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước; có 4 loại nhóm hành vi phạm tội đó là: “Săn bắt, buôn bán, vận chuyển” và những loại hành vi khác. Trong đó, hành vi “buôn bán” là phổ biến nhất chiếm 46,09%, tiếp đến là hành vi “vận chuyển” chiếm 23,44%, hành


vi “săn bắt” chiếm 17,19%, cuối cùng là hành vi “tàng trữ” và những trường hợp không có thông tin chiếm 13,28%. Có nhiều trường hợp việc buôn bán từ nước ngoài vào Việt Nam để chuyển tiếp đến nước thứ ba, nhưng khi đến Việt Nam thì bị phát hiện, xử lý.

Hành vi của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại tỉnh Đồng Nai chủ yếu dưới dạng sau:

Bảng 2.5. Một số hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


STT

Hành vi

Số vụ

Tỷ lệ (%)

1

Săn bắt

06

25

2

Mua bán

10

41,67

3

Vận chuyển

05

20,83

4

Tàng trữ và không có thông tin

03

12,5

Tổng số

24

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai


Qua nghiên cứu Bảng số liệu trên cho thấy Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu nhất là dạng hành vi “buôn bán” động vật nguy cấp, quý, hiếm với 10/24 vụ, chiếm tỷ lệ 41,67 %/tổng số vụ án. Tiếp theo đó là hành vi “săn bắt” động vật nguy cấp, quý, hiếm với 06/24 vụ, chiếm tỷ lệ 25%. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ chung của cả nước, tức là hành vi “buôn bán” các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm chiếm tỷ lệ lớn hơn 40 % (của cả nước là 46,09%); sau đó đến hành vi “săn bắt” động vật nguy cấp, quý, hiếm chiếm tỷ lệ 25% cao hơn so với tỷ lệ hành vi phạm tội này trên phạm vi cả nước. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do tỉnh Đồng Nai có hệ sinh thái phong phú, đa dạng; có Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng 71.920 ha, Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn


hóa Đồng Nai rộng 100.300 ha với nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

Nhìn chung việc xác định hành vi khách quan đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được các Cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá tương đối chính xác và mang tính đồng thuận khá cao, cụ thể như vụ án sau đây:

Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 04/10/2019, các đối tượng: Văn Ngọc Hùng- Sinh năm 1992, Phan Ngọc Hoàng- Sinh năm 1988, Nông Quốc Toàn- Sinh năm 1990 và Lộc Văn Thành- Sinh năm 1992 mang theo súng tự chế, đạn, đèn pin, dao, bao, túi lưới và một số vật dụng khác, bơi qua sông Đắc Lua vào Vườn Quốc gia Cát Tiên để săn bắt động vật rừng. Đến khoảng 02 giờ 30phút ngày 05/10/2019 các đối tượng đã bắt được 01 con Chồn bạc má, 01 con Cầy vòi hương, 01 con Cầy móc cua, 16 con Cheo Cheo, 01 con rắn Hổ mang chúa thì bị Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên phát hiện, bắt quả tang.

Kết luận giám định ngày 17/10/2019 của Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã kết luận: Cầy móc cua và Chồn bạc má là động vật rừng thông thường; Cầy vòi hương, Cheo Cheo và rắn Hổ mang chúa là động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

Như vậy, vụ án trên các bị can đã có hành vi săn bắt động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Vườn Quốc gia Cát Tiên là “Săn bắt trong khu vực bị cấm” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Bản án số 38/2020/HS-ST ngày 20/05/2020 của TAND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai).

- Trong thực tiễn, việc các Cơ quan tiến hành tố tụng xác định dấu hiệu lỗi của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi; bởi vì trong một số trường hợp có những người liên quan đến hành vi phạm tội chưa nhận thức được hành vi của mình đã trợ giúp, giúp


sức cho người khác thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trên thực tế tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua có những vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không xác định được đồng phạm hoặc người thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng có những nhận thức sai lầm về khách thể, do đó không thấy trước được hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra.

Điển hình như vụ án sau đây: Do có nhu cầu mua rắn để ngâm rượu nên Trần Thị Bích Thảo- Sinh năm 1966, HKTT: xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã gặp Nguyễn Thanh Bình- Sinh năm 1983, HKTT: xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai để hỏi mua. Ngày 28/11/2014, Bình mua của một người đàn ông người dân tộc (không rò họ tên, địa chỉ) đi làm rẫy bắt được 01 con rắn Hổ mang chúa (thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), trọng lượng 2,3kg với giá 800.000 đồng/kg sau đó bán lại cho Thảo với giá 900.000 đồng/kg thì bị Công an huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai bắt quả tang.

Hành vi của Thảo và Bình đã xâm hại đến sự tồn tại của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; có đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; phải bị xử lý nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên trong vụ án này, người đàn ông người dân tộc thiểu số là người săn bắt và bán con rắn hổ mang chúa thì không xác định được lai lịch nên không truy cứu trách nhiệm hình sự (Bản án số 35/2015/HSST ngày 31/03/2015 của TAND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).

Có trường hợp người phạm tội cũng có những nhận thức sai lầm về khách thể như coi rắn hổ mang chúa là động vật nguy hiểm, nếu không bắt, giết thì rắn sẽ cắn chết người, cắn chết động vật hoặc rắn hổ mang chúa sau khi cắn người thì bị người dân giết chết. Do đó, nếu xét về nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội thì có nhiều trường hợp rất khó xử lý hình sự đối với người vi phạm.

- Qua nghiên cứu 24 vụ án vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ 2016 đến năm 2020 cho thấy: Tất cả các vụ án Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,


hiếm đều có chủ thể phạm tội là cá nhân, chưa có vụ án nào xử lý chủ thể phạm tội là pháp nhân thương mại, mặc dù pháp nhân thương mại liên quan đến hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không phải là không có. Điển hình là vụ án xảy ra tại Quán “Trúc Tiên” thuộc “Công ty Hợp danh Trúc Tiên” có 02 thành viên tham gia góp vốn thành lập, trụ sở tại số 35, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; có hành vi nuôi, nhốt 02 cá thể Hổ (thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ). Nhưng khi tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; các Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xử lý hình sự đối với cá nhân có hành vi nuôi, nhốt 02 cá thể Hổ mà không xem xét xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại là “Công ty Hợp danh Trúc Tiên” là chưa đúng với chính sách hình sự của nước ta hiện nay. Hoặc trên thực tế, có nhiều trường hợp cơ quan chức năng phát hiện các lô hàng ngà voi, sừng tê giác được vận chuyển, gửi thông qua các pháp nhân thương mại, nhưng không xử lý hình sự được đối với pháp nhân thương mại, vì khi bị phát hiện các pháp nhân thương mại này đều phủ nhận việc nhập hàng hóa mà cho rằng hàng gửi nhầm hoặc hàng đã bị đánh tráo... Đây là một vấn đề thực tiễn đòi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới cần có sự nhất quán trong việc đánh giá chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại cho phù hợp với chính sách hình sự của nước ta hiện nay.

- Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm: Thực tiễn cho thấy hình phạt áp dụng với các bị cáo còn tương đối nhẹ, chủ yếu là mang tính giáo dục, nhiều trường hợp chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nên tính răn đe, phòng ngừa chưa đạt hiệu quả; trong khi đường lối xử lý của pháp luật hình sự Nhà nước ta đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là rất nghiêm khắc, thể hiện sự quyết liệt trong công tác đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này. Qua nghiên cứu về đường lối xét xử 24 vụ án với 32 bị cáo phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong 05 năm (2016 - 2020) cho thấy có đến 16/32 bị cáo được Tòa án cho hưởng


án treo (chiếm tỷ lệ 50%). Do khi quyết định hình phạt, Tòa án có sự nương nhẹ trong việc đánh giá các bị cáo có trình độ học vấn thấp (18/32 bị cáo), là người dân tộc thiểu số (14/32 bị cáo), nên áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, xử mức án nhẹ dưới khung hình phạt; dẫn đến tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là không cao.

Bên cạnh các vụ án về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được Tòa án cấp huyện, tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử và quyết định hình phạt đối với bị cáo tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội và hậu quả của vụ án, thì việc một số Tòa án còn xét xử, quyết định hình phạt nhẹ, khoan hồng đối với bị cáo là do một số Thẩm phán vẫn còn xem nhẹ việc xử lý tội phạm này do với các loại tội phạm khác, họ chưa đánh giá hết tác hại của hành vi xâm hại ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm; chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm với môi trường sống...từ đó quyết định hình phạt đối với bị cáo phạm tội này còn nhẹ và số bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo còn chiếm tỷ lệ cao 16/32 bị cáo (chiếm 50%), trong khi hình phạt ở khung hình khởi điểm của tội phạm này lên đến 05 năm tù, thuộc “tội phạm nghiêm trọng”. Để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, xử bị cáo mức án dưới khung hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo, một số Thẩm phán thường vận dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có những tình tiết giảm nhẹ được Hội đồng xét xử áp dụng không đúng với quy định của BLHS. Ví dụ: Bị cáo có trình độ học vấn thấp, thì Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Phạm tội do lạc hậu” theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 51 BLHS 2015; vật chứng là cá thể động vật còn sống được thả về môi trường tự nhiên, thì Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, để từ đó áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hoặc điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho bị cáo hưởng án treo.


Vụ án điển hình: Vào lúc 04 giờ 20 phút ngày 13/09/2016; tại ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Đỗ Văn Hạnh- Sinh năm 1992 và Nguyễn Thanh Sang- Sinh năm 1991 cùng ngụ tại: xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai vận chuyển 01 cá thể Tê Tê (thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), thì bị Công an huyện Vĩnh Cửu phát hiện, bắt quả tang. Hạnh và Sang bị khởi tố, truy tố, xét xử về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên khi lượng hình, Hội đồng xét xử cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuyên phạt mỗi bị cáo 07 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 14 tháng (Bản án số 87/2016/HSST ngày 29/12/2016 của TAND huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

2.3. Khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai

2.3.1. Khó khăn trong việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ĐTD của các Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Đồng Nai nhìn chung là chính xác, thì thực tiễn việc ĐTD đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm cũng còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định, cụ thể như sau:

- Tại một số điểm của khoản 1, khoản 2, Điều 244 BLHS có quy định về số lượng cá thể động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bị săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán để định khung hình phạt như: từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác. Tuy nhiên, một vụ án bắt giữ được nhiều loài động vật có cả thú, chim, bò sát thì xử lý thế nào cũng cần được hướng dẫn. Nếu cộng số lượng với nhau thì xác định mức định lượng theo loài nào, nếu không cộng số lượng thì có trường hợp vi phạm với 02 cá thể lớp thú, 06 cá thể lớp chim, bò sát và 09 cá thể lớp khác rò ràng là nguy hiểm hơn hành vi vi phạm 03 cá thể thú nhưng lại không

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí