một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục do Chính phủ quy định. Còn đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là: Các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Hành vi khách quan của Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bao gồm: Hành vi sản xuất hàng cấm là người phạm tội sử dụng thủ công hoặc bằng công nghệ làm ra hàng cấm, có thể tham gia vào cả quá trình sản xuất hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn nào đó như: chuẩn bị địa điểm, tìm nguồn nguyên liệu, tổ chức sản xuất… Hành vi buôn bán hàng cấm: người phạm tội thực hiện bằng cách mua đi bán lại hàng cấm dưới nhiều hình thức khác nhau. Còn hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại khoản 1 Điều 244 BLHS.
- Mục đích của người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thu lợi từ hoạt động sản xuất, buôn bán hàng cấm. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng… Còn mục đích của người phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm này.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành để đưa ra được khái niệm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tác giả nhận thức được rằng pháp nhân thương mại không phải là chủ thể thực hiện tội phạm mà pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Từ đó, rút ra đặc điểm, ý nghĩa của tội phạm này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong Chương 1 của luận văn, tác giả cũng nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hình sự về tội phạm và hình phạt đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; cụ thể phân tích các dấu hiệu pháp lý về mặt khách thể; mặt khách quan; dấu hiệu chủ thể của cá nhân người phạm tội và vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; dấu hiệu mặt chủ quan của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Tác giả đã so sánh Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với các Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Những nội dung được tác giả nghiên cứu, đánh giá trong Chương 1 đã gợi mở và làm tiền đề để tác giả xây dựng và triển khai các nội dung tiếp theo tại Chương 2 của luận văn khi tác giả đánh giá những vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong xử lý đối với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Khái quát các yếu tố tự nhiên, xã hội của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
2.1.1. Các yếu tố tự nhiên của tỉnh Đồng Nai có ảnh hưởng đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Việt Nam được thế giới công nhận là 1/16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, trong đó có hệ động vật hoang dã. Sự đa dạng của hệ sinh thái nước ta chính là điều kiện cần cho các hành vi xâm hại động vật hoang dã, đặc biệt là loài động vật quý, hiếm. Ở khu vực miền Đông Nam Bộ thì Đồng Nai được coi là địa phương có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các hệ sinh thái, trong đó có số lượng các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm tương đối lớn. Các yếu tố tự nhiên này đã có tác động đến Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và việc xử lý đối với tội phạm này, cụ thể như sau:
- Về vị trí địa lý: Vị trí địa lý là yếu tố tự nhiên đầu tiên có ảnh hưởng đến việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Cụ thể: Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10°29’58” đến 11°34’57” vĩ độ Bắc, từ 106°43’56” đến 107°36’46” độ kinh Đông. Theo tính toán sơ bộ, đến nay Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.907,24 km2, dân số khoảng 2.905,85 nghìn người, mật độ dân số khoảng 491,91 người/km2, đứng thứ 02 về diện tích và dân số so với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố và 09 huyện gồm: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và 09 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Đồng Nai tiếp giáp với các tỉnh, thành phố: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh [47, tr 20].
- Về hiện trạng đa dạng của các HST: Các hệ sinh thái của Đồng Nai rất phong phú và đa dạng, chính vì vậy đây là nơi thuận lợi cho các loại động vật sinh sống, trong đó có nhiều các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn toàn quốc năm 2016, toàn tỉnh Đồng Nai có 197.500,6 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 171.878,8 ha (rừng tự nhiên 123.406,1 ha và rừng trồng đã thành rừng 48,472,7 ha), diện tích chưa có rừng 25.621,9 ha.
Căn cứ trên kết quả phân tích từ bản đồ hiện trạng thảm thực vật, bản đồ sử dụng đất, bản đồ Google Earth và kết quả các đợt khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy: tỉnh Đồng Nai có các HST lớn như sau:
Bảng 2.1. Hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hệ sinh thái | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
I | HST TỰ NHIÊN | ||
A | HST Rừng tự nhiên | ||
1 | HST rừng kín thường xanh cây lá rộng | 101.840,0 | 17,3 |
2 | HST rừng thường xanh nửa rụng lá | 10.126,0 | 1,7 |
3 | HST rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng | 24.641,0 | 4,2 |
4 | HST rừng tre nứa | 2.631,0 | 0,4 |
5 | HST rừng ngập mặn | 7.751,8 | 1,3 |
6 | HST trảng cỏ, cây bụi | 13.175,0 | 2,2 |
B | HST Thủy vực | ||
7 | HST sông, kênh rạch, suối | 15.845,6 | 2,7 |
8 | HST nước đứng (bàu tự nhiên) | 3.516,0 | 0,6 |
II | HST Nhân tác | ||
9 | HST rừng trồng tập trung | 22.438,0 | 3,8 |
10 | HST vườn | 211.488,3 | 35,9 |
11 | HST đồng ruộng | 31.637,6 | 5,4 |
12 | HST nông nghiệp trên cạn | 35.247,7 | 6,0 |
13 | HST đô thị | 53.749,3 | 9,1 |
14 | HST dân cư nông thôn | 13.442,7 | 2,3 |
15 | HST hồ | 34.543,0 | 5,9 |
16 | HST ao nuôi | 7.689,2 | 1,3 |
17 | HST khác (đất trống, đồi núi, núi đá,..) | 13,0 | 0,0 |
Tổng | 589.775 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Đặc Điểm Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm
- Phân Biệt Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm Với Các Tội Phạm Khác Có Liên Quan
- Các Yếu Tố Xã Hội Của Tỉnh Đồng Nai Có Ảnh Hưởng Đến Việc Xử Lý Tội Vi Phạm Quy Định Về Bảo Vệ Động Vật Nguy Cấp, Quý, Hiếm
- Một Số Hành Vi Vi Phạm Phổ Biến Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
- Khó Khăn Trong Việc Thực Hiện Quy Định Pháp Luật
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo bảo tồn và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai
HST ở tỉnh Đồng Nai tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên các HST này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm về chất lượng; những HST rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và số lượng cá thể các loài nguy cấp còn ít. Các HST, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ có nguy cơ bị biến mất hoặc thu hẹp. Nhiều HST bị biến đổi và phân mảnh... Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử và khoa học có nguy cơ bị mất hoặc bị thu hẹp, trong khi chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển ĐDSH được khẳng định trong Luật Đa dạng Sinh học, trong đó vấn đề được ưu tiên hàng đầu là bảo tồn HST tự nhiên [47, tr 54].
- Hiện trạng các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm: Theo kết quả điều tra năm 2016 và số liệu tổng hợp thì hiện tại tỉnh Đồng Nai có 40 loài thú quý, hiếm (chiếm 32,7%/ tổng số loài) trong đó có: 02 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2015): 04 loài bậc EN (nguy cấp), 8 loài bậc VU (sẽ nguy cấp); 19 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 04 loài bậc CR (cực kỳ nguy cấp), 15 loài bậc EN (nguy cấp), 13 loài bậc VU (sẽ nguy cấp); 15 loài được pháp luật bảo vệ ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ- CP của Chính phủ, gồm 01 loài thuộc Nhóm IB và 14 loài thuộc Nhóm IIB.
Bảng 2.2. Danh mục các loài thú quý hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tên phổ thông | Tên khoa học | Mức độ đe dọa | ||||
SĐVN (2007) | IUCN (2015) | NĐ 32 (2006) | CITES (2015) | |||
1 | Báo gấm | Neofelis nebulosa (Griffith) | EN | VU | IB | PL I |
2 | Báo hoa mai | Panthera pardus (Linnaeus) | CR | VU | IB | PL I |
3 | Báo lửa | Catopuma temminckii (Vigors & Horsfield) | EN | NT | IB | PL I |
4 | Bò rừng | Bos javanicus d'Alton | EN | EN | IB | |
5 | Bò tót | Bos gaurus C.H. Smith | EN | VU | IB | PL I |
6 | Cầy gấm | Prionodon pardicolor Hodgson | VU | LC | IIB | PL I |
7 | Cầy giông | Viverra zibetha Linnaeus | VU | LC | IIB | PL III |
8 | Cầy mực | Arctictis binturong (Raffles) | EN | VU | IB | PL III |
9 | Cầy hương | Viverricula indica (E. Geoffroy Saint-Hilaire) | LC | IIB | PL II |
Chà vá chân đen | P ygathrix nigripes (Milne-Edwards) | EN | EN | IB | PL I | |
11 | Cheo cheo java | Tragulus javanicus (Osbeck) | VU | DD | IIB | |
12 | Chó rừng | Canis aureus Linnaeus | DD | LC | IIB | |
13 | Chó sói đỏ | Cuon alpinus (Pallas) | EN | EN | IB | PL II |
14 | Chồn bay | Galeopterus variegatus (Audebert) | EN | LC | IB | |
15 | Cu li nhỏ | N ycticebus p ygmaeus Bonhote | VU | VU | IB | PL I |
16 | Dơi chó tai ngắn | C ynopterus brach yotis (Müller) | VU | LC | ||
17 | Dơi tai sọ cao | M yotis siligorensis (Horsfield) | LR | LC | ||
18 | Gấu chó | Helarctos mala yanus (Raffles) | EN | VU | IB | PL I |
19 | Gấu ngựa | Ursus thibetanus G. [Baron] Cuvier | EN | VU | IB | PL I |
20 | Hổ | Panthera ti gris Mazak | CR | IB | PL I | |
21 | Hoẵng | Muntiacus muntjak (Zimmermann) | VU | LC | ||
22 | Hươu vàng | Axis porcinus annamiticus (Zimmermann) | EN | EN | IB | PL I |
23 | Khỉ đuôi dài | Macaca fascicularis (Raffles) | LR | LC | IIB | |
24 | Khỉ đuôi lợn | Macaca leonina (Blyth) | VU | VU | IIB | |
25 | Khỉ mặt đỏ | Macaca arctoides (I. Geoffroy) | VU | VU | IIB | |
26 | Khỉ vàng | Macaca mulatta (Zimmermann) | LR | LC | IIB | |
27 | Mèo cá | Prionailurus viverrinus (Bennett) | EN | VU | IB | |
28 | Mèo rừng | Prionailurus bengalensis (Kerr) | LC | IB | PL II | |
29 | Nai | Rusa unicolor (Kerr) | VU | VU | ||
30 | Rái cá lông mượt | Lutrogale perspicillata (Geoffroy Saint-Hilaire) | EN | VU | IB | |
31 | Rái cá thường | Lutra lutra (Linnaeus) | VU | NT | IB | PL I |
32 | Rái cá vuốt bé | Aon yx cinerea (Illiger) | VU | |||
33 | Sóc bay lớn | Petaurista petaurista (Pallas) | VU | LC | IIB | |
34 | Sóc đen | Ratufa bicolor (Sparrman) | VU | NT | 0 | PL II |
35 | Sơn dương | Capricornis sumatraensis (Bechstein) | EN | VU | IB | PL II |
36 | Tê tê java | Manis javanica Desmarest | EN | CR | IIB | PL II |
37 | Trâu rừng | Bubalus arnee (Kerr) | CR | EN | IB | PL III |
38 | Voi châu á | Elephas maximus Linnaeus | CR | EN | IB | PL I |
39 | Vọoc bạc | Trach ypithecus cristatus (Raffles) | VU | NT | IB | |
40 | Vượn đen má vàng | Nomascus gabriellae (Thomas) | EN | EN | IB |
Nguồn: Báo cáo bảo tồn và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai
Ghi chú:
- Sách đỏ Việt Nam (2007): CR: Cực kỳ nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp;
- Danh lục đỏ IUCN (2015): CR: Cực kỳ nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp, LR/nt: Ít nguy cấp /gần bị đe doạ.
- Nhóm IB: Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Nhóm IIB: Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ).
- Phụ lục I: Bị đe dọa tuyệt chủng; nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội và quá cảnh vì mục đích thương mại. Phụ lục II: Nguy cơ bị tuyệt chủng; có kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội và quá cảnh vì mục đích thương mại. Phụ lục III: Có kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại (Công ước CITES).
Đồng Nai có 19 loài chim quý hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam; 11 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2015). Số lượng các loài chim phong phú được đưa vào sách đỏ cho thấy tính đa dạng các loài chim ở Đồng Nai rất cao.
Bảng 2.3. Danh mục các loài chim quý hiếm trên địa bàn Đồng Nai
Tên khoa học | Tên phổ thông | Mức độ đe dọa | |||
SĐVN (2007) | IUCN (2015) | NĐ 32 (2006) | |||
1 | Cát nhỏ họng trăng | Polihierax insignis Walden | LR | NT | IIB |
2 | Cò lao Ấn Độ | M ycteria leucocephala (Pennant) | VU | NT | |
3 | Cò quắm cánh xanh | Pseudibis davisoni (Hume) | CR | CR | IB |
4 | Cổ răn, điêng điểng | Anhinga melanogaster Pennant | VU | NT | |
5 | Công | Pavo muticus Linnaeus | EN | EN | IB |
Diều cá bé | Ichth yophaga humilis (Müller & Schlegel) | VU | NT | ||
7 | Diều cá đầu xám | Ichth yophaga ichthyaetus (Horsfield) | VU | ||
8 | Gà lôi hông tía | Lophura diardi (Bonaparte) | VU | LC | IB |
9 | Gà lôi vằn | Lophura n ycthemera (Linnaeus) | LR | LC | IB |
10 | Gà so cổ hung | Arborophila davidi Delacour | EN | NT | IIB |
11 | Gà so ngực gụ | Arborophila charltonii (Eyton) | LR | VU | IIB |
12 | Gà tiền mặt đỏ | Pol yplectron germaini Elliot | VU | NT | IB |
13 | Hạc cổ trắng | Ciconia episcopus (Boddaert) | VU | VU | IIB |
14 | Gà đẫy java | Leptoptilos javanicus (Horsfield) | VU | VU | IB |
Nguồn: Báo cáo bảo tồn và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai
Các loài bò sát và ếch, nhái quý, hiếm: Đồng Nai có 27 loài bò sát và ếch, nhái quý, hiếm (chiếm 28,2% tổng số loài), trong đó có: 12 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2015): 04 loài bậc EN (nguy cấp), 07 loài bậc VU (sẽ nguy cấp), 02 loài bậc NT (gần bị đe dọa); 21 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007): 03 loài bậc CR (cực kỳ nguy cấp), 09 loài bậc EN (nguy cấp), 09 loài bậc VU (sẽ nguy cấp); 15 loài được pháp luật bảo vệ ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ gồm 01 loài thuộc Nhóm IB và 14 loài thuộc Nhóm IIB.
Trong số 261 loài cá ghi nhận được ở tỉnh Đồng Nai, có 09 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), chiếm 3,45% tổng số loài được ghi nhận. Các loài cá này là những loài có giá trị về mặt khoa học, cần phải được bảo vệ để duy trì và bảo tồn tính ĐDSH không chỉ cho riêng tỉnh Đồng Nai mà còn cho cả nước.
Lớp côn trùng ghi nhận tại Đồng Nai có 10 loài bướm nằm trong Danh lục đỏ thế giới của IUCN (mức độ LC), 02 loài bướm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam (mức độ VU) và 01 loài trong Phụ lục II Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đây là