Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2


Luận văn Thạc sĩ Luật học "Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An" của tác giả Trần Hồng Tình

- Học viện Khoa học xã hội năm 2018.

- Dưới góc độ Luật học có những đề tài có liên quan gồm: Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam" của tác giả Bùi Thị Hà, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam" của tác giả Doãn Hồng Nhung, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật Việt Nam về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Phan Vĩnh Tuấn Anh - Đại học Luật Huế năm 2018.

Các báo cáo, bài viết liên quan đến tội phạm này, như: "Báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát việc giải quyết các vụ án về động vật hoang dã" của TS. Nguyễn Đức Hạnh - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, trên kỷ yếu Hội thảo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018; Bài viết: “Quản lý và xử lý vật chứng là động vật hoang dã trong các vụ án hình sự” của TS. Nguyễn Đức Hạnh, trên Tạp chí Tòa án số 23/2019; Bài viết: "Bàn về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã" của PGS.TS. Phạm Minh Tuyên - Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, trên Tạp chí Tòa án, tháng 9/2020; Bài viết: "Khắc phục những khó khăn, vướng mắc để đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại động vật hoang dã có hiệu quả" của TS. Trương Công Lý, trên Tạp chí Tòa án, tháng 8/2020; Bài viết: "Bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm - Những vấn đề đặt ra" của tác giả Duy Phong, trên Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, tháng 7/2020; Bài viết: "Điểm mới của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015..." của tác giả Nguyễn Minh Đức, trên Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân số 102, tháng 3/2018; Bài viết: "Bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm nhìn từ góc độ pháp luật hình sự" của Th.S Lê Văn Sua, trên Tạp chí Môi trường & Xã hội, tháng 3/2020.


- Sổ tay hướng dẫn Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án liên quan đến động vật hoang dã - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Hồng Đức phát hành năm 2020.

- Impacts of Wildlife trade and sustainable development in Vietnam (Tác động của việc buôn bán động vật hoang dã và sự phát triển bền vững của Việt Nam) và Legal framework for wildlife farming benefits species conservation and preventing wildlife crimes in Vietnam (Giá trị của khung pháp luật trong việc gây nuôi động vật hoang dã đối với việc bảo tồn loài và phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã ở Việt Nam) của TS. Nguyễn Đức Hạnh và PGS.TS. Đinh Thị Mai đăng trên Tạp chí EDP Sciences - E3S Web of Conferences, số 157 (2020) và số 175 (2020).

Các công trình nghiên cứu, báo cáo, bài viết nói trên đã mang lại nhiều giá trị về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có hiệu lực đến nay gần 03 năm, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự xử lý tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập. Trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng và các vụ án thực tế cụ thể, tác giả nghiên cứu chuyên sâu những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hình sự hiện hành so với thực tiễn để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận, các căn cứ pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020, xác định những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý tội phạm và bảo vệ các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và trên cả nước.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng quy định của pháp luật trong xử lý tội phạm liên quan đến động vật nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật hình sự Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật trong việc xử lý Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy phạm pháp luật và giải pháp tổ chức thực hiện quy định pháp luật trong xử lý tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” tại Điều 244 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm trong thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; đồng thời nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm xác định những tồn tại, hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đây là đề tài được tác giả nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự, trong đó xác định cụ thể:

- Vấn đề nghiên cứu: Làm rò những vấn đề lý luận về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” tại Điều 244 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để chỉ ra những tồn tại của những quy định pháp luật cũ, không còn phù hợp. Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.


- Về không gian nghiên cứu: Các số liệu khảo sát nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở hồ sơ các vụ án về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được giải quyết.

- Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu khảo sát, nghiên cứu trong phạm vi 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”. Nhận định, đánh giá lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam quy định tội phạm “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” từ năm 1985 đến nay.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo trong điều tra, truy tố, xét xử đối với tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ góp phần bổ sung những luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật hình sự vể tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.


Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong xử lý Tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đối với việc xử lý Tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

1.1.1. Khái niệm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

* Tội phạm và các thuộc tính của tội phạm

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

- Trước khi có Bộ luật hình sự năm 2015, pháp luật hình sự Việt Nam không xác định TNHS của pháp nhân thương mại vì cho rằng pháp nhân thương mại không có lỗi, chủ thể của tội phạm chỉ có một loại duy nhất đó là cá nhân. Việc Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung TNHS của pháp nhân thương mại đã đánh dấu một bước phát triển mang tính đột phá về tư duy và chính sách hình sự của Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi phải xử lý các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế và bảo vệ môi trường. Mặc dù có rất nhiều loại pháp nhân khác nhau nhưng Bộ luật hình sự chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại.

- Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

- Để xác định có tội phạm hay không thì phải căn cứ vào hành vi, đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tội phạm. Tuy nhiên, hành vi này phải luôn gắn với một trong hai chủ thể đó là hành vi của cá nhân và hành vi của pháp nhân thương mại.


- Hành vi của cá nhân là những biểu hiện ra bên ngoài của một cá nhân đó dưới dạng hành động hoặc không hành động.

- Hành vi của pháp nhân thương mại dựa trên hành vi của người đại diện pháp nhân thương mại, hay nói một cách khác đó là những biểu hiện ra bên ngoài của một hoặc nhiều các nhân đại diện cho pháp nhân thương mại.

- Các hành vi của pháp nhân thương mại sẽ chỉ bị coi là tội phạm khi có đủ các điều kiện:

+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.

+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.

+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định.

- Những gì mới chỉ trong suy nghĩ, tưởng tượng bên trong của một cá nhân mà không được bộc lộ ra bên ngoài bằng một hành vi thì chưa thể có tội phạm do cá nhân thực hiện hay pháp nhân thương mại thực hiện.

- Nếu như hành vi là yếu tố bên ngoài giúp nhận biết tội phạm thì khi tội phạm xảy ra, hành vi không bao giờ tồn tại độc lập mà luôn gắn bó mật thiết với thái độ lỗi bên trong của chủ thể thực hiện hành vi đó.

+ Khi tội phạm do cá nhân thực hiện thì hành vi của cá nhân luôn gắn bó mật thiết với thái độ lỗi bên trong của cá nhân đó.

+ Khi tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện thì thái độ lỗi của pháp nhân thương mại chính là thái độ lỗi bên trong của người đứng đầu hoặc người đại diện của pháp nhân thương mại đó và luôn gắn bó, biển hiện ra bên ngoài cùng với hành vi của người này.

- Khi đã là tội phạm thì bao giờ cũng có bốn thuộc tính đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó:

+ Tính nguy hiểm cho xã hội: Là thuộc tính cho thấy hành vi do cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện không phù hợp với chuẩn mực hoặc đạo đức


xã hội. Chính sự không phù hợp này đã đe dọa hoặc gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự nguy hiểm cho xã hội ở đây phải là nguy hiểm đáng kể còn hành vi mà tính nguy hiểm không đáng kể thì chỉ coi là vi phạm. Để xác định thế nào được coi là nguy hiểm đáng kể, thì có trường hợp ngay chính điều luật đã được mô tả rò, có tiêu chí cụ thể, có định lượng; nhưng cũng có những trường hợp chỉ mang tính định tính, phải căn cứ vào tổng thể các tình tiết của hành vi để nhận định. Thuộc tính này là một trong số những cơ sở để phân biệt giữa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức bị coi là tội phạm (phân biệt giữa tội phạm và vi phạm) và có ý nghĩa giúp phân hóa trách nhiệm pháp lý khi áp dụng.

+ Tính có lỗi: Là một thuộc tính bắt buộc của tội phạm, lỗi đó chính là thể hiện sự sai trái khi thực hiện hành vi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, là yếu tố bắt buộc để xác định tội phạm của cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Lỗi thuộc về yếu tố chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội hoặc thuộc về yếu tố chủ quan của người đại diện cho pháp nhân thương mại phạm tội. Do vậy, khi xác định nguyên tắc lỗi để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ là cơ sở để giáo dục cải tạo đối với chính những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm; người đại diện, người đứng đầu pháp nhân thương mại hoặc những người khác.

+ Tính trái pháp luật hình sự: Là việc xử lý tội phạm luôn bắt buộc phải có một điều luật mô tả hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể bị coi là tội phạm. Khi một hành vi bị coi là tội phạm thì việc áp dụng chế tài để xử phạt đối với hành vi đó chỉ có thể là các hình phạt được mô tả trong chính điều luật cụ thể của BLHS. Thuộc tính này đòi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng không được phép áp dụng nguyên tắc “pháp luật tương tự” để xác định một người hay pháp nhân thương mại là có tội hay không có tội mà phải được xác định bằng một điều luật cụ thể được quy định trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022