Giải Pháp Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Vi Phạm Qui Định Về An Toàn Thực Phẩm


3.2. Giải pháp áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm qui định về an toàn thực phẩm

3.2.1. Tăng cường nhận thức đúng, ý thức đúng, nâng cao năng lực về áp dụng pháp luật đối với người phạm tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông, phổ biến về an toàn thực phẩm và các quy định về an toàn thực phẩm

Một là, triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi.

- Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về quy định ATTP: cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nội dung quy định ATTP được đưa vào chương trình chính thức hoặc lồng ghép tùy theo các trường, các cấp học. Để từ đó làm chuyển biến tích cực nhận thức và hành động của cộng đồng.

- Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền sẵn có tại TpHCM, bổ sung chức năng và cán bộ chuyên trách về truyền thông, giáo dục ATTP.

- Xây dựng chuyên mục “vệ sinh an toàn thực phẩm” trên truyền hình TpHCM.

- Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho từng cơ quan, ban, ngành của thành phố. Các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình.

- Ủy ban nhân dân TpHCM và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường chỉ đạo, triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, chú ý tập trung các khu vực, các địa phương trọng điểm về ATTP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên toàn thành phố, đưa công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về


Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 9

chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hàng năm của đất nước nói chung và của TpHCM nói riêng.

Hai là, xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông về ATTP

- Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động, chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ.

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền ATTP, chú trọng phát triển đội ngũ tuyên truyền viên thuộc các đối tượng là người của các tôn giáo khác nhau và những người dân tộc thiểu số, xây dựng hệ thống cán bộ chuyên trách tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của thành phố.

- Đào tạo kiến thức chuyên ngành, nội dung tuyên truyền ATTP cho người tham gia công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATTP.

Ba là, nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông

- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các cơ quan, ban, ngành liên quan trong việc biên tập mới, sửa đổi, bổ sung, cập nhật thông tin, kiến thức mới về ATTP.

- Các tài liệu, thông điệp truyền thông cần tập trung vào các nội dung mang tính hướng dẫn, định hướng thay đổi hành vi và các biện pháp thực hiện hành vi bảo đảm ATTP, phù hợp với từng đối tượng.

- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông: bản tin, phim tài liệu, phóng sự, các trò chơi, xây dựng các tờ rơi, tờ gấp, poster... xuất bản các ấn phẩm bằng các thứ tiếng, ngôn ngữ để giáo dục, tuyên truyền cho đồng bào ít người, dân tộc thiểu số và người khuyết tật.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc thông tin, quảng cáo thực phẩm: các đơn vị chức năng của 3 ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm trong nước và thực phẩm nhập khẩu.

- Các cơ quan, ban, ngành chỉ đạo các cấp theo ngành dọc chủ động lập kế hoạch đầu tư kinh phí cho việc sản xuất các tài liệu truyền thông phục vụ hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi của ngành mình phụ trách.


- Xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu giáo dục và truyền thông bằng cách tăng cường liên kết với các chương trình khác để tận dụng nguồn nhân lực và kinh phí chuyển tải các thông điệp truyền thông xuống cộng đồng.

3.2.2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở pháp luật

An toàn thực phẩm là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, được xã hội rất quan tâm. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên tình trạng vi phạm về ATTP diễn biến ngày càng phức tạp. Số liệu thống kê ở chương 2 cho thấy: tình trạng ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TpHCM có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Chương 2 cũng chỉ ra 4 nguyên nhân của tình trạng này. Nhận định chung về nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cả nước, Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 chỉ ra: “Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Thói quen lạm dụng, sử dụng thuộc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rò nguồn gốc còn khá phổ biến. Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn. Thực phẩm lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn nhiều. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.”[35]. Xuất phát từ thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý lĩnh vực này để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Một trong những vấn đề cần phải được chú trọng đầu tư đó là các quy định của pháp luật điều chỉnh nhằm quản lý vấn đề ATTP.

Một là, thực hiện nghiêm chỉnh, quyết liệt chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới để đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó Ủy ban nhân dân TpHCM đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp:


- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm của Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;

- Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

- Chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn;

- Tăng cường quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, thức ăn đường phố, cơ sỏ kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ;

- Bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm;

- Chỉ đạo làm thí điểm việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như thực phẩm xuất khẩu.

Hai là, các cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát các quy định về đảm bảo ATTP.Công tác rà soát pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng để đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong việc thực thực thi. Việc rà soát pháp luật về kiểm soát ATTP cần thực hiện những vấn đề sau:


– Rà soát và bổ sung quy chế quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các phụ gia thực phẩm, các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chống di nhập các loại sinh vật lạ lây lan mầm bệnh, làm biến đổi gen. Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ ngành khác nhau, những quy định không hoặc ít có tính khả.

– Rà soát lại các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến, quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam, các quy định về ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn để có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn quốc tế. Trước mắt, ban hành các quy định cụ thể đối với từng loại hình dịch vụ kinh doanh ăn uống, chợ và siêu thị. Xây dựng quy trình ghi nhãn rộng rãi và chặt chẽ hơn.

– Rà soát lại các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của hàng thực phẩm xuất khẩu để hoàn thiện theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Ba là, cần sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả ATTP, cụ thể là:

+ Sửa đổi một số điều của pháp luật có liên quan đến hoạt động kiểm soát ATTP làm cơ sở để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi thực hiện pháp luật về kiểm soát ATTP. Trong đó chú trọng hơn nữa trong phân cấp quản lý, tránh chồng chéo giữa ba bộ ngành Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Khẩn trương ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP nhằm tạo điều kiện để Luật này sớm đi vào thực tiễn. Đề nghị Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho lực lượng Cảnh sát môi trường vào Nghị định thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.

+ Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phương tiện vận chuyển, công nghệ bảo quản đối với từng nhóm thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao như thịt, sữa, rau quả, thực phẩm ăn ngay, nước đóng chai…


+ Xây dựng một cách đồng bộ các quy trình quy phạm, các kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các quy trình công nghệ trong bảo quản, chế biến, trong phân phối, lưu thông…

+ Sớm ban hành và hoàn thiện các quy định về xuất, nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen và sinh vật biến đổi gen.

+ Hợp lý hoá các văn bản luật, chính sách và quy định về ATTP để nâng cao tính thực thi của chúng như ban hành các quy định chi tiết, xuất bản các sách hướng dẫn thi hành.

+ Nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí về văn minh thương mại trong kinh doanh thực phẩm. Trên cơ sở đó kiểm tra khả năng đáp ứng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này là một hình thức quảng bá hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (chẳng hạn như cửa hàng rau sạch, chè không có dư lượng độc tố, thịt chăn nuôi theo quy trình sạch…)

Bốn là, hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP.

Xây dựng, ban hành các quy định về kế hoạch hành động ATTP và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cùng chịu trách nhiệm về các vấn đề ATTP.

Tiếp tục ban hành các quy định pháp lý để làm căn cứ cho việc kiểm soát thực phẩm của các hiệp hội ngành hàng, khu vực tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khác.

Năm là, tăng cường nguồn lực cho hoạt động xây dựng pháp luật kiểm soát ATTP, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác, rà soát, xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về kiểm soát. Bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật về ATTP.

Sáu là, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về ATTP phù hợp với khu vực và thế giới.


Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn về ATTP theo chuẩn quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Mục đích cuối cùng là áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào thị trường trong nước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những tiêu chuẩn của Codex, IPPC, OIE, dù dựa trên cơ sở khoa học nhưng rất khó thực hiện trong nước vì sẽ làm giá thực phẩm tăng ít nhất từ 5-10% và vì những tiêu chuẩn đó dựa trên tập quán ăn uống của người phương tây. Do đó nên lựa chọn cách chuyển đổi từng bước sang tiêu chuẩn quốc tế.

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo và các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng tiêu chuẩn và các quy định quản lý để có thể bắt buộc doanh nghiệp thực hiện một cách có hiệu quả, tránh tình trạng áp đặt hoặc xây dựng tiêu chuẩn không dựa trên những chứng cứ khoa học.

Tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và chuyên gia của các tổ chức tiêu chuẩn, môi trường quốc tế đồng thời tăng cương công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm ATTP trong tình hình mới, thời gian tới, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP; tăng cường hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định về ATTP, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; biểu dương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định...

Song song với đó, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị liên quan cũng chú trọng việc áp dụng quy trình chất lượng tiên tiến, mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; chỉ đạo đơn vị truyền thông trên địa


bàn tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm; tập trung truyền thông để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu không đảm bảo ATTP, hướng vào đối tượng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa... Đặc biệt, lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rò nguồn gốc; quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng...

3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

ATTP đã và đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, vì nó không những ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của cả cộng đồng mà còn trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của công dân. Chính vì vậy, BLHS hiện hành đã có quy định về tội vi phạm quy định về ATTP, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, tạo môi trường phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quy định của BLHS hiện hành còn nhiều điểm bất cập cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung; nhiều điểm còn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội vi phạm quy định về ATTP trong bối cảnh hội nhập quốc tế; nhiều điểm chưa thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước và chưa phù hợp hoàn toàn với thực tế. Do vậy hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay về tội vi phạm quy định về ATTP là giải pháp đầu tiên và tiên quyết cần được coi trọng nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa trong việc xử lý người phạm tội. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay về tội vi phạm quy định về ATTP cần phải đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật về ATTP.

- Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng công bằng trong quá trình triển khai và thực hiện pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022