Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự 2015 Về Tội Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy

Điều làm cho việc việc giải quyết các vụ án về ma túy tại thời điểm BLHS 1999 có hiệu lực gặp phải không ít khó khăn, cũng như gặp phải nhiều vướng mắc và bất cập cả về lý luận và thực tiễn.

Tuy nhiên, BLHS năm 1999 cũng chính thức định lượng một cách cụ thể các chất ma tuý trong từng khung hình phạt, tăng nặng mức hình phạt, nâng cao hình phạt tiền và tịch thu tài sản, kèm theo đó bổ sung thêm một số hình phạt bổ sung khác. Đây được cho là những điểm mới quan trọng nhất trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với tội phạm về ma tuý. Từ đó, nhằm hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy tại nước ta, tại kỳ họp Quốc hội khoá X (kỳ họp thứ 8) đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy vào ngày 09/12/2000. Sau đó, để thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta cũng như nỗ lực của toàn xã hội trong việc ngăn chặn các tệ nạn về ma túy, trong việc phòng chống tội phạm về ma túy nói chung và tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII đã tiếp tục thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy năm 2000.

Sau đó không lâu, vào ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã tiếp tục đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Việc ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 lần này được xem là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện PLHS ở nước ta, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập đang tồn tại của BLHS năm 1999, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra và bảo đảm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy

BLHS năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, Việc ban hành BLHS 2015 lần này đã thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng thể hiện tại Nghị Quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI, đảm bảo phù hợp với

Hiến pháp 2013. Từ đó hình thành cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Tuy nhiên, trong lúc BLHS 2015 vẫn chưa có hiệu lực và trong quá trình triển khai thi hành cùng với Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 2015, qua phản ánh của báo chí cũng như cử tri trên khắp cả nước về một số sai sót của Bộ luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo ủy ban tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan đến việc thi hành BLHS 2015 tích cực, khẩn trương rà soát tổng thể các quy định của BLHS năm 2015 để phát hiện đầy đủ những sai sót và đề ra các phương án khắc phục, từ đó bảo đảm áp dụng thống nhất bộ luật này. Sau nhiều lần thảo luận thì tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV ngày 20/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015 theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249, Chương XX, các tội phạm về ma túy. Một số điểm đổi mới của BLHS 2015 So với BLHS năm 1999 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy có để kể đến như sau:

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy đã được quy định thành một điều luật riêng, hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong từng khung hình phạt không phải căn cứ vào văn bản hướng dẫn như trước đây (quy định chi tiết khối lượng tối thiểu chất ma túy tại khoản 1 Điều 249); khoảng cách giữa các khung hình phạt được rút ngắn hơn.

- Bỏ hình phạt tử hình: nhằm thực hiện chủ trương của Nghị quyết 49/NQ- TW “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, BLHS 2015 đã tách Điều 194 BLHS 1999 thành các tội phạm độc lập, nhằm bỏ hình phạt tử hình đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Theo đó, chỉ áp dụng mức hình phạt cao nhất là chung thân đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Lý do bởi vì khi xem xét về hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì

hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy không nguy hiểm bằng các hành vi vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, nhưng Điều 194 BLHS 1999 lại quy định về định lượng mức hình phạt đối với các hành vi này lại như nhau nên trong thực tiễn đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng gặp không ít khó khăn trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Quy định thêm một số chất ma túy mới vào tội danh và thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” nhằm đảm bảo tính chính xác của đơn vị đo lường do từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đơn vị đo lường đều được xác định bằng gam, kilôgam,...(đây là đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng).

- Quy định rò ràng, cụ thể về định lượng để truy cứu TNHS trong từng tội phạm và quy định khung hình phạt nhẹ hơn so với BLHS 1999: Tại khoản 1 các Điều 249 BLHS 2015 quy định cụ thể về định lượng, xác định mức tối thiểu đến mức tối đa các chất ma túy để CTTP, trong khi đó tại khoản 1 Điều 194 BLHS 1999 không quy định cụ thể định lượng của các chất ma túy để xác định CTTP mà căn cứ mục 3.6 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC – BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ tư pháp để xác định mức tối thiểu CTTP cho các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

- Đồng thời Điều 249 BLHS 2015 có khung hình phạt nhẹ hơn so Điều 194 BLHS 1999 (khoản 1 có khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; khoản 2 từ 05

năm đến 10 năm; khoản 3 từ 10 năm đến 15 năm; khoản 4 từ 15 năm đến 20 hoặc chung thân). Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 về hình phạt bổ sung thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tiểu kết chương 1


Từ những kết quả trên cơ sở lý luận và nghiên cứu các văn bản pháp luật, trong phạm vi Chương 1 của Luận văn này, tác giả đã làm rò khái niệm như thế nào được gọi là ma túy. Việc hiểu được khái niệm về ma túy có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp cho việc xác định chất ma túy – với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm trong pháp luật hình sự

Từ khái niệm ma túy, tác giả đã tiếp tục làm rò các khái niệm, đặc điểm liên quan đến Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, làm rò các dấu hiệu pháp lý các hành vi khách quan cũng như khách thể của tội này, từ đó có thể biết được trong những trường hợp nào người thực hiện hành vi phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và giúp cho việc phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với các tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Tác giả tiếp tục khái quát lịch sử hình thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy qua các thời kỳ. Qua đó thấy rằng hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã có từ khá sớm và hành vi này đã được quy định tại một số văn bản pháp luật trước năm 1985. Từ khi BLHS 1985 có hiệu lực thì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định là tội phạm và quy định ở một điều luật cụ thể. Sau đó, tại BLHS 1999, tội tàng trữ trái phép chất ma túy lại được các một số tội phạm về ma túy khác để phù hợp với thực tiễn áp dụng tại thời điểm đó. Và cuối cùng , tại BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tội tàng trữ trái phép chất ma túy lại quy định thành một điều luật cụ thể với tội danh riêng biệt tại Điều 249, qua đó kế thừa và khắc phục được những hạn chế trong các quy định của các BLHS trước đó.

Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu và làm rò các vấn đề lý luận về mặt pháp lý ở Chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp cận nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI QUẬN 7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. Tổng quan tình hình xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 7, với đặc điểm vị trí địa lý là cửa ngò tiếp giáp nhiều địa bàn các quận khác nhau, điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh thương mại, ngoài các thành tựu đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường chính là sự gia tăng dân số nhanh chóng, kèm theo đó là tỉ lệ dân nhập cư ngày càng nhiều đã và đang gây không ít khó khăn trong công tác quản lý con người và quản lý xã hội tại địa phương. Chính điều này đã làm cho tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 7 diễn biến hết sức phức tạp, trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trong 05 năm giai đoạn 2016- 2020, TAND Quận 7 đã xét xử rất nhiều vụ tàng trữ trái phép chất ma túy với nhiều bị cáo. Theo số liệu thống kê của TAND Quận 7, từ các năm 2016 đến năm 2020 cho chúng ta nhận biết thấy một bức tranh tổng thể về tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong những năm gần đây.

Bảng 2.1. Diễn biến tình hình tội tàng trữ trái phép chất ma túy so với nhóm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2020

Năm

Nhóm tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Tỷ lệ %

Số vụ (A)

Số bị cáo (B)

Số vụ (C)

Số bị cáo (D)

(C)/(A)

(D)/(B)

2016

90

124

61

79

67,8%

63,7%

2017

70

102

48

55

68,6%

54%

2018

59

76

43

49

72,9%

64,4%

2019

64

91

52

57

85,2%

62,6%

2020

28

42

22

31

78,6%

73,8%

Tổng

311

435

226

271

72,7%

62,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh)

Dựa vào số liệu thống kê ở bảng 2.1 ta có thể thấy, số lượng vụ án và bị cáo có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: từ năm 2016 đến 2017 số vụ án và bị cáo giảm, từ năm 2017 đến 2018 tiếp tục giảm, năm 2018 đến 2019 có dấu hiệu tăng nhẹ số lượng vụ án và bị cáo, từ năm 2019 đến 2020 số lượng giảm đáng kể ở cả số vụ án và bị cáo. Điều này cho thấy công cuộc phòng, chống ma túy tại Quận 7 hiệu quả và đạt được kết quả nhất định.

Tuy nhiên, số lượng vụ án và bị cáo bị xét xử tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy trong nhóm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tại địa bàn Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” khá phổ biến.

Bảng 2.2. Số lượng, số vụ và bị cáo phạm tội trong nhóm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2020

ST T

Loại

tội phạm

2016

2017

2018

2019

2020

5 năm

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

1

Tàng trữ trái phép

chất ma túy

61

79

48

55

43

49

52

57

22

31

22

6

271

2

Vận chuyể n trái phép chất

ma túy

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Mua bán trái phép

chất ma túy

29

45

22

44

16

27

12

34

6

11

85

164

4

Các

tội phạm

12

9

23

8

12

9

20

3

11

9

25

3

12

2

26

1

12

0

17

8

61

9

113

3



khác













Tổng

21

9

36

2

19

9

30

5

17

8

32

9

18

6

35

2

14

8

22

0

93

0

156

8

(Nguồn: Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) Theo số liệu tại Bảng 2.2, ta có thể thấy được tổng thể số vụ án và bị cáo mà TAND Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2016 đến 2020, trong đó có số liệu cụ thể các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và các tội phạm khác. Riêng với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” mà TAND Quận 7 đã xét xử trong 5 năm qua, số vụ án chiếm 226/930 và tổng số bị cáo đã xét xử là 271/1568 bị cáo. Qua số liệu này có thể thấy rằng, số lượng vụ án và bị cáo liên quan đến tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” mà TAND Quận

7 Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết là khá cao so với các tội phạm khác.

Bảng 2.3. Tỷ lệ % các tội phạm trong nhóm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2020

STT

Loại tội

phạm

2016

2017

2018

2019

2020

5 năm

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

Số

vụ

Bị

cáo

1

Tàng trữ trái phép chất

ma túy

27,

9%

21,

8%

24,

1%

18

%

24,

2%

14,

9%

28

%

16,

2%

14,

9%

14,

1%

24,

3%

17,

3%

2

Vận chuyển trái phép chất

ma túy

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

0%

3

Mua bán trái phép chất

ma túy

13,

2%

12,

4%

11

%

15,

9%

9%

8,1

%

6,4

%

9,7

%

4,1

%

5%

9,2

%

10,

5%

4

Các tội phạm

khác

58,

9%

65,

8%

64,

9%

66,

1%

67

%

77

%

65,

6%

74,

1%

81

%

80,

9

66,

5%

72,

2%

(Nguồn: Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh)

Từ Bảng 2.2, ta có thể tính được số liệu tại Bảng 2.3. Từ số liệu Bảng 2.3 ta có thể thấy được, tội “Tàng trữ chất ma túy” chiếm tỷ lệ khá cao và phổ biến so với các tội phạm khác trong vòng 5 năm, số vụ án chiếm đến gần 1/5 (tương đương 24,3%) so với tổng các vụ án mà TAND Quận 7 đã giải quyết; tỷ lệ bị cáo chiếm 17,3% so với tổng số bị cáo đã được TAND Quận 7 xét xử, đây cũng được xem là tỷ lệ khá cao.

Bảng 2.4. Thống kê mức hình phạt mà TAND đã xét xử đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ năm 2015 đến 2020

Năm

Đã xét xử

Mức hình phạt

Số vụ

Bị cáo

Đến 03 năm

Trên 3

năm đến 7 năm

Trên 7 năm

2016

61

79

52

4

5

2017

48

55

44

4

0

2018

43

49

33

8

2

2019

52

57

50

2

0

2020

22

31

15

4

3

Cộng

226

271

194

22

10

Tỷ lệ %

100

100

85,8

9,7

4,5

(Nguồn: Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh)

Dựa vào Bảng 2.4, ta thấy được số vụ án mà TAND Quận 7 xét xử có mức hình phạt đến 03 năm (thuộc khoản 1) chiếm tỷ lệ đa số so với các mức hình phạt khác. Điều này cho thấy đa số các vụ án về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có khối lượng nhỏ, đa số các bị cáo của các vụ án này khi bị bắt với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều có mục đích tàng trữ ma túy vừa đủ để sử dụng một lần. Đối với các vụ án có các mức hình phạt trên 03 năm đến 07 năm và trên 07 năm chiếm tỷ lệ ít bởi lý do, các bị cáo của các vụ án này đa phần đều có điều kiện về kinh tế, nên số lượng ma túy mà các bị cáo này

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí