Trong Bộ Luật Hình Sự 2015 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017)


Ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999.

1.2.2. Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1.2.2.1. Các yếu tố cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy tại Điều 251 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nói đến yếu tố cấu thành của mội tội, dù là tội mua bán trái phép chất ma túy hay bất kỳ loại tội nào khác, thì đều phải nhắc đến các mặt sau: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Dù vậy, trong khoa học pháp lý cũng như kỹ thuật lập pháp, chúng ta đều hiểu rò mỗi loại tội phạm khác nhau sẽ có những điểm ít nhiều khác nhau. Dựa vào những khác biệt đó mà ta có thể quyết định trường hợp nào là tội mua bán trái phép chất ma túy, trường hợp nào không.

- Khách thể của tội phạm

Khách thể trong khoa học pháp lý cũng như kỹ thuật lập pháp gắn liền với những mối quan hệ xã hội phù hợp với sự điều chỉnh của nhà cầm quyền. Mỗi chế độ chính trị sẽ có những khách thể chung giống nhau nhưng cũng có những khách thể chỉ hoàn toàn tồn tại trong một xã hội nào đó, điều này tùy thuộc vào bản chất lợi ích mà nó gắn liền. Phương tiện ngăn ngừa khách thể bị xâm phạm chính là pháp luật và các chế tài có liên quan bên trong nó được luật hóa một cách cụ thể.

Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma tuý. Các chất ma tuý được liệt kê trong các bảng 1, bảng 2, bảng 3 và bảng 4 danh mục các chất ma tuý, chất hướng thần, theo quy định của Công ước quốc tế 1961; 1971; 1988. Công ước này Việt Nam đã tham gia theo quyết định số 798-QĐ/CTN ngày 01/9/1997 của Chủ tịch Nước cộng hoà xã hội Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Ở nước ta, các chất ma tuý thường gặp là thuốc phiện, Hêrôin, Mooc phin, cần sa và một số loại ma tuý ở dạng thuốc tân dược như: Suzusen, Dolagăng, Methamphetamin...

Theo quy định của Nhà nước, chỉ một số cơ quan nhà nước mới được phép sản xuất ma túy nhằm mục đích phục vụ cho y học và cho nghiên cứu khoa học. Sự thống nhất quản lý của Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy.

Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 4

Hiện nay, việc sản xuất một số chất ma túy chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh. Hoạt động này được quy định chặt chẽ từ khâu quản lý, sản xuất đến buôn bán và sử dụng.

- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm, không có mặt khách quan thì sẽ không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy không có tội phạm. Mặt khách quan được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Mặt khách quan bao gồm các yếu tố:

- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;

- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)

Hành vi mua bán ma túy được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho


người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

+ Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn ở trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

- Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Mặc dù Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm, tuy nhiên khi quy định lỗi thì chỉ quy định lỗi đối với cá nhân, lỗi của con người cụ thể khi thực hiện hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Có thể chia thành lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả.

Pháp luật bảo hộ quyền mua bán của mỗi cá nhân. Tuy nhiên đối tượng của hành vi mua bán phải là tài sản được phép giao dịch. Ma tuý là loại “hàng


hoá” đặc biệt, được Nhà nước độc quyền quản lý. Vì vậy mọi hành vi mua bán ma tuý không được sự cho phép của Nhà nước đều bị coi là có lỗi. Lỗi của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp.

Tội mua bán trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Người tham gia tiến hành hoạt động mua bán trái phép chất ma túy có nhiều nguyên do, có thể xuất phát từ lý do kinh tế hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu nghiện hút của bản thân. Tuy nhiên động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.

- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi tội phạm cụ thể. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.

Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối chiếu với tội mua bán trái phép chất ma túy điều 251 thì khoản 1


Điều 251 là tội phạm nghiêm trọng. Do đó chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Khoản 2,3,4 Điều 251 là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì thế nên chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 251 là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mua bán trái phép chất ma túy cần phải chú ý:

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định được tổng trọng lượng các chất ma túy của tất cả các lần đã đến mức tối thiểu theo quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 251 thì họ không phải chịu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma túy.

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại từ mức tối thiểu quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 251 thì phụ thuộc vào tổng trọng lượng chất ma túy được xác định trong từng trường hợp cụ thể, mà họ phải bị xét xử theo khoản tương ứng (khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4) quy định tại Điều 251. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phân biệt:

Thứ nhất, trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 251 thì tùy thuộc vào loại chất ma túy mà họ phải bị áp dụng điểm tương ứng và điểm b “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại khoản 2 Điều 251 BLHS 2015.


Thứ hai, trường hợp người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi lần thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 251 thì cùng với việc phải bị xét xử theo khoản tương ứng, họ còn phải bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.

1.2.2.2. Các khung hình phạt:

Có 4 khung hình phạt chính và một số hình phạt bổ sung được quy định cho Tội mua bán trái phép chất ma túy:

Thứ nhất, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015

Khoản 1 Điều 251 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định: “Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” [14].

Thứ hai, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015

Khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 là khung tăng nặng đầu tiên của tội mua bán trái phép chất ma túy, nếu phạm tội theo khoản 2 Điều 251 thì “Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” [14]. Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị xử lý theo khung hình phạt này khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;


g) Qua biên giới;

h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100

gam;

o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới

250 mililít;

p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội có tổ chức: Phạm tội có tổ chức ở đây được hiểu là hành vi phạm tội dạng băng nhóm, có người dẫn dắt, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các chân rết thực hiện hành vi phạm tội. Có sự phân chia công việc và phân cấp trên dưới trong một hệ thống tinh vi và xảo quyệt của một kẻ đứng đầu chủ chốt. Loại tội phạm này có địa bàn hoạt động rộng hơn những tên hoạt động tự phát, manh mún, chúng cũng xảo quyệt và nhiều thủ đoạn hơn, sức ảnh hưởng xấu đến xã hội cũng lớn hơn.


- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là tình tiết để áp dụng cho đối tượng rất cụ thể, đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Nó được áp dụng khi xét thấy, vì có địa vị, vai trò nào đó mà một người có những cơ hội để mua bán trái phép chất ma túy. Thiếu địa vị, chức vụ cụ thể thì người đó không thể thực hiện được hành vi phạm tội của mình.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Tình tiết này cũng rất đặc thù, áp dụng khi người phạm tội lợi dụng tên tuổi, danh tiếng của cơ quan, đơn vị mà người đó công tác để phạm tội. Nó có quan hệ mật thiết với tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” vì thông thường đối tượng có chức vụ phạm tội mua bán trái phép chất ma túy cũng thông qua danh nghĩa người của cơ quan, đơn vị nào đó. Tình tiết này cho thấy pháp luật hình sự đặc biệt nghiêm khắc với những kẻ lẽ ra nên là tấm gương mẫu mực cho xã hội nhưng lại chọn con đường tội lỗi, xấu xa, ắt sẽ phải bị trừng phạt nặng nề, tránh gây bức xúc trong dư luận và xã hội.

- Tái phạm nguy hiểm:

Trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Ngoài ra trong khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 còn quy định tình tiết định khung đối với trường hợp mua bán trái phép chất ma túy với số lượng ma túy cụ thể (quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 251). Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 251 BLHS 2015 được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng và phải chịu hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí