Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


HỒ NHẤT HUY


TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN TÂN CHÂU,

TỈNH TÂY NINH


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐỒNG ĐẠI LỘC


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn là công trình nghiên cứu do chính tôi viết ra. Số liệu và dẫn chứng được trích từ những nguồn đáng tin cậy, ví dụ và những lý luận là do chính tôi viết và chưa hề được công bố ở bất cứ đâu.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 9

1.1. Những vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy 9

1.2. Quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy 14

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 32

2.1. Những kết quả đạt được 32

2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH 50

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy 50

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất

ma túy 56

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO I

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu

Ý nghĩa

PCTP

Phòng chống tội phạm

THTT

Tiến hành tố tụng

PLHS

Pháp luật Hình sự

TAND

Toà án Nhân dân

BLHS

Bộ luật Hình sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

MBTPCMT

Mua bán trái phép chất ma túy

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện Kiểm sát Nhân dân

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

LPCMT

Luật Phòng chống ma túy

CQĐT

Cơ quan điều tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1. Số vụ án mua bán trái phép chất ma túy trên địa bản huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2016 – 2020) 32


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về ma tuý trên thế giới và khu vực Đông Nam Á diễn biến rất phức tạp. Ở Việt Nam, nếu như trước đây chất ma tuý chủ yếu là thuốc phiện, cần sa - những thứ được trồng và sản xuất ngay trong nước bằng hình thức thô sơ, thủ công thì ngày nay, chủng loại ma tuý đã phát triển đa dạng hơn và được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến hơn như: Estamin, Estasy, Hồng phiến, Ketamine, Methamphetamin, Nữ hoàng đen, Hoàng hậu đỏ, đặc biệt là loại heroin từ nước ngoài (chủ yếu là Lào) vào Việt Nam ngày càng nhiều. Từ đó, địa bàn Việt Nam dần trở thành khu vực trung chuyển ma tuý của các tổ chức tội phạm quốc tế cũng như trong nước sang các nước khác và dần được coi là thị trường tiêu thụ có tiềm năng. Nghiêm trọng hơn, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vụ án sản xuất và điều chế ma tuý, như vụ Trịnh Nguyên Thủy cùng 31 đồng phạm đã sản xuất hơn 44kg heroin tại Hà Nội; Vụ Tạ Thị Hiền cùng hơn 12 đồng phạm sản xuất ma túy tổng hợp dạng "đá" (Ketamine) và ATS bằng các loại thuốc chữa cảm như Decolgen, Panadol, mục đích để tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo quy luật cung - cầu, ở đâu có nhu cầu, ở đó có hàng cung ứng. Đối với chất ma tuý, người tiêu thụ thường xuyên, đều đặn và chung thuỷ nhất chính là các đối tượng nghiện chất ma tuý. Hiện nay, số người nghiện chất ma tuý trong xã hội nước ta ngày càng tăng cao. Nói một cách khách quan, số người nghiện chất ma tuý ở nước ta chưa bao giờ giảm, thậm chí nó còn tăng dần theo thời gian. Cụ thể là một bộ phận tầng lớp thanh, thiếu niên trong xã hội hiện nay nghiện chất ma túy hoặc đã sử dụng chất ma túy và tình trạng này có xu hướng ngày càng phát triển. Do đó, để cung ứng được lượng ma tuý lớn như vậy cho các đối tượng sử dụng chất ma túy ở thị


trường trong nước, những người phạm tội đã tìm mọi cách có được ma túy để bán. Đó có thể là mua lại ma túy của những người khác ở trong nước để bán, hoặc thậm chí mua từ nước ngoài về để bán, và gần đây nhất đã xuất hiện nhiều vụ sản xuất ma túy để cung cấp cho nhu cầu sử dụng thường xuyên, đều đặn hàng ngày của các đối tượng nghiện.

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung về mặt phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các loại ma tuý được tinh chế như: heroin, Ketamin, Methamphetamin, ma tuý tổng hợp dạng ATS… là chưa có. Các vụ án sản xuất trái phép chất ma túy được phát hiện đều là sử dụng những phương tiện thô sơ, tự tạo để sản xuất ma túy, nên số lượng ma túy mỗi lần thu được không nhiều, hoặc có thể phải bỏ đi toàn bộ nếu sản xuất sai quy trình, dẫn đến lợi nhuận được hưởng không cao, trong khi khả năng bị phát hiện là lớn… Từ những lý do đó, các đối tượng phạm tội chủ động khai thác nguồn ma túy từ những nước lân cận, bởi chúng vừa rẻ, lợi nhuận cao lại vừa mất ít công sức và khả năng sinh lời là chắc chắn hơn. Vì vậy, nguồn ma tuý chính để bán ra thị trường trong nước vẫn chủ yếu là nhập lậu từ nước ngoài về, trong đó tùy từng quốc gia mà nhập lậu chuyên về một loại ma túy riêng. Ví dụ: Trung Quốc chuyên về ma túy tổng hợp dạng ATS, Ketamine; Lào chuyên về heroin; Campuchia chuyên về heroin và cần sa. Số ma tuý này sẽ được các đầu mối mang đến các địa phương để bán, và những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng sẽ được chọn là trung tâm tiêu thụ chính. Xuất phát từ tính chất của ma tuý là người nghiện bị lệ thuộc vào ma tuý và phải thường xuyên sử dụng hàng ngày, nên nhu cầu tiêu thụ ma tuý rất cao và số lượng ma tuý được tiêu thụ nhìn chung là đều đặn. Do đó, trong các tội về ma tuý như tội: sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma tuý thì tỷ lệ phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý chiếm cao nhất so với tổng các tội phạm về ma tuý.


Tân Châu là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích là 1.113,20 km² (chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Tuy diện tích lớn nhưng dân số của huyện lại thấp nhất tỉnh: 107.600 người (2008), mật độ dân số thấp (bình quân 97 người/km²). Vị trí địa lý của Tân Châu khá đặc biệt: phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp huyện Tân Biên, phía Nam giáp thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu, phía Bắc giáp vương quốc Campuchia. Trong khi đó tỉnh Tây Ninh lại giáp TP.HCM và Campuchia, khiến cho Tân Châu trở thành một điểm nóng đối với tệ nạn mua bán trái phép chất ma túy.

Trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đã có rất nhiều quyết tâm, nỗ lực để ngăn chặn tội phạm mua bán trái phép các chất ma túy, nhưng loại tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cách đều đặn cả về số lượng người phạm tội, số vụ việc phạm tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy nói riêng và đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về ma túy tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề quan trọng và cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xét xử của ngành Tòa án để góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian tới.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí