Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tội mua bán trái phép chất ma tuý là tội phạm có tính phức tạp cao, đã được một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Bình luận khoa học BLHS của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997).

Sau khi BLHS năm 1999 được ban hành, tội mua bán trái phép chất ma tuý được tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Ths. Phạm Thanh Bình. TS. Nguyễn Đức Mai, Ths. Nguyễn Sĩ Đại, Ths. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001...

Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu đến tội mua bán trái phép chất ma tuý, như: Luận án "Đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Tuyết Mai; Luận án "Hoạt động phòng ngừa các tội phạm về ma tuý của lực lượng cảnh sát nhân dân" của TS. Vũ Quang Vinh; Luận án "Hoàn thiện khung pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma tuý ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Minh Đức; Luận án "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý trong luật hình sự Việt Nam" của TS. Phạm Minh Tuyên; Luận án "Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma tuý của lực lượng công an cấp huyện" của TS. Ngô Đại Tuấn; Luận án "Phát hiện và khám phá tội phạm vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác của lực lượng


cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý" của TS. Ngô Văn Tuân. Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu của tội mua bán trái phép chất ma túy, tình hình công tác đấu tranh, phòng chống và trách nhiệm hình sự đối với loại tội này. Tuy vậy, về tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết và cụ thể trong bất cứ công trình xuất bản hay luận án tiến sỹ nào, có thể vì đặc thù chỉ là một huyện hành chính trực thuộc tỉnh Tây Ninh mà các công trình nghiên cứu, sách xuất bản thường chỉ nghiên cứu trên địa bàn khu vực rộng lớn hơn như vùng Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Tam giác vàng của Đông Nam Á,…

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm trình bày và phân tích một số mặt lý luận, tình hình vận dụng điều 251 ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; sau đó nêu ra những kết quả đã đạt được, rào cản, vướng mắc và nguyên nhân trên thực tế; đề xuất những hướng giải quyết cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Một là, phân tích một số mặt lý luận liên quan đến Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Hai là, trình bày tình hình thực tiễn vận dụng điều 251 ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.

Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 2

Ba là, đề xuất những hướng giải quyết cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.


4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung luận văn, luận văn có nội dung được trình bày mạch lạc, ngắn gọn, giới hạn trong lĩnh vực ngành học Cao học của tác giả là Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, có bổ sung một số kiến thức chung cần thiết cho việc viết luận văn. Về địa bàn, đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Về số liệu, đề tài nghiên cứu số liệu thực tế thống kê của Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Về tội danh, đề tài nghiên cứu tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tội mua bán trái phép chất ma tuý từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã vận dụng các kiến thức đút rút từ môn Triết học Mác – Lênin để hoàn chỉnh luận văn, mà trọng tâm là việc áp dụng cách tiếp cận vấn đề thông qua phương pháp luận duy vật biện chứng.

Bên cạnh đó, tác giả cũng áp dụng một số phương pháp riêng biệt, như:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận… được sử dụng để làm rò tội mua bán trái phép chất ma túy ở mặt cấu thành tội phạm và định khung hình phạt.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua nghiên cứu các bản án, chuyên đề, báo cáo tổng kết vể tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020, từ đó, tác giả rút ra các kết quả đã đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận:

Với các kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020; làm sáng tỏ công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu trong thời gian qua. Hơn nữa, công trình này còn góp phần làm phong phú kho luận văn học thuật của nước nhà, mà các thế hệ Thạc sĩ Cao học Luật những khóa sau, không chỉ ở Học viện Khoa học Xã hội mà còn ở cả các cơ sở đào tạo giáo dục khác trên cả nước, có thể tham khảo để hoàn thiện hơn nữa vốn kiến thức và trình độ lý luận của mình.

- Về mặt thực tiễn:

Những thành quả mà công trình này mang lại có thể đóng vai trò như một bản tổng hợp những việc cần làm trên thực tiễn nhằm ngăn chặn các loại tội phạm kinh tế - xã hội, mà cụ thể là Tội mua bán trái phép chất ma túy, trên phạm vi huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Từ đó, có thể tùy chỉnh áp dụng cho cả các huyện biên giới có đặc thù vị trí địa lý, kinh tế - xã hội tương tự như Tân Châu trên cả đất nước.

Luận văn còn đào sâu, củng cố nghiên cứu về tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật Tội mua bán trái phép chất ma túy ở huyện biên giới, một điều mà những công trình luận văn khác ít chú ý. Vì trên thực tế, khi thực hiện nghiên cứu thực tiễn áp dụng một loại tội danh nào đó, người ta thường chọn những khu vực địa lý rộng lớn như vùng, tỉnh mà bỏ qua những huyện biên giới chiến lược. Tính chiến lược của những huyện này nằm ở chỗ chúng giáp ranh những đầu mối buôn bán, vận chuyển ma túy tầm cỡ quốc tế. Nên có thể nói, luận văn là một hướng đi mới, táo bạo về loại Tội mua bán trái phép chất ma túy.


7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phần nội dung chính như sau:

Chương 1: Những vấn đề lí luận và pháp luật về Tội mua bán trái phép chất ma túy

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY


1.1. Những vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy

1.1.1. Khái niệm về ma túy

Y học phương Đông mà trung tâm cốt lòi của nó là y học Trung Hoa đã nghiên cứu và ứng dụng các loại thực vật, thảo dược trong chữa trị các loại bệnh tật. Trong các loại cây đó có cây thuốc phiện, cây cần sa, cây côca... và sau đó người ta cũng phát hiện tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ban đầu có nghĩa là thuốc phiện, rồi đến cây cần sa và cây côca. Do hình thức của từ này, kèm với những thời kỳ lịch sử mà ma túy tràn lan theo chân thực dân Pháp làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, mà có một sự mặc định trong nhận thức của người dân Việt Nam từ xa xưa đến tận bây giờ rằng ma túy đi đôi với sự hủy diệt thân tâm con người. Bàn về nguồn gốc của ma túy, chúng ta có những chế phẩm sơ khai nhất là được chưng cất từ thiên nhiên, cụ thể là từ hoa anh túc, cây cần sa,… Song song đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kèm nhu cầu sản xuất số lượng lớn thành phẩm ma túy với chi phí rẻ hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thời gian đưa ra thị trường nên bọn tội phạm còn tìm ra cách điều chế ma túy đá tổng hợp như methamphetamine từ những phòng thí nghiệm hóa học. Do đó, khái niệm ma túy được mở rộng về nội dung, ở các nước khác nhau thì khái niệm ma túy cũng quan niệm khác nhau. Ma túy là một từ có nguồn gốc Hán mà hàm ý khái quát nhất có thể dịch và hiểu là “gây đắm đuối”. Ngày nay, ba chữ “Chất ma túy” để ám chỉ hàng loạt các chất gây nghiện ngập, mất kiểm soát về tâm thần, ảo giác; nhưng trên thực tế, ngược dòng lịch sử, đã có thời gian vì nhận thức chưa rò tác hại kinh hoàng của chúng và do cách sử dụng chỉ


nhằm mục đích giảm đau, gây mê nên chất ma túy từng được hiểu đơn giản chỉ là tương tự như các loại thuốc gây mê, thuốc ngủ hoặc giảm đau cho người bệnh. Nói một cách tổng quát: Chất ma túy là các chất hóa học có nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ làm cho con người bị lệ thuộc khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

Theo Luật Phòng chống ma túy (LPCMT) của nước ta công bố ngày 22/12/2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định:

- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc chất ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.

- Chất hướng thần là chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

- Tiền chất là các chất hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. [13]

Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, thì các chất ma túy gồm 227 chất, chia làm 03 danh mục và 22 hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm soát. [6]

Tại Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam 1992 quy định: Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và chất ma túy khác [11]. Tại LPCMT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000 đã xác định chất ma túy là chất nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành [12].


Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về ma túy như sau: Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, khi sử dụng gây lên tình trạng kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần sẽ gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

1.1.2. Khái niệm Tội mua bán trái phép chất ma túy

Theo TS. Phạm Minh Tuyên có định nghĩa về tội phạm ma túy như sau: “Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của nhà nước, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, gây mất trật tự an toàn xã hội”. [21] Vậy, có đủ lí lẽ và căn cứ để tuyên bố những tác hại ghê gớm của tội phạm liên quan đến ma túy cho cộng đồng, bao gồm sự rối loạn xã hội, đe dọa sự phát triển khỏe mạnh của các thế hệ tương lai, lan truyền Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, làm băng hoại các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục. Vì những tác hại ghê gớm và khủng khiếp đó, các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành có thẩm quyền luôn nỗ lực trấn áp, dập tắt những manh nha tội phạm ma túy từ trong trứng nước, hòng giữ vững sự trong sạch của môi trường trị an.

Tại mục 3.3 phần II Thông tư 17 hướng dẫn về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau: “3.3. Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022