Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11

- Thông qua hình thức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, cúng ma, lợi dụng sự mê tín của người khác để đặt ra các yêu sách về vật chất, qua đó chiếm đoạt tài sản.

- Hoặc thông qua hình thức đánh bạc, đỏ đen lừa đảo khác. Đây là trường hợp người phạm tội có sự chuẩn bị trước những quân bài có đánh dấu hay những thủ thuật khác để kiểm soát cuộc chơi... những hành vi gian dối đó quyết định việc thắng thua theo ý muốn của họ và dụ dỗ, lôi kéo người khác vào chơi để chiếm đoạt tiền của họ. Đối với thủ đoạn này thì tùy trường hợp sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ trường hợp của Lê Hồng Thái ở Cẩm Lệ- Đà Nẵng.

- Trong giai đoạn hiện nay do áp dụng một số thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và những ngành khoa học hiện đại khác đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho tội phạm công nghệ cao phát triển đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như lừa đảo qua internet...

Có thể nói, ngoài các phương thức và thủ đoạn trên, thì trong thực tế bọn phạm tội sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã chỉ ra rằng: thủ đoạn của lừa đảo của bọn tội phạm rất đa dạng và luôn luôn thay đổi, chúng luôn đưa người bị hại vào tình trạng không thể ngờ được. Người phạm tội luôn nghiên cứu, tìm hiểu các trạng thái tâm lý khác nhau của chủ tài sản để đưa ra các phương thức, thủ đoạn gian dối khác nhau, làm cho người chủ tài sản tin giả là thật, từ đó tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và sau đó chiếm đoạt luôn tài sản đó.

3.1.2.5. Nhân thân người phạm tội

Kết quả thống kê, phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội qua các vụ án xét xử từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho

thấy: Số bị cáo tái phạm nguy hiểm và tái phạm chiếm tỷ lệ khoảng 7% trong tổng số bị cáo đưa ra xét xử.

Về giới tính, bị cáo nữ chiếm tỷ lệ khoảng 8,5%. Đặc biệt số bị cáo là người nghiện ma túy cũng chiếm tỷ lệ là 9%. Trong đó có 2 trường hợp là cán bộ công chức, 2 trường hợp là đảng viên.

Nghiên cứu về nhân thân người phạm tội lừa đảo thì không thể bỏ qua độ tuổi. Đặc điểm về độ tuổi có vị trí hết sức quan trọng, nó đánh dấu khả năng nhận thức xã hội, hiểu biết cuộc sống và đủ tư cách chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Cùng một số biến đổi của độ tuổi là quá trình diễn ra sự thay đổi của bản thân. Độ tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của nhân thân và từ đó ảnh hưởng lớn tới tính chất, mức độ, loại tội phạm, đến việc thực hiện các hành vi phạm tội. Các nhà khoa học xã hội đã có nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi. Tâm lý trẻ vị thành niên và nhiều hành vi phạm tội.

Số trẻ vị thành niên là tội phạm cũng chiếm vị trí đáng kể. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại vì ở độ tuổi này vị thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa hoàn toàn trưởng thành, dễ tiếp thu cái mới, dễ bị các hiện tượng tiêu cực bên ngoài tác động tới. Qua thực tế xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, độ tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể được khái quát qua bảng sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản


Năm

Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi

Từ đủ 18 trở lên

2011

0

2

30

2012

0

0

43

2013

0

0

38

2014

0

0

44

2015

0

1

40

Tổng

0

3

195

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam - Trên cơ sở số liệu xét xử địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11

(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng).

Theo bảng 2.3, về độ tuổi thì trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử phần lớn đều ở độ tuổi từ 18 trở lên chiếm 98,48%, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm 15,12%. Còn về trình độ văn hóa, đa số đối tượng phạm tội thường không có nghề nghiệp ổn định, trình độ văn hóa thấp, kém hiểu biết, thiếu thông tin.

3.1.2.6. Địa bàn hoạt động

Những năm trước đây tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các quận đô thị như Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu... hiện nay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra hầu hết các quận, huyện của thành phố. Tình hình tội phạm nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung diễn ra ở nông thôn cũng khá phổ biến, nhất là tình hình tội phạm lừa đảo nhà chung cư tại các vùng ven đô thị Đà Nẵng diễn ra khá phổ biến, tính chất ngày càng phức tạp hơn.

Ví dụ: Trong năm 2015, lợi dụng sự tin tưởng của người dân có thu nhập thấp và chủ trương xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động, nhất là lao động ở các tỉnh đến lao động tại Đà Nẵng, họ không có khả năng mua đất tại các khu dân cư thì họ nhắm đến các khu chung cư của thành phố tại địa bàn huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ. Lợi dụng nhu cầu đó tên làm hồ sơ giả, ký giả Giám đốc công ty quản lý nhà Đà Nẵng chiếm đoạt của người dân 11 nhà tại khu chung cư phía Nam cầu Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang.

3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự

Bộ luật hình sự năm l999 bắt đầu có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/7/1999, và được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, như tác giả đã phân tích ở trên, các quy định của Bộ luật hình sự về hành vi phạm tội này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.

Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng, là một loại tội có tính truyền thống

nên các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ít thay đổi. Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù bản chất pháp lý của hành vi không thay đổi, vẫn là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nhưng các hình thức và thủ đoạn đã có sự thay đổi cần phải có sự nghiên cứu điều chỉnh lại các dấu hiệu pháp lý để đáp ứng với tình hình tội phạm mới. Cụ thể:

- Phân biệt rõ hơn trong Bộ luật hình sự giữa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tác giả thấy rằng có không ít trường hợp đã không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Để phân biệt hai tội này thì chỉ có thể dựa vào mặt khách quan của tội phạm, phải xác định được mục đích chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi giao kết hợp đồng.

Ví dụ: Thảo là giáo viên một trường trung học cùng chồng tên Cường là nhân viên ngành viễn thông. Từ tháng 7 đến tháng 9.2011, Thảo nhận của vợ chồng bà Lê Thị Hương, Nguyễn Hoài Hưng (ngụ 38 Hàm Nghi, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 4,5 tỉ đồng và viết giấy bán 3 lô đất, 2 căn nhà và 1 ô tô, ngoài ra Thảo còn chiếm đoạt 300 triệu đồng của bà Lê Thị Giỏ qua việc bán nhà 287 Vũ Quỳnh, Q.Thanh Khê. Dù đã thế chấp nhà đất 185 Phạm Như Xương, Q.Liên Chiểu, nhưng Thảo vẫn viết giấy bán cho bà Hương, chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng...

Tuy nhiên, trước tòa, vợ chồng Thảo, Cường kêu oan và khai từ tháng 7 đến tháng 9.2011 có vay vợ chồng Hương - Hưng 6,5 tỉ đồng, lãi suất 6%/tháng, đã trả 1,2 tỉ đồng tiền gốc và 1,8 tỉ đồng tiền lãi nhưng thua lỗ bất động sản nên bị Hương - Hưng thuê xã hội đen đe dọa, khủng bố, ép viết giấy bán tài sản. Bị cáo Cường khai rằng chỉ ký các giấy tờ là nghe theo lời vợ chứ không biết mọi việc.

Hội đồng xét xử nhận định trong vụ bán nhà 185 Phạm Như Xương, bà Hương biết rõ nhà đang thế chấp, đồng thời giá trị nhà đất là 2,6 tỉ đồng, Thảo

thế chấp ngân hàng chỉ 1,5 tỉ đồng, nên không thể xác định Thảo lừa đảo. Tuy nhiên Thảo không trả tiền và không giao nhà cho bà Hương, nên Hội đồng xét xử xác định Thảo phạm tội lạm dụng tín nhiệm.

Do đó việc nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự tạo cơ sở quan trọng trong việc áp dụng pháp luật xử lý đúng người, đúng tội và đưa ra chế tài xác đáng. Đây cũng là căn cứ để phân biệt giữa các hành vi phạm tội có những dấu hiệu giống nhau trong quá trình xét xử nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

- Cần có sự giải thích trong các văn bản pháp luật ranh giới giữa tội lừa đảo với các tội phạm khác mà người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để phạm tội

Như đã phân tích ở tiểu mục 1.4 dấu hiệu đặc trưng nổi bật của tội phạm này là bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Song trong thực tế, nhận thức thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản không phải trường hợp nào cũng rõ ràng và thống nhất. Vì trong thực tiễn xét xử còn nhiều trường hợp cũng có hành vi là thủ đoạn gian dối, cũng có hành vi chiếm đoạt, nhưng những hành vi này đã được Bộ luật hình sự quy định thành tội phạm độc lập thì cũng không bị truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về tội phạm tương ứng như hành vi gian dối trong cân, đo, đong, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng… để gây thiệt hại cho khách hàng là hành vi lừa dối khách hàng quy định tại Điều 162 Bộ luật hình sự; hành vi làm hàng giả, buôn bán hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng là hành vi phạm tôi làm hàng giả, buôn bán hàng giả quy định tại các điều 156, 157 và 158 Bộ luật hình sự; Cũng như ở tội đánh bạc quy định ở Điều 248 Bộ luật hình sự tuy không quy định có "hành vi gian dối" nhưng có thể họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để giành phần thắng nhưng những mưu mẹo đó phải phát sinh trong quá

trình chơi hoặc cũng có thể có sự chuẩn bị từ trước nhưng sự chuẩn bị đó không có ý nghĩa quyết định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả đánh bạc.

Vì vậy cần phải có sự giải thích trong các văn bản pháp luật để thuận tiện trong quá trình xét xử.

- Hoàn thiện các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo trong điều kiện hội nhập quốc tế và trong thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số:

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo và trong thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số, tính chất pháp lý truyền thống của tội lừa đảo (lừa dối) để chiếm đoạt trực tiếp tài sản đã có sự thay đổi. Thực tiễn đã phát sinh các hình thức như:

+ Lừa đảo qua mạng internet như: Lừa đảo thông qua hình thức bán hàng đa cấp: Hình thức kinh doanh bán hàng đa cấp rất phổ biến trên thế giới và trong một vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Nhưng so với các hình thức kinh doanh khác thì bán hàng đa cấp khá tai tiếng và đem lại nhiều rủi ro cho các thành viên tham gia. Với nhiều người thì họ nói thẳng quan điểm của mình rằng hình thức bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức lừa đảo không hơn không kém. Đây là hình thức rất khó xác định người bị hại, do đó vấn đề xác định giá trị tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt là bao nhiêu rất khó trong khi đó giá trị tài sản là căn cứ để định tội danh nên việc điều tra, truy tố, xét xử đối với tội này rất khó khăn.

+ Lừa đảo trong hoạt động tín dụng , ngân hàng: Trong mấy năm gần đây loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng và số tiền chiếm đoaṭ rất lớn . Đa số người phạm tội là cán bộ tín dụng ngân hàng thoái hóa biến chất móc

nối câu kết với nhau làm hồ sơ giả để rút tiền từ ngân hàng, có vụ số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

+ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức làm hồ sơ khống

chiếm tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Như đã phân tích ở Chương 2 về thủ đoạn phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Trong quá trình tác giả viết luận văn này, Bộ Luật hình sự 2015 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27 tháng 11 năm 2015. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được quy định tại Điều 174. Theo đó, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định dấu hiệu định tội đối với tội lừa đảo chiếm đoạt cụ thể chi tiết hơn: tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là kỹ , vật, thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại hoặc dáu hiệu: đã bị kết án về tội phạm xâm phạm quyền sở hữu: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật, tội cưỡng đoạt tài sản… hoặc dấu hiệu lợi dụng thiên tai, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp nhằm chiếm đoạt tài sản.

Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 quy định những dấu hiệu định tội còn chung chung: gây hậu quả ít nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... thì Bộ hình sựu mới đã cụ thể và dấu hiệu định tội rõ ràng hơn, thuận lợi cho cơ quan bảo vệ pháp luật làm cơ sở để định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bước đầu luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội này trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đi tới một số kết luận sau:

Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp. Tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số tội phạm nhưng nó gây ra hậu quả đáng kể cho xã hội. Bọn tội phạm hoạt động với thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói, bài viết, hành động khiến cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ tài sản vì tin nhầm, tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay, tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, tập thể và các nhân, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân, tác động tiêu cực tới trật tự an toàn xã hội ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của tỉnh.

Qua quá trình nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những năm vừa qua cho thấy hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Trong đó có nguyên nhân về chính sách pháp luật, quản lý nhà nước, tuyên truyền phổ biến pháp luật và nguyên nhân từ chính người dân do tham lam mất cảnh giác, từ đó tạo ra những sơ hở mà bọn phạm tội lợi dụng để phạm tội. Thành phố cần có cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ các khu chung cư, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức người lao động tham gia vào việc xây dựng, đầu tư, quản lý các khu chung cư, dân cư, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023