Tổng Quan Tình Hình Xét Xử Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan , Tổ Chức Từ Thực

danh theo các dấu hiệu hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cụ thể được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo chủ thể của tội phạm là định tội danh theo dấu hiệu chủ thể thường của tội này.

+ Định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo mặt chủ quan của tội phạm là định tội danh theo dấu hiệu lỗi cố ý của tội này.

Tiếp theo, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và vai trò của nó đối với việc ADPL hình sự, cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, định tội danh tội tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân loại chia thành định tội danh tội này theo cấu thành tội phạm cơ bản cụ thể được quy định ở Khoản 1 Điều 341 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định tại khoản 2, 3 Điều 341 BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cuối cùng, căn cứ vào tính chất đặc biệt của tội phạm, việc định tội danh tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được phân loại chia thành định danh đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong trường hợp đồng phạm và trường hợp có nhiều tội phạm.

- Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Theo Điều 30 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm

tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.” [36]

Quyết định hình phạt (QĐHP) là một trong những khái niệm cơ bản quan trọng của Luật hình sự Việt Nam, xác định hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, từ đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp nhất đối với người phạm tội. Do đó, có thể nhận thấy QĐHP là cầu nối, là một mắt xích quan trọng giữa tội phạm và hình phạt. Vì vậy, QĐHP là giai đoạn của ADPLHS được Tòa án thực hiện ngay sau việc định tội danh.

Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam chưa có một văn bản chính thức nêu khái niệm QĐHP, khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học luật hình sự mà chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp lý hình sự có tính chất chính thống. Theo PGS.TS. Lê Văn Đệ thì: "Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể" [12, tr.161]. Dưới góc độ của luật TTHS, TS. Chu Thị Trang Vân đưa ra khái niệm như sau:"Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể được quy định trong luật hình sự tương ứng với cấu thành tội phạm cụ thể để áp dụng với người phạm tội, thể hiện trong bản án buộc tội" [40, tr.55]. Vì vậy, khái niệm QĐHP có thể được nghiên cứu từ hai góc độ khác nhau, từ góc độ luật hình sự và từ góc độ luật TTHS. Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam: “Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể”. [32]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

QĐHP đối với chủ thể chịu TNHS là sự lựa chọn một trong số các hình phạt chính, đồng thời xác định mức hình phạt đối với loại hình phạt có mức độ khác nhau trong khung hình phạt được quy định. Nếu chế tài được quy định chỉ có một loại hình phạt chính và có các mức độ khác nhau thì QĐHP trong trường hợp này là xác định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt được quy định.

QĐHP bổ sung là lựa chọn một hoặc một số loại hình phạt bổ sung có thể và xác định mức hình phạt trong khung quy định để áp dụng cùng với hình phạt chính. Nếu tên hai loại hình phạt trùng nhau thì chỉ áp dụng hình phạt chính.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 5

Do vậy, QĐHP bao gồm QĐHP chính và QĐHP bổ sung. QĐHP theo nghĩa này được coi là nghĩa hẹp. QĐHP cũng có thể được hiểu theo các nghĩa rộng khác nhau như: QĐHP là QĐHP chính, QĐHP bổ sung và quyết định biện pháp tư pháp. Hiện nay, đa số các tác giả ghi nhận trong các sách, báo pháp lý là theo nghĩa hẹp.

Trên cơ sở phân tích trên và nghiên cứu Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể đưa ra khái niệm về QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau: Quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là sự lựa chọn hình phạt cụ thể trong phạm vi các quy định của BLHS để áp dụng đối với người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Căn cứ QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 50 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”. Theo đó, các căn cứ QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức gồm có:

Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Khi QĐHP, tòa án căn cứ vào các quy định của Phần chung của BLHS, bao gồm: quy định về cơ sở của TNHS tại Khoản 1 Điều 2; nguyên tắc xử lý đối với đối tượng chịu TNHS được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 3; các quy định về hình phạt từ Điều 30 đến Điều 45 BLHS; các quy định về biện pháp tư pháp từ Điều 46 đến 49 BLHS; các quy định về căn cứ của QĐHP tại Điều 50; về các tình tiết giảm nhẹ,

tăng nặng TNHS tại các Điều 51 và 52; về tái phạm, tái phạm nguy hiểm tại Điều 53; các quy định về QĐHP trong các trường hợp cụ thể từ Điều 54 đến Điều 59. [36] Bên cạnh đó, Tòa án cần phải căn cứ vào quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thứ hai, căn cứ vào tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

Khi quyết định hình phat, Tòa án phải căn cứ vào tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để chỉ ra những tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội, chứng minh cho tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội và đồng thời cũng phải dựa các tình tiết khác (nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng TNHS), Tòa án mới có đầy đủ căn cứ để quyết định được loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của hành vi phạm tội như thủ đoạn, hình thức thực hiện; tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã thực hiện và mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; hoàn cảnh phạm tội; những tình tiết và nhân thân có ảnh hưởng đến mức bộ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ ba, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Để có căn cứ đầy đủ cho việc QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đúng pháp luật, công bằng, hợp lý thì ngoài việc cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, Tòa án còn phải xét đến nhân thân người phạm tội. Việc áp dụng quy định này có ý nghĩa giáo dục cải tạo và phòng ngừa rất lớn, thể hiệu tính nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt trong Luật hình sự.


Thứ tư, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Điều 50 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, khi QĐHP

Tòa án không chỉ phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện, nhân thân người phạm tội, mà còn phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Do đó, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ quan trọng trong QĐHP.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định mở tại Điều 51 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; người phạm tội là phụ nữ có thai; người đủ 70 tuổi trở lên; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người phạm tội tự thú; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ;… Những tình tiết này có thể được quy định cụ thể trong luật hoặc không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm nhẹ TNHS và hình phạt đối với người phạm tội.

Các tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể ở Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội; phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tôi phạm đến cùng; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi,

phụ nữ có thai hoặc người từ đủ 70 tuổi trở lên; … Những tình tiết này có ý nghĩa làm tăng nặng TNHS và hình phạt đối với người phạm tội.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51 và Điều 52 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mang tính chất chung và chỉ được áp dụng đối với tội phạm cụ thể khi tình tiết đó chưa được quy định là dấu hiệu phạm tội, hoặc là tình tiết định khung.

Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, mức hình phạt được pháp luật hình sự Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017):

- Đối với khung hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản là “… bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm”.

- Khung hình phạt trong cấu thành tội phạm tăng nặng:

+ Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

- Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến

50.000.000 đồng.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ cở nghiên cứu lý luận và các văn bản pháp luật trong phạm vi Chương 1 của Luận văn, tác giả đã làm rò các khái niệm cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; khái quát lịch sử phát triển pháp luật Việt Nam về tội này. Đi sâu phân tích làm rò các quy định của pháp luật Việt Nam về làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đồng thời phân biệt tội này với các tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội giả mạo trong công tác; tội giả mạo cấp bậc, chức vụ. Qua đó làm sáng tỏ hơn các đặc điểm của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Từ kết quả nghiên cứu ở chương 1, tác giả sẽ khái quát những vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đồng thời khảo sát, đánh giá toàn diện thực tiễn trong việc ADPL hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước để đề xuất các giải phát thiết thực, có tính khả thi trong thực tiễn.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG

CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC

2.1. Tổng quan tình hình xét xử tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã phát hiện và bắt giữ nhiều đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Hành vi phạm tội trên mặc dù đã được xử lý nghiêm trước pháp luật nhưng việc làm giả con dấu, tài liệu vẫn đang là vấn đề nhức nhối, gây bất an trong dư luận. Qua các vụ mà cơ quan chức năng bắt giữ, có thể thấy việc làm giả tài liệu là rất đa dạng, phong phú, từ văn bằng, chứng chỉ, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, đến giấy khám sức khỏe, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Thậm chí, các đối tượng còn làm giả hợp đồng tuyển dụng người lao động, thẻ thương binh, lý lịch quân nhân, quyết định phục viên xuất ngũ, kết quả giám định thương tật… để phục vụ cho hành vi lừa đảo xin việc làm, chạy chế độ thương binh, bệnh binh…

Các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân khi cần một loại giấy tờ nào đó để hợp thức hóa trong các thủ tục giấy tờ nhằm lừa dối cơ quan chức năng hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để tác động, dụ dỗ.

Qua công tác giám định cho thấy phương thức, thủ đoạn sản xuất con dấu, tài liệu giả của các cơ quan, tổ chức ngày càng tinh vi, phức tạp, từ giấy chứng nhận đăng ký xe máy, ôtô, chứng minh nhân dân đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng đại học, các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền đều bị làm giả như thật. Các giấy tờ giả thường được “chế” từ phôi thật, sau đó tẩy xóa, chỉnh sửa nội dung trên máy tính với các phần mềm hiện đại. Giấy tờ giả được làm tinh vi đến mức mắt thường không thể phát hiện đó là giả và ngay cả những người vốn giao dịch thường xuyên với các loại giấy tờ đó cũng rất khó nhận ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022