Không đủ cơ sở để kết luận chữ ký đứng tên NĐT, HTTH, TTTH trên các mẫu tài liệu thu giữ của Quách Thị Loan với chữ ký trên mẫu so sánh có phải chữ do cùng một người ký ra hay không.
Đối với người đàn ông tên Hùng sử dụng số thuê bao 092.888.xxxx: Quá trình điều tra xác định chủ thuê bao là Nguyễn Quang Hùng, sinh năm 1975, nơi cư trú: khu phố Bàu Ké, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. CQĐT đã làm việc với anh Nguyễn Quang Hùng, anh Hùng khẳng định bản thân chưa từng đăng ký, sử dụng số thuê bao 092.888.xxxx, anh Hùng không quen biết và không mua bán giấy khám sức khoẻ với Quách Thị Loan nên chưa đủ căn cứ để xem xét xử Loan đối tượng bán bán giấy khám sức khoẻ giả cho Loan.
Đối với đối tượng đặt mua giấy khám sức khoẻ giả của Quách Thị Loan: Quách Thị Loan khai chỉ quen biết qua mạng xã hội Zalo và liên lạc qua số điện thoại 0862.xxx.xxx, Loan không biết tên tuổi địa chỉ và chưa từng gặp người đàn ông này. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đồng Xoài không có căn cứ để xử lý.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 98/2019/HSST ngày 16/11/2019 của TAND thành phố Đồng Xoài đã quyết định: Tuyên bị cáo Quách Thị Loan phạm tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Áp dụng: điểm a khoản 3 Điều 341; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 38 BLHS 2015; xử phạt bị cáo Quách Thị Loan 36 tháng tù; thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời hạn bị cáo đã bị tạm giữ trước đó. [27]
Như vậy, cùng một hành vi làm giả một loại giấy khám sức khỏe của bệnh viện với số lượng lớn (trên 06) nhưng nhận định của mỗi Hội đồng xét xử là khác nhau nên mức hình phạt đối với bị cáo là khác nhau.
- Bản án số 37/2019/HS-ST ngày 15/03/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Xoài xét xử vụ Hoàng Ngọc Hải và Nguyễn Anh Kiên là một ví dụ, mức xử phạt trong QĐHP tuyên cho bị cáo ở khoản 3 lại nhẹ hơn ở khoản 2.
Hoàng Ngọc Hà và Nguyễn Anh Kiên quen biết với nhau từ năm 2016 do Kiên thường đến nơi Hải làm việc để photo tài liệu, giấy tờ. Vào khoảng năm 2018, Kiên nói với Hà rằng Kiên cần “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” để
làm thủ tục xuất xe máy cũ ra nước ngoài nhưng không thể làm được; đồng thời Kiên nhờ Hà làm giả và đưa cho Hà một bản chính “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” có đóng dấu của Công an thành phố Đồng Xoài và chữ ký của Thượng tá Vũ Văn Hải, Hà đồng ý. Hà chụp lại hình “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” do Kiên đưa và dùng máy vi tính và phần mềm Corel Draw vẽ lại chữ ký rồi xóa chữ ký ban đầu để lấy hình con dấu từ bản chính. Sau khi tách được chữ ký và hình con dấu, Hà dùng máy in màu in hình con dấu của Công an thành phố lên tờ giấy A4 rồi tiếp tục in chữ ký lên tờ giấy A4 đã có in hình con dấu. Hà lưu các file hình đã làm trong máy tính, khi cần Kiên điền thêm tin và in ra. Kiên trả cho Hà tiền công làm một “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” giả là 400.000đ.
Nguyễn Hữu Sang là nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Tuấn Giang. Do có nhu cầu xuất bán ra nước ngoài các xe máy cũ đã mua trôi nổi trên thị trường nhưng không thể làm được “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” theo quy định nên Sang nhờ Kiên làm giả “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe”. Sang và Kiên thỏa thuận với nhau rằng Kiên sẽ làm giả “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” cho Sơn với giá 1.000.000đ/giấy. Sau đó, Kiên nhờ Hà làm giả “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” theo yêu cầu của Sang với giá 400.000đ/giấy. Tổng cộng, Kiên đã nhờ Hà làm giả 08 “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” và giao lại cho Sang.
Khoảng 16 giờ 45 phút ngày 30/8/2018, tổ tuần tra Công an Phường Tân Xuân khi tuần tra đến trước số nhà 212 đường Lê Quý Đôn, khu phố Tân Xuân phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài thì phát hiện Hoàng Ngọc Hà có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra thì phát hiện trong người Hà có tờ giấy A4 ghi nội dung là “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” đối với xe mô tô biển số 93P1 – 8167, tên chủ xe là Nguyễn Anh Kiên, có đóng dấu của Công an thành phố Đồng xoài và chữ ký của Thượng tá Vũ Văn Hải. Do nghi ngờ giấy tờ trên là giả nên tổ tuần tra đưa Hà cùng vật chứng về trụ sở Công an phường Tân Xuân làm rò.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Xét Xử Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan , Tổ Chức Từ Thực
- Diễn Biến Tình Hình Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan, Tổ Chức Trên Địa Bàn
- Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Tội Làm Giả Con Dấu , Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan, Tổ Chức Tại
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Pháp Luật Hình Sự Đối Với Tội Làm Giả Con Dấu, Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu
- Nâng Cao Năng Lực Trình Độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Đạo Đức Nghề Nghiệp Cho Những Người Có Thẩm Quyền Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Qua khám xét tại nhà của Hoàng Ngọc Hà Cơ quan công an thu giữ được: 20 tờ giấy A4 có sẵn hình dấu của Công an Thành phố Đồng Xoài và chữ ký mang tên
Trung tá Lê Anh Tuấn; 03 tờ giấy A4 có hình dấu của Công an thành phố Đồng Xoài có chữ ký, dấu tên Thượng tá Vũ Văn Hải; 04 tờ giấy A4 có hình dấu của Công an thành phố Đồng Xoài có chữ ký, dấu tên Trung tá Lê Anh Tuấn và một số vật dụng liên quan đến việc in ấn. Trên cơ sở lời khai của Hà, Công an Quận 3 mời Nguyễn Hữu Sang đến trụ sở Công an Quận 3 làm việc và thu giữ được trong người Sang 2 “Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe” xe mô tô mang biển số 93V4-6996 mang tên chủ sở hữu là Nguyễn Hữu Sang.
Theo kết luận giám định số 893/KLGĐ-TT ngày 06/10/2019 và kết luận giám định số 1299/KLGĐ-TT ngày 06/10/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Thành phố Đồng Xoài xác định được như sau: Hình con dấu có nội dung “Công an thành phố Đồng Xoài” và chữ ký đứng tên “Vũ Văn Hải” và “Lê Anh Tuấn” trên các tài liệu thu giữ được như đã nêu là giả, được làm giả bằng phương pháp tô đồ lên hình dấu in, chữ ký in, in phun màu.
Ngày 15/03/2019 của TAND thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, tuyên bị cáo Hoàng Ngọc Hà, Nguyễn Anh Kiên phạm tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo điểm a khoản 3 Điều 341 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017; điểm b, s, x khoản 1 Điều 51 xử phạt Hoàng Ngọc Hà 2 năm 6 tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm tính từ ngày tuyên án do bị cáo ăn năn hối cải là con của người có công với cách mạng và đã khắc phục hậu quả. Nguyễn Anh Kiên 03 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày chấp hành án nhưng được trừ đi thời hạn tạm giữ, tạm giam vì cho rằng bị cáo là người cầm đầu, xúi giụ, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là cao hơn. Ngoài ra, bản án còn tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Sang 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” theo khoản 1 Điều 341 BLHS [24]
Như vậy, có thể thấy cùng với một tội danh, cùng một khung hình phạt nhưng mức phạt của các bị cáo là khác nhau, mức phạt tuyên ở khoản 3 lại nhẹ hơn mức phạt tuyên ở khoản 2 của Điều luật.
2.4. Nhận xét, đánh giá thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
2.4.1. Những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
- Về định tội danh:
Trên thực tế, việc ADPL mà cụ thể là định tôi danh đối với tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn những vấn đề, hạn chế khó khăn, bất cập và có nhiều quan điểm khác nhau.
+ Thứ nhất, không thống nhất về cách hiểu điều luật:
Tại Điều 341 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm”.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là “hành vi trái pháp luật” và “hành vi vi phạm pháp luật” có phải là một khái niệm đồng nhất, hay là hai khái niệm khác nhau.
“Hành vi vi phạm pháp luật” được định nghĩa là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và hội đủ bốn yếu tố cấu thành (mặt khách quan; mặt chủ quan; chủ thể và khách thể).
“… hành vi trái pháp luật” được quy định trong điều luật chưa được định nghĩa, giải thích cụ thể. Theo quan điểm của tác giả thì “…hành vi trái pháp luật” là hành vi được thực hiện trái với những quy định của pháp luật, như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà pháp luật cấm, quá phạm vi cho phép của pháp luật. Từ đó dẫn đến hai cách hiểu và áp dụng xử lý khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, vì khách thể của tội phạm này là xâm phạm trật tự quản lý hành chính nên người thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc
sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật phải là thực hiện các hành vi phạm tội thì mới chịu TNHS, còn thực hiện hành vi sử dụng tài liệu giả mà không nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự thì chỉ bị xử lý hành chính.
Quan điểm này cho rằng hiện đang tồn tại một số văn bản QPPL quy định xử lý hành chính như: Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ (NĐ 138/2013) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong sở hữu công nghiệp; Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn, phòng cháy và chữa cháy.
Quan điểm thứ hai cho rằng, người thực hiện hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật là bất kể là hành vi vi phạm pháp luật nào kể cả hình sự, hành chính… đều phải chịu TNHS về tội này.
Như vậy, nếu các nhà lập pháp không sớm có giải thích, quy định cụ thể thế nào là “hành vi trái pháp luật” với “hành vi vi phạm pháp luật” có phải hai khái niệm đồng nhất hay không thì các cơ quan THTT chỉ có thể xem xét xử lý các hành vi vi phạm khi nó thể hiện rò động cơ, mục đích của người phạm tội, cũng như mối quan hệ nhân quả của hành vi và khó có thể xử lý một số hành vi trong một số trường hợp. Mặt khác, nếu căn cứ vào dấu hiệu “hành vi trái pháp luật” để xử lý thì có thể dẫn tới việc hình sự hóa mối quan hệ dân sự, hành chính, …
+ Thứ hai, xác định khoản của điều luật chưa chính xác:
Theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 căn cứ vào số lượng con dấu, tài liệu giả để xác định hành vi phạm vào khoản 1, 2 hay 3 của điều luật, cụ thể như: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
…c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên”.
Trong thực tiễn xét xử tại thành phố Đồng Xoài tùy theo quan điểm của mỗi thẩm phán mà có những nhận định khác nhau đối với loại tài liệu là giấy khám sức khỏe giả của bệnh viện. Cùng là giấy khám sức khỏe giả được làm với số lượng lớn nhưng thẩm phán này cho rằng cùng một loại tài liệu nên áp dụng Khoản 1 Điều 341 BLHS. Tuy nhiên thẩm phán khác lại cho rằng, một giấy khám sức khỏe giả đã có đầy đủ con dấu, chữ ký và được sử dụng đối với mỗi trường hợp, quá trình làm ra là khác nhau, do đó mỗi giấy tờ khám sức khỏe giả là một loại tài liệu giả.
Theo tác giả, những giấy khám sức khỏe giả đã có đầy đủ có các con dấu, chữ ký, thông tin người sử dụng và được sử dụng đối với mỗi trường hợp khác nhau, quá trình làm ra là khác nhau, do đó mỗi giấy tờ khám sức khỏe giả là một loại tài liệu giả; nên căn cứ vào số lượng giấy khám sức khỏe giả để định khung, định khoản là phù hợp với thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này.
+ Thứ ba, định tội danh chưa chính xác:
Như đã phân tích trong Chương 1, Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là được ghép thành từ hai tội là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tiễn có những trường hợp như: người phạm tội chỉ sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng tòa lại xác định là bị cáo phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hoặc người phạm tội mua giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để bán lại cho người khác nhưng tòa lại xác định bị cáo phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Như vậy, tòa án đã định tội danh cho bị cáo không đúng, phản ánh không chính xác hành vi phạm tội.
Việc người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi phạm tội nhưng bị kết án cho cả hành vi phạm tội khác đối với tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hoặc chỉ thực hiện một hành vi phạm tội
nhưng lại bị kết án cho cả hai tội, do thẩm phán không hiểu hết nội dung điều luật, do trong một điều luật lại quy định 02 tội danh ghép lại nên khi dẫn chiếu điều luật để định tội danh, vô hình chung người phạm tội bị “chụp” toàn bộ tôi danh như quy định của điều luật.
- Về quyết định hình phạt:
+ Thứ nhất, mức hình phạt quá nhẹ không đủ răn đe:
Theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt đối với tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm (đối với khung cơ bản), phạt tù từ 02 năm đến 05 năm hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (đối với khung tăng nặng).
Tuy nhiên, nghiên cứu các vụ án hình sự về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đa số các vụ án thường rơi vào khoản 1 Điều 341; khoản 2, khoản 3 Điều 341 rất ít (có 4 vụ), đặc biệt có 01 trường hợp áp dụng hình phạt tiền và 02 trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. Như vậy, so với hậu quả hành vi phạm tội gây ra cho xã hội thì mức phạt này rất nhẹ, không đủ tính răn đe và phòng ngừa tội phạm, …. Do vậy để QĐHP đúng, các cơ quan THTT phải cân nhắc kỹ tính chất, hậu quả, mức độ nguy hiểm cho xã hội cuả hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS .
+ Thứ hai, mức hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội:
Theo như phân tích ở trên, tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” có tình tiết định khung tăng nặng và bị truy tố theo khoản 3 của Điều 341 thuộc trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với tội phạm bị truy tố về cùng tội danh tại khoản 2 Điều 341.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Một là, các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan,
tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn chưa hoàn thiện, chưa cụ thể rò ràng, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật kịp thời, cụ thể: các quy định về cấu thành tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức cũng như việc hướng dẫn ADPL về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn mang tính khát quát chung chung, chưa cụ thể rò ràng gây khó hiểu dễ dẫn đến nhầm lẫn.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về định tội danh và QĐHP đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ dẫn đến quan điểm giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và giữa các cơ quan THTT đối với cùng một vụ án là khác nhau và chính bản thân của các thẩm phán đều có những quan điểm khác nhau khi đánh giá tình tiết trong cùng một vụ án. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các vụ án bị Tòa án cấp trên sửa, huỷ có chiều hướng tăng. Do đó tác giả nhận thấy cần tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện các quy định về tội này.
Hai là, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu về số lượng và chất lượng so với yêu cầu thực tiễn mà công tác này đòi hỏi cán bộ phải có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm công tác thực tiễn. Thực tế xét xử, một số Thẩm phán còn mang tư duy phiến diện khi đánh giá chứng cứ, chưa đầu tư nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản mới, không chú trọng quan điểm của người bào chữa.
Vẫn còn có số ít bộ phận thẩm phán chưa làm hết nhiệm được giao, thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến nội dung do mình quyết định và làm cho kỷ cương pháp luật, hiệu lực của Bộ máy nhà nước giảm.
Ba là, các cơ quan THTT còn chậm phát hiện những sai sót trong quá trình xét xử; công tác sơ kết, tổng kết chưa được chú trọng dẫn đến không thống nhất đường lối trong việc ADPL, giải thích, hướng dẫn việc ADPL, rút kinh nghiệm cho những lần xét xử sau. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra việc ADPLHS nói chung và ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội