Các Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Làm Giả Con Dấu , Tài Liệu Của Cơ Quan, Tổ Chức; Tội Sử Dụng Con Dấu, Tài Liệu Giả Của Cơ Quan, Tổ Chức

tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm” [36].

Như vậy, Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có một số sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999, cụ thể:

Thứ nhất, tên điều luật quy định tại Điều 267 BLHS năm 1999 chưa bao hàm hết nội dung trong điều luật vì ngoài nội dung hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, còn có hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức, hoặc công dân cũng là hành vi phạm tội được quy định tại điều luật này. Do đó, việc đổi tên điều luật và tách hai hành vi (làm và sử dụng) đã bao hàm và chứa đựng đầy đủ nội dung của điều luật cũng như là cơ sở để các cơ quan THTT, xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong quá trình giải quyết vụ án.

Thứ hai, về nội dung điều luật của BLHS năm 2015 sử dụng dấu hiệu “thực hiện hành vi trái pháp luật” thay thế cho hành vi “nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân”. Điều này chứng tỏ BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã giới hạn dấu hiệu phạm tội hẹp hơn, chính xác hơn và có nhiều thay đổi phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm, thiệt hại về kinh tế, xã hội do tội phạm này gây ra và mang tính răn đe, phòng ngừa cao hơn. Các hành vi khách quan được quy định trong điều luật gồm:

+ Hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức là hành vi đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức đang sử dụng vào những việc trái pháp luật (như sử dụng để làm các loại giấy tờ giả, ...).

+ Hành vi làm giả tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi viết, vẽ, in, phô tô, … các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đang sử dụng để sử dụng vào những việc trái pháp luật (như làm giả các tài liệu công nhận con liệt sĩ để hưởng các ưu đãi của Nhà nước…).

+ Hành vi sửa các thông tin, giá trị, … trên các giấy tờ, tài liệu, … thật có chữ ký, con dấu, mẫu giấy thật để sử dụng vào những việc trái pháp luật (như sửa tên trên giấy chứng nhận QSDĐ, bằng cấp, sửa số tiền trên sổ tiết kiệm, …).

+ Và hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện hành vi vi phạm (để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân).

1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Cấu thành tội phạm cụ thể là hệ thống các dấu hiệu pháp lý được luật quy định mang tính đặc trưng, điển hình phản ánh đầy đủ bản chất của tội phạm ấy và làm căn cứ để phân biệt nó với các tội phạm khác. [42, tr. 126] Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm bao gồm: mặt khách quan, khách thể, chủ thể, mặt chủ quan. Đó là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật có phải là tội phạm hay không và làm cơ sở pháp lý truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là sự ghép cuả hai tội danh gần nhau trong một Điều luật. Do đó, các yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức cơ bản cũng không quá khác nhau và được thể hiện như sau:

- Về khách thể của tội phạm

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 3

Tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác. Bảo vệ sự an toàn của con dấu và các tài liệu, giấy tờ trên cũng chính là bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.

Đối tượng tác động của tội phạm này là con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức. Việc xác định con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả có thể nhìn bằng mắt thường để phân biệt. Nhưng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đôi khi để xác định con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả cần phải giám định mới có thể biết được là thật hay giả, điều này cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định.

- Về mặt khách quan của tội phạm

Hai tội danh được thực hiện bởi hai hành vi khác nhau: hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức và hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức đó là hành vi này đã là tội phạm hoàn thành kể từ khi người đó tạo ra được con dấu, tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức mà không cần biết việc “làm” giả này có nhằm hoặc sử dụng vào mục đích gì hay không. của người không có thẩm quyền cấp con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức nhưng đã tạo ra con dấu, tài liệu, giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định giống như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc từng phần (con dấu, tiêu đề, chữ ký, nội dung…) bằng những phương pháp nhất định nhằm tạo ra con dấu, tài liệu, giấy tờ giả giống với thật.

Khi xác định hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cũng cần chú ý: Nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì chỉ định tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức, nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.

Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức, người phạm tội không có hành vi “làm” giả các đối tượng trên nhưng đã có hành vi “sử dụng” chúng để thực hiện việc làm trái pháp luật. Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật cũng tương tự như đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS chỉ khác ở chỗ người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật, như: dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, để được bổ nhiệm, để tăng lương, để được đi lao động ở nước ngoài; làm giả sổ hộ khẩu để được mua nhà ở thành phố, để được giao đất trồng trồng rừng, …

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành cơ bản loại tội phạm này nhưng lại là tình tiết định khung hình phạt vì nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo Điểm c khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015 được sửa đổi năm 2017; còn nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo Khoản 3 Điều 342 BLHS 2015 được sửa đổi năm 2017.

Để xác định hành vi phạm tội cần dựa trên các quy định của Nhà nước về con dấu, về tài liệu hoặc các giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp việc xác định gặp khó khăn cần trưng cầu giám định tư pháp, để xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ có phải là giả hay không.

- Về mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là giả, không được pháp luật cho phép; hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó để thực hiện hành vi trái pháp luật là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rò điều đó nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra, không cần biết hậu quả như thế nào.

Yếu tố lỗi trong nhận thức chủ quan của người phạm tội là rất quan trọng. Vì đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội, chỉ cần thực hiện xong hành vi làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu là cấu thành tội phạm, không cần biết mục đích là gì. Riêng đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đòi hỏi phải có mục đích phạm tội là để thực hiện hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội phạm. Nếu họ không dùng chúng để thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc sử dụng chúng để thực hiện hành vi có lợi cho xã hội (bắt tội phạm, ngăn chặn tội phạm) thì hành vi không CTTP.

Ngoài ra việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng, chẳng hạn như phạm tội vì nể nang, vì thành tích cục bộ thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác với trường hợp phạm tội vì trả thù cá nhân hay vì động cơ hèn hạ khác.

- Về chủ thể của tội phạm

Tại Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội phạm chỉ dừng lại ở tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài

liệu giả của cơ quan, tổ chức là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực TNHS theo quy định của BLHS. Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt vì không có những dấu hiệu riêng. Tuy nhiên, nếu chủ thể tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm trong việc bảo quản, gìn giữ con dấu mà phạm thội thì thuộc trường hợp “lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) là một tình tiết tăng nặng TNHS. [36]

1.1.2. Phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với một số tội danh khác

1.1.2.1. Phân biệt với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức (Đ340 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức đều nằm trong nhóm tội Xâm phạm trật tự quản lý hành chính thuộc chương XII BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. Hai tội này có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

- Giống nhau:

+ Về khách thể: Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và tài liệu của cơ quan, tổ chức với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức đều là tội phạm trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý hành lý hành chính và hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan nhà nước.

+ Về chủ thể: Chủ thể của tội phạm đều là người đạt độ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS. .

+ Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi của mình đều với lỗi cố ý. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính chất, mức độ của tội phạm và quyết định tội danh đối với người phạm tội.

- Khác nhau:

+ Về mặt khách quan: Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu,

hộ tịch hoặc các giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi thay thế hoặc sửa đổi ảnh chụp, thêm, bớt, tẩy, xóa chữ, hình con dấu, biểu tượng hoặc các dấu hiệu khác của các giấy tờ này bằng các thủ đoạn như dùng phương tiện kỹ thuật, dùng hóa chất, … nhằm làm cho cơ quan, tổ chức, người có liên quan hiểu sai nội dung các giấy tờ. Sửa chữa là tiền đề của hành vi sai lệch, nếu sửa chữa mà không làm sai lệch nội dung thì không cấu thành tội phạm.

Sau khi sửa chữa, làm sai lệch các loại giấy tờ trên, người phạm tội có hành vi sử dụng các giấy tờ đã sửa chữa, làm sai lệch để thực hiện hành vi trái pháp luật. Sử dụng giấy tờ đó để thực hiện hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi dùng một trong những giấy tờ nêu trên đã bị sửa chữa, làm sai lệch nội dung để thực hiện tội phạm hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Về hậu quả: Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì được coi là tội phạm hoàn thành. Đối với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức thì hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng thì mới CTTP.

+ Về chủ thể: Chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có phạm vi rộng hơn đối với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức, đó là bất kỳ ai có đủ năng lực TNHS vì chủ thể của tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức thì không bao gồm những người có thẩm quyền quản lý và cấp các loại giấy tờ đó.

+ Về đối tượng phạm tội: Đối tượng phạm tội của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là con dấu, tài liệu giả. Còn đối với tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu

của cơ quan, tổ chức là hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức là thật nhưng bị sửa chữa thay đổi về mặt nội dung.

1.1.2.2. Phân biệt với tội giả mạo trong công tác (Đ359 BLHS 2015)

Giả mạo trong công tác là hành vi vì vụ lợi hoặc vìđộng cơ cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Để phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với tội giả mạo trong công tác cần làm rò các vấn đề sau:

- Về chủ thể:

Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì chủ thể tội phạm là bất kỳ ai đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực TNHS theo quy định của BLHS. Tuy nhiên, đối với tội giả mạo trong công tác, chủ thể của tội phạm này phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội giả mạo trong công tác cũng tương đối rộng. Tuy nhiên, người phạm tội giả mạo trong công tác là người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; để làm hoặc cấp giấy tờ giả; để giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác. Nếu người có chức vụ, quyền hạn lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn tiếp tay cho người khác để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; để làm hoặc cấp giấy tờ giả; để giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người lợi dụng chức vụ, quyền hạn bị tổ

chức TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội tham ô.

- Về khách thể:

Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, tội phạm trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý hành lý hành chính, xâm phạm đến sự hoạt động bình thường và uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Còn đối với tội giả mạo trong công tác là xâm phạm tính đúng đắn xác thực của nội dung các loại giấy tờ, văn bản chính thức của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.

Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào làm cho các tài liệu, giấy tờ, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn bị sai lệch, không đúng với thực tế. Đối tượng tác động của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là con dấu, tài liệu giả.

- Về mặt khách quan:

Để phân biệt tội giả mạo trong công tác với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì dấu hiệu về mặt khách quan là một trong những căn cứ quan trọng.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hành vi tạo ra các con dấu, giấy tờ giả giống như thật bằng những nhiều phương pháp của người không có chức vụ quyền hạn cấp con dấu, tài liệu đó. Còn tội giả mạo trong công tác là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả, giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Số lượng giấy tờ giả cũng được BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) bổ sung ở các khung tăng nặng.

- Về mặt chủ quan:

Cả hai tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và tội giả mạo trong công tác đều là lỗi cố ý. Tuy nhiên, động cơ phạm tội vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giả mạo trong công tác, còn đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội, chỉ có tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mới đòi hỏi phải có mục đích phạm tội là để thực hiện hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội phạm.

- Về hình phạt: cả hai tội đều quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

1.1.2.3. Phân biệt với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc (Đ339 BLHS năm 2015)

Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác là hành vi của một người không có chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác nhưng đã mạo danh là mình có chức vụ, cấp bậc, vị

Ngày đăng: 25/06/2022