Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 2

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là

Để đạt được mục đích nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ: Phân tích khái niệm và các căn cứ pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích các yếu tố cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích hình phạt đối với người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Phân tích thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Đề xuất hoàn thiện quá trình điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quan điểm, quy định của pháp luật và thực tiễn quyết định hình phạt về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo pháp luật hình sự Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi Bộ luật Hình sự 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan. Từ đó đối chiếu với thực tiễn xét xử các vụ án hình sự được thu thập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn không hướng tới việc so sánh pháp luật hình sự đối với các nước.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận án xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Qua đó phân tích các quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các vấn đề liên quan đến tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra tác giả sử dụng phương pháp bình luận các vụ án liên quan đến Tội hiếp dâm người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để đưa thực tiễn xét xử vào công trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích trong quá trình nghiên cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

6. Ý nghĩa của luận văn

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 2

Việc nghiên cứu thành công đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn cho người thực thi pháp luật trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đạt được hiệu quả và chính xác nhằm tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 02 chương: Chương những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và Chương thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng và kiến nghị

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI


1.1 Khái niệm, đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Khái niệm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng được bảo vệ đặc biệt. Do đó, hành vi xâm phạm đến trẻ em được Pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ đối với những hành vi xâm hại đến trẻ em.

Để tìm hiểu về khái niệm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trước hết chúng ta phải hiểu Tội phạm là gì ? Từ đó đưa ra được khái niệm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự;

Một số khái niệm khác về Tội hiếp dâm mà ta có thể thấy phổ biến như:

Theo Từ điển Tiếng Việt hiếp dâm có nghĩa là dùng sức mạnh bắt người khác phái để thực hiện hành vi dâm dục. [45]

Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì hành vi hiếp dâm được hiểu là “Dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thoả mãn nhu cầu tình dục của mình”. Như vậy, theo như quan điểm của trong Từ điểm Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì hiếp dâm là hành vi dùng sức mạnh (dùng vũ lực như đánh, đấm gây thương tích cho bị hại hoặc trói nạn nhân để không thể chống cự được) hoặc đe dọa (đe dọa giết, đe dọa đánh hoặc làm một việc gì đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân) để nhằm thỏa mãn tình dục một cách trái pháp luật. [46] Theo Điều 141 BLHS 2015 quy định về tội hiếp dâm như sau: Hiếp dâm là hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực

hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân”.

Theo quan điểm tác giả là: Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực xâm hại về tình dục trái ý muốn đối với người khác.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là trường hợp đặc biệt của Tội hiếp dâm (theo Bộ luật Hình sự năm 1999 còn có tên gọi là Tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112) thuộc nhóm các tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi. Như vậy, có thể kết hợp các nội dung trên và quy định tại Điều 142 BLHS 2015 để nêu ra khái niệm đối với Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau: “Tội phạm đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bằng cách thức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi (không phân biệt có trái ý muốn của nạn nhân hay không)”.

Đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Để có cái nhìn rò hơn về khái niệm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì cần phân tích đặc điểm của Tội phạm này. Cụ thể như sau:

Tội phạm này thuộc nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người dưới 16 tuổi được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện tại Chương XIV Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hành vi thể hiện dưới dạng hành động cụ thể.

Người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối

với người dưới 13 tuổi, người phạm tội đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật hình sự như sử dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn nhằm thỏa mãn những ham muốn tình dục, dục vọng thấp hèn của người phạm tội đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc dưới 13 tuổi (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng).

Người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc dưới 13 tuổi (dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý) phải chịu chế tài của pháp luật hình sự và gánh chịu hậu quả pháp lý mà pháp luật hình sự quy đinh.

1.2 Các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Theo khoa học hình sự Việt Nam, về cấu trúc của loại Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tội phạm này được hợp thành bởi bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Bốn yếu tố này hợp thành cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Các dấu hiệu đấy phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể, phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố cấu thành tội phạm đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Có thể nói khách thể của tội phạm có vai trò rất lớn trong quá trình định tội danh, việc xác định đúng khách thể (khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp) giúp làm sáng tỏ một trong số những tiêu chuẩn trong quá trình định tội danh.

Nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi giúp làm rò đặc điểm pháp lý của tội phạm, có tác dụng định tội cho tội phạm xảy ra, đồng thời để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác.

Khách thể của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm là sự phát triển lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần của người dưới 16 tuổi. Ngoài ra hành vi Hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của người dưới 16 tuổi, gián tiếp làm suy đồi đạo đức xã hội gây nên sự bất bình trong nhân dân. Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn có thể gây ra những tổn thương về sức khỏe, có thể nguy hiểm đến cả tính mạng của nạn nhân.

Như vậy, khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội tác động đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đã được pháp luật hình sự bảo vệ, khách thể là một yếu tố cấu thành tội phạm mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Đối tượng tác động đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có đặc điểm bắt buộc về độ tuổi.

Đối tượng tác động đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Nạn nhân trong trường hợp này là người dưới 16 tuổi (nó phù hợp với sự phát triển về tâm lý do bị xâm phạm ở độ tuổi này nạn nhân khó tự vệ được và dễ bị dụ dỗ, mua chuộc), trong độ tuổi dưới 16 tuổi nên có một vài dấu hiệu thuộc về phía nạn nhân không giống với trường hợp hiếp dâm mà nạn nhân không phải là dưới 16 tuổi như : Đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Việc nhà làm luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì hành vi này vẫn bị coi là phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi xuất phát từ luận điểm: ở độ tuổi dưới 13 trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua

chuộc, khó có thể tự vệ được, không thể chống cự, tự vệ lại hành vi xâm hại, độ tuổi của nạn nhân là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng đến tính nguy hiểm của tội phạm, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em mà cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với trẻ em.

Đối tượng tác động là một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 142 BLHS 2015 về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nó có ý nghĩa trong việc phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với các tội danh về tình dục khác cũng như xác định khung hình phạt và quyết định mức hình phạt.

Như đã nêu ở trên, thì độ tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, thể hiện nay trong tên của tội danh, cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải xác định tuổi của nạn nhân trên cơ sở các loại giấy tờ nhân thân của họ (ví dụ như giấy khai sinh của nạn nhân), nếu trường hợp không có giấy tờ nào (nếu mất giấy khai sinh hoặc không có giấy khai sinh) thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải dùng tất cả các biện pháp có thể được để xác định được tuổi thật của nạn nhân, nếu đến cuối cùng vẫn không xác định được tuổi thật của nạn nhân thì phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.

Mặt khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bất kỳ tội phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách quan, có thể hiểu bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra trong thực tại hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, thì mặt khách quan của tội phạm bao gồm những dấu hiệu: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả tác hại, các điều kiện chi phối hành vi và hậu quả của hành vi và các dấu hiệu khách quan khác như thời gian, địa điểm, phương pháp thực hiện phạm

tội, công cụ thực hiện phạm tội, phương tiện phạm tội... (các dấu hiệu này không bắt buộc).

Do đó, hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chia làm hai loại:

Loại thứ nhất, đối với đối tượng từ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. Trường hợp này người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực (vật lộn, giữ chân tay, bịt miệng, bóp cổ, trói …), đe dọa dùng vũ lực ( dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của nạn nhân ) hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân (nạn nhân đang đau ốm, bệnh tật, ngất xỉu, bị tâm thần…) hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (thì hành vi giống như đối với nạn nhân của Tội hiếp dâm quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Loại thứ hai: Đối với người chưa đủ 13 tuổi thì hành vi hiếp dâm có hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái ý muốn với người chưa đủ 13 tuổi (giống như hành vi với người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi nêu trên). Trường hợp thứ hai đối với người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ cần người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác (không nhất thiết phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác). Bởi vì đối tượng nạn nhân là người chưa đủ 13 tuổi là đối tượng còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, dễ bị người khác lôi kéo rủ rê, không có khả năng tự bảo vệ mình, cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh nên chỉ cần hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với những đối tượng nạn nhân là người chưa đủ 13 tuổi này cũng cấu thành tội phạm.

Như vậy, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác (như lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân) nhằm để giao

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí