Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


VÒ ANH THẢO


TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khác.

Tác giả


Vò Anh Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16

TUỔI 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 7

1.2 Các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 9

1.3 Phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội

phạm khác mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi 28

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG

VÀ KIẾN NGHỊ 42

2.1 Tổng quan áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người

dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng 42

2.2 Kiến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình

sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 64

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLHS Bộ luật Hình sự

BLHS 1999 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 BLHS 2015 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 CQĐT Cơ quan điều tra

CTTP Cấu thành tội phạm


TA Tòa án


TAND Tòa án nhân dân


TANDTC Tòa án nhân dân tối cao


TNHS Trách nhiệm hình sự


VKSND Viện kiểm sát nhân dân


VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

QĐHP Quyết định hình phạt

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tại khoản 1 Điều 37 quy định: “Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bốc lột sức lao động và những hành vi khác xâm phạm quyền trẻ em”. Do trẻ em chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chưa có khả năng nhận thức một cách cơ bản và tự bảo vệ mình nên ở độ tuổi này rất dễ tổn thương về mọi mặt và tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”[44] .

Hành vi xâm hại tình dục trẻ em ngoài việc bị tổn thương sức khỏe, nó còn xâm hại đến danh dự, nhân phẩm trẻ em, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của các em sau này. Vì vậy, quyền được tôn trọng và bảo vệ của trẻ em tránh mọi sự xâm hại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mọi hành vi xâm hại đến trẻ em đều cần phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh với các hình phạt nghiêm khắc hơn.

Trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, nhóm tội xâm hại liên quan đến trẻ em ngày càng phức tạp về

hành vi. Tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi không phải là tội danh mới mà là sửa đổi về tên tội so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (trước đây). Trải qua quá trình thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm về tình dục nói chung và các hành vi phạm Tội hiếp dâm nói riêng. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều sửa đổi phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới. Tội phạm liên quan đến tình dục bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng chung quy lại đều xâm hại đến các khách thể mà BLHS bảo vệ. Tuy nhiên, để đánh giá hiểu đúng bản chất của từng loại tội phạm có sự khác nhau. Trong thực tiễn, để làm sáng tỏ tội danh liên quan đến Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn nhiều tranh cãi, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Trong bối cảnh phức tạp của tình hình tội phạm hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng nhìn chung đã áp dụng pháp luật một cách đúng đắn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống nhiều loại tội phạm, góp phần làm ổn định tình hình chính trị địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được trong thời gian qua, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vẫn còn những hạn chế bất cập như trong việc định khung hình phạt và quyết định hình phạt (QĐHP) cũng chưa chính xác, dẫn đến tình trạng án bị hủy, sửa. Những bất cập, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó việc nhận thức pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau.

Ngày 01 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141,142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã phần nào góp phần hạn chế việc định tội danh sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhóm tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi [42] .

Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm có sự thống nhất trong nhận thức các quy định của pháp luật, phân tích thực tiễn xét xử trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay có nhiều các công trình nguyên cứu về nhóm tội phạm xâm phạm tình dục người dưới 18 tuổi.

Về các công trình là Sách chuyên khảo có:

- Số chuyên đề về Bộ luật Hình sự năm 1999 của Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, xuất bản tháng 3 năm 2000.

- Sách 500 bài tập Định tội danh của GS. TSKH Lê Cảm và TS. GVC Trịnh Quốc Toản, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia năm 2012.

Về các công trình là Giáo trình, tài liệu giảng dạy ở các cơ sở đào tạo Luật học có liên quan đến tội phạm này:

- Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia HN do PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014;

- Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tập I),Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của tác giả Đinh Văn Quế, NXB Tư pháp năm 2006;

Các công trình là Luận án, Luận văn có:

- Các tội xâm hại tình dục trẻ em – Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước của tác giả Hồ Thị Nhung (2014). Luận văn thạc sỹ luật học của Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội

- Bảo vệ quyền trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam của tác giả Tạ Thị Thu Thảo, Khóa luận tốt nghiệp năm 2013, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

- Tạp chí Tòa án của Tòa án nhân dân Tối cao, Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghề luật đều có những bài báo, bài viết, bài tham luận trình bày về nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

Từ những công trình nghiên cứu này không những đã chỉ ra cơ sở lý luận về cấu thành tội phạm của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà còn nêu rò nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến khái niệm “Trẻ em” trong cấu thành cơ bản; làm rò khái niệm “người chưa thành niên” là như thế nào; làm rò khách thể bị xâm hại; phân tích rò các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ra sao. Đồng thời, có các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn nhiều nội dung xung đột hoặc chưa đồng nhất trong các luật chuyên ngành; sự phát triển của xã hội ngày càng cao dẫn đến việc xuất hiện nhiều hình thái tội phạm mới phát sinh đối với nhóm tội này mà chưa được đề cập tới, chưa có một công trình nghiên cứu sâu từ chính hoạt động thực tiễn trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử đối với tội danh hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chưa có tác giả nào nghiên cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi để chỉ ra những bất cập, hạn chế. Do vậy, tác giả của luận văn chọn đề tài “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng ” để có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố và xét xử Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong các vụ án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, phân tích thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, luận văn đề xuất hoàn thiện pháp luật về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022