Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 10

Thứ ba, nếu cả người bị buộc tội và người bị hại không thể xác định ngày, tháng sinh, mà áp dụng khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015 thì nhìn chung về cơ bản cũng sẽ bảo đảm được tính khách quan, công bằng (mặc dù không thể xem là công bằng hoàn toàn) cho cả phía người bị hại và người bị buộc tội.

Như vậy, trong một số trường hợp nếu áp dụng khoản 2 Điều 417 BLTTHS năm 2015, thì bắt buộc phải chấp nhận lợi ích cũng như thiệt thòi sẽ hơi nghiêng về phía người bị buộc tội hoặc người bị hại. Để giải quyết vấn đề này, theo tác giả, đối với trường hợp thứ nhất, cần xem xét phương án buộc người bị buộc tội phải bù đắp, bồi thường thêm về vật chất, tinh thần cho phía người bị hại. Còn trong trường hợp thứ hai, có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho người bị buộc tội.

Do đó, tác giả thấy cần phải tiến hành giám định độ tuổi thật của bị hại và người phạm tội, điều này sẽ giúp cho việc xác định tội phạm và định tội danh chính xác, đúng quy định pháp luật, hạn chế bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội, đồng thời trong trường hợp người dưới 18 tuổi có phạm tội sẽ được hưởng những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Đối với độ tuổi của bị hại ngay chính cơ quan điều tra vẫn không xác định được độ tuổi của bị hại mà phải nhờ đến cơ quan chuyên môn giám định độ tuổi của bị hại. Do đó, để bị cáo xác định được bị hại dưới 13 tuổi là vấn đề rất khó như vụ án án thực tế xảy ra.

Ví dụ: Tại bản án hình sự số 13/2020/HS-ST ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Trong khoảng thời gian giũa tháng 3 năm 2020 đến ngày 27/3/2020 bị cáo Phan Thanh Vi, sinh năm 1999 đã 05 lần giao cấu với bị hại Huỳnh Thị Thúy Ngân. sinh ngày 21/12/2007; Nơi cư trú: Số 233/4D/1, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Khóm 5, Phường 7, thành phố Sóc Trăng tại địa điểm hai bãi đất trống trong hẻm 897, đường Trần Hưng Đạo, Khóm 1, Phường 10, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể từng lần như sau:

Lần thứ nhất: Khoảng giữa tháng 3/2020 không nhớ rò ngày cụ thể khoảng 23 giờ, Vi đi chơi về đến đầu hẻm 897, đường Trần Hưng Đạo, Khóm 1, Phường 10, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng thấy Ngân ngồi một mình nên Vi đến ngồi nói chuyện với Ngân khoảng 30 phút, Vi rủ Ngân vào bãi đất trống cặp hẻm 897, khi đến nơi Vi cởi quần Ngân ra nằm đề lên người Ngân tay trái cầm dương vật đút vào âm đạo của Ngân thực hiện hành vi giao cấu với Ngân…….

Tính đến ngày bị xâm hại tình dục bị hại Huỳnh Thị Thúy Ngân mới 12 tuổi 03 tháng 06 ngày.

Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu số 136/2020/KLGĐ ngày 19/6/2020 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây nam bộ Bộ y tế kết luận: Phạm Thanh Vi bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh lý tâm thần. [59].

Nội dung vụ án cho thấy đối tượng tác động trong vụ án này là người dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả cơ quan tiến hành tố tụng cũng không xác định được độ tuổi của bị hại mà nhờ đến cơ quan chuyên môn để giám định thì việc yêu cầu bị cáo biết được bị hại dưới 13 tuổi là điều rất khó. Từ vụ án trên cho thấy bị cáo bị hạn chế nhận thức và bị hại lại có hành vi đồng thuận cho bị cáo quan hệ tình dục và bản thân bị cáo thì không thể xác định được độ tuổi thật của bị hai. Trong vụ án này cơ quan tiến hành tố tụng chỉ quan tâm đến khách thể là bị hại dưới 13 tuổi để điều tra truy tố, xét xử bị cáo. Theo tác giả, cần sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 thành người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người biết bị hại dưới 13 tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2.2.3 Giải pháp về hướng dẫn áp dụng pháp luật

Về áp dụng pháp luật: Đối với khung hình phạt phân bổ theo tác giả chưa hợp lý về tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi”. Bởi lẽ

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng - 10

tại khoản 1 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định độ tuổi bị xâm hại tình dục trái ý muốn của bị hại từ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc mọi hành vi xâm hại tình dục đối với bị hại dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, nhà làm luật lại bỏ qua khoản 2 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà quy định tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” tại khoản 3 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với khung hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tạo nên khoảng cách rất lớn đối với quy định tại khoản 1 Điều 142 và khoản 3 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo tác giả nên đưa tình tiết định khung “Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi” về khoản 2 Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 sẽ phù hợp với việc phân hóa tội phạm.

Liên quan đến khung hình phạt theo quy định tại Điều 142 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần có hướng dẫn áp dụng mức hình phạt cụ thể hợp lý hơn.

Hiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 142 BLHS 2015 có mức hình phạt chồng lấn nhau, khoản 1 “từ 7 đến 15 năm” khoản 2 “từ 12 đến 20 năm” nên khi áp dụng khi người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội dẫn đến trường hợp người phạm tội tại khoản 1 có thể mức án cáo hơn người phạm tội ở khoản 2. Về mặt khoa học pháp lý thì không có gì sai, nhưng nhìn theo góc độ xã hội thì có điều gì đó cảm thấy chưa tương xứng và đặt vấn đề tiêu cực trong cơ quan tiến hành tố tụng.

2.2.4 Giải pháp về năng lực xét xử

Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em, qua đó từng bước ngăn chặn loại tội phạm này. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với loại tội phạm này là rất nghiêm khắc.

Trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ xâm hại trẻ em, có thể nói rằng Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã luôn bám sát các nguyên tắc về bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái nói riêng, được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đó là sự kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực tình dục, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về quyền trẻ em; hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo lực về tình dục nói riêng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; nạn nhân bạo lực tình dục phải được pháp luật bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực nói chung và bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái nói riêng.

Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án hình sự xâm hại tình dục trẻ em nói riêng, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo các vụ án được giải quyết thấu tình đạt lý nhất, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Đến nay, Tòa án tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, định kỳ trao đổi, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để hạn chế việc bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội và cũng hạn chế tránh tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi còn nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ, hành vi phạm tội.

Xác định những vụ xâm hại tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề, người bị hại không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và sự ám ảnh; đồng thời người bị hại, đặc biệt là các em gái nhỏ tuổi rất khó hòa nhập lại với cộng đồng, sống biệt lập trong một thế giới riêng. Do vậy, để góp

phần ngăn chặn tệ nạn xâm hại tình dục, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai Công văn chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về chủ động làm việc với các cơ quan Công an và Viện kiểm sát cùng cấp nắm tình hình và có kế hoạch phối hợp ngay từ giai đoạn điều tra để nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử những người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em; xử phạt thật nghiêm khắc với hình phạt cao trong khung hình phạt tại các điều luật đã áp dụng nhằm ngăn chặn tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, trong thời gian qua Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương. Đối với những vụ án mà bị cáo hoặc người bị hại thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, Tòa án đã chủ động liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Sóc Trăng để cử người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại và người bào chữa cho bị cáo. Trong công tác tổ chức các phiên toà xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái đều được Tòa án cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo vừa làm rò các tình tiết của vụ án, đồng thời đảm bảo thuần phong mỹ tục, các yếu tố văn hoá; bảo vệ danh dự, phẩm giá của con người và không gây tác động tiêu cực đến tâm lý của người bị hại, đặc biệt là các trẻ em. Hình phạt mà các Tòa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội liên quan đến bạo lực tình dục đối với trẻ em về cơ bản đảm bảo nghiêm minh, đúng quy định, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về bạo lực tình dục nói riêng trong tình hình hiện nay. Tại phiên tòa, bên cạnh việc xét hỏi để làm rò hành vi phạm tội của bị cáo, xác định sự thật khách quan, Hội đồng xét xử luôn chú trọng công tác giáo dục pháp luật thông qua việc giải thích pháp luật cho bị cáo và những người tham gia phiên tòa hiểu rò về hậu quả và những hệ

lụy phát sinh từ hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về tác hại của các hành vi phạm tội tình dục trẻ em.

Qua thực tiễn xét xử án hình sự thấy rằng, các vụ án xâm hại trẻ em đều được các cơ quan tiến hành tố tụng chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ khi phát sinh tin báo để cùng bàn bạc giải pháp giải quyết nhanh chóng những vụ án xâm hại trẻ em. Trong thời gian qua các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em đều được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.

Tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và phát huy trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại tình dục nói riêng.

Để thực hiện việc xét xử đạt kết quả cao hơn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng thì theo tác giả cần:

- Kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có Đề án về đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng xét xử các vụ án xâm hại tình dục, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục nói riêng trong tình hình mới.

- Năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người định tội danh là một trong những nhân tố, điều kiện quan trọng. Trong một vụ án hình sự điều đặc biệt quan trọng là định tội danh nhưng để định tội danh đúng nhằm tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm là điều các cơ quan có thẩm quyền luôn quan tâm. Cho nên để định tội danh đúng thì người tiến hành tố tụng làm công tác làm xét xử phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao và phải có phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó là

nguồn tuyển chọn người tiến hành tố tụng thông qua bằng cấp, chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ là điều cần thiết và luôn được duy trì trong cả hệ thống. Thực tế trong xã hội đã có trường hợp sử dụng văng bằng cấp không đúng quy định hay nói cách khác là bằng giả để được làm trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Thẩm phán tiến hành xét xử đương nhiên là người có nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên được trao dồi đạo đức vì cán cân công lý là ở trong tay người Thẩm phán do đó nếu bị tha hóa biến chất thì dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số trường hợp có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp bằng mọi thủ đoạn để đạt được vị trí quan trọng nhằm trục lợi. Do đó, khi tuyển chọn người Thẩm phán cần thiết xem xét thật kỹ quá trình công tác cũng như tác phong của người đó trong suốt thời gian làm việc tại đơn vị.

-Hội thẩm nhân dân: Thực tiễn cho thấy ít quan tâm đến chuyên môn nghiệp vụ của Hội thẩm nhân dân, nhất là Hội thẩm nhân dân cấp huyện, có những vị Hội thẩm chỉ đại diện cho các đoàn thể, đa số không có chuyên môn pháp luật và thời gian tham gia công tác pháp luật cũng như thực tiễn ngắn nhưng do đáp ứng nhu cầu của pháp luật nên họ được bầu làm Hội thẩm. Điều này làm cho vai trò của Hội thẩm nhân dân mang tính hình thức, khi thẩm vấn tại phiên tòa thì thường hỏi cho có, không trọng tâm hoặc không liên quan đến tình tiết vụ án và thường có lời lẽ mang tính kết tội bị cáo trong giai đoạn xét hỏi, điều này không đúng với tinh thần của Hiến pháp “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”) và nguyên tắt cơ bản của pháp luật hình sự là suy đoán vô tội “ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Khi

không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Hơn thế nữa, thực tiễn công tác tác giả còn nhận thấy Hội thẩm nhân dân thường bị Thẩm phán định hướng khi quyết định hình phạt. Khi xung đột mức án thì thực hiện việc biểu quyết thì đa số lại nghiên về Thẩm phán nên tính độc lập chưa cao làm cho bản án khi tuyên chưa công bằng và khách quan. Nên đặc biệt trong gian đoạn hiện nay cần thiết phải chọn những Hội thẩm nhân dân phải là người có bản lĩnh, quyết đoán. Mặc dù Hội thẩm nhân dân là người không chuyên, họ thường đặt vấn đề mang tính xã hội nhưng họ phải có bản lĩnh và giữ được quan điểm khi biểu quyết cùng với Thẩm phán.

- Bên cạnh đó là công tác luân chuyển Thẩm phán, phải thường xuyên, không để một người công tác quá 5 năm liên tục tại một cơ quan (trường hợp cần thiết thì không quá 10 năm), không bố trí Thẩm phán làm việc tại quê quán (kể cả quê quán vợ/chồng), không bố trí nhưng người thân thích làm cùng cơ quan sẽ dẫn đến kết bè phái và lợi ích nhóm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022