Phân Biệt Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Với Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác Trong Trường Hợp “Đối


là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ; còn trường hợp giết người vì lý do công vụ của nạn nhân được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người có trách nhiệm thi hành công vụ khi người đó chưa hoặc đã thi hành công vụ để cản trở hoặc trả thù họ. Khi đã xác định hành vi phạm tội cấu thành tội giết người với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “giết người đang thi hành công vụ” thì hành vi phạm tội không bị coi là cấu thành tội chống người thi hành công vụ vì dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” đã được quy định và sử dụng là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người nên không được sử dụng tiếp là dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ.

Trong trường hợp này chỉ đặt ra việc phân biệt tội chống người thi hành công vụ với trường hợp phạm tội giết người đang thi hành công vụ giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ.

Hai trường hợp phạm tội này có điểm khác nhau cơ bản sau:

- Về khách thể của tội phạm:

+ Tội chống người thi hành công vụ: Hành vi xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến trật tư quản lý hành chính nhà nước.

+ Tội giết người: Hành vi xâm phạm quyền sống của con người được pháp luật bảo vệ.

- Chủ thể của tội phạm:

+ Tội chống người thi hành công vụ: Chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

+ Tội giết người: Chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

TNHS.

- Mục đích phạm tội:

Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4


+ Tội chống người thi hành công vụ: Người phạm tội có mục đích chống lại người thi hành công vụ, không có mục đích tước đoạt tính mạng của người thi hành công vụ.

+ Tội giết người: Người phạm tội có mục đích cố ý tước đoạt tính mạng người thi hành công vụ.

- Hậu quả của tội phạm:

Nếu hành vi dùng vũ lực làm cho người đang thi hành công vụ bị chết, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết định khung “Giết người đang thi hành công vụ” mà không bị truy cứu hình sự về tội chống người thi hành công vụ.

- Về thời điểm thực hiện hành vi phạm tội:

Hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ chỉ có thể xảy ra trong quá trình người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ; còn hành vi phạm tội giết người “vì lý do công vụ của nạn nhân” lại có thể xảy ra trước hoặc sau khi kết thúc việc thi hành công vụ.

Ngoài ra, đối với trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ, động cơ của người phạm tội chỉ có thể là cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ. Trong trường hợp phạm tội giết người có tình tiết “vì lý do công vụ của nạn nhân”, động cơ của người phạm tội có thể là ngăn cản không cho họ thực hiện công vụ hoặc để trả thù người thi hành công vụ.

1.3.2. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp “đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015. Đây là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương


tích hoặc tổn thương khác thể hiện qua dấu vết để lại trên cơ thể hoặc không thể hiện bằng dấu vết để lại trên cơ thể. Tương tự với tội giết người, trong trường hợp này chỉ đặt ra việc phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp “đối với người đang thi hành công vụ” vì tình tiết định khung “vì lý do công vụ của nạn nhân” thì nạn nhân chưa hoặc đã thi hành công vụ xong; còn tội chống người thi hành công vụ thì nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Trong trường hợp này chỉ đặt ra việc phân biệt tội chống người thi hành công vụ với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tình tiết “đối với người đang thi hành công vụ”.

Giữa hai trường hợp phạm tội có những khác nhau cơ bản sau:

- Khách thể của tội phạm:

+ Tội chống người thi hành công vụ: Hành vi xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của nhà nước.

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ.

- Hậu quả phạm tội:

Nếu hành vi dùng vũ lực đã gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, có tỷ lệ thương tật hoặc thậm chí làm cho người thi hành công vụ bị chết, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tình tiết định khung hình phạt “Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.


Ngoài ra thì về mục đích phạm tội thì đối với tội chống người thi hành công vụ người phạm tội có mục đích chống lại người thi hành công vụ để cản trở người đó thi hành công vụ.

1.3.3. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với tội làm nhục người khác trong trường hợp có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ”

Tội làm nhục người khác với tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ” được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 BLHS năm 2015. Đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người đang thi hành công vụ.

Giữa tội chống người thi hành công vụ và tội làm nhục người đang thi hành công vụ khác nhau cơ bản: Tội làm nhục người khác đòi hỏi hành vi làm nhục phải có mức độ nghiêm trọng. Khi hành vi làm nhục người đang thi hành công vụ chưa xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ thì hành vi này cấu thành tội chống người thi hành công vụ.

Ngược lại, khi hành vi làm nhục đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì hành vi bị coi là phạm tội làm nhục người khác với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người thi hành công vụ”.

1.4. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ

1.4.1. Quy định về tội chống người thi hành công vụ giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985

Đây là giai đoạn Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong đó tình hình vi phạm, tội phạm diễn ra rất phức tạp. Thời điểm này, Nhà nước ta cho phép giữ lại những quy định cũ nhưng không được trái với những nguyên tắc của


Nhà nước mới, không trái đạo đức xã hội, đồng thời ban hành một số văn bản pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt trong đó có những hành vi mà trong pháp luật hiện nay có thể được xác định là hành vi chống người thi hành công vụ.

Ví dụ: Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật quy định: “Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây:

1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên;... thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân hoặc xử tử hình...”.

Hoặc: Theo Điều 14 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 quy định về tội phá rối trật tự, an ninh như sau: “1. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người nhằm phá rối trật tự, an ninh, ngăn trở cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm”.

Sau khi miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng (năm 1954) và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975) nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy định về tội chống người thi hành công vụ như: Công văn số 452- HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người quy định những tình tiết tăng nặng đặc biệt của tội giết người. Trong đó, có tình tiết “giết người được giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn nhân thi hành nhiệm vụ”

Điều 9 Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định dấu hiệu của tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân. Trong đó, có dấu hiệu “... chống lại nhân viên nhà nước khi làm nhiệm vụ”.


Nhận xét: Giai đoạn này tội chống người thi hành công vụ chưa được quy định cụ thể, rò ràng mà chỉ được quy định trong cấu thành của một số tội danh như tội giết người, tội gián điệp, một số tội phản cách mạng khác. Tuy nhiên, những quy định này đã có vai trò to lớn trong giai đoạn này và là cơ sở cho những quy định sau này của nhà nước ta về tội danh này.

1.4.2. Quy định về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm 1985

BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta, với 04 lần sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997.

Trong BLHS năm 1985, tội chống người thi hành công vụ được quy định thành một tội danh riêng tại Điều 205 BLHS. Bên cạnh đó, dấu hiệu chống người thi hành công vụ còn được quy định tại Điều 83 - Tội phá rối an ninh, Điều 101 - Tội giết người và Điều 109 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác.

Điều 205 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

“1- Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.”

Như vậy, lần đầu tiên nhà nước ta đã xác định hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Nội dung này tiếp tục được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 04- HĐTPTANDTCNQ ngày 29/11/1986, như sau:


“Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ như đánh, trói... nhưng chưa gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc đe dọa sẽ đánh, trói... người đó.

- Dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật như: dùng số đông người lấy danh nghĩa thương binh cưỡng ép cán bộ quản lý thị trường cho đem hàng hóa đầu cơ đang bị tạm giữ, cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác trái phép đang bị tạm giữ...”.

Dấu hiệu “hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1985 cũng được Nghị quyết giải thích như sau: “Hậu quả nghiêm trọng (quy định ở khoản 2) có thể là: người thi hành công vụ không hoàn thành được nhiệm vụ; việc chấp hành pháp luật ở địa phương hoặc khu vực trở nên lỏng lẻo; kẻ xấu lợi dụng cơ hội reo rắc dư luận gây ảnh hưởng xấu.”.

Nhận xét: Có thể nói việc quy định tội chống người thi hành công vụ thành một tội danh độc lập trong BLHS năm 1985 là một bước tiến quan trọng của hoạt động lập pháp nước ta. Tuy nhiên, BLHS năm 1985 qua thời gian đã bộc lộ những hạn chế như chưa dự báo được những hành vi chống người thi hành công vụ trong thực tiễn ngoài hành vi dùng vữ lực, đe dọa dùng vũ lực; quy định tại khoản 2 còn chung chung, mang tính định tính, dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn và chưa phục vụ tốt cho việc cá thể hóa TNHS trong áp dụng pháp luật.

1.4.3. Quy định về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm 1999

BLHS năm 1999 là bộ luật hình sự thứ hai của Nhà nước ta. Trên cơ sở kế thừa BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 quy định tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257 thuộc Chương XX (Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính). Điều 257 BLHS năm 1999 quy định:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc


họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Có thể thấy BLHS năm 1999 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với BLHS năm 1985:

- Tại khoản 1: Bỏ nội dung “nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109” đã được quy định trong khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985. Tuy nhiên, theo tác giả nhà làm luật không nên bỏ quy định này, vẫn cần thiết được giữ lại nhằm loại trừ trường hợp hành vi có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ nhưng đồng thời thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội danh khác như giết người, cố ý gây thương tích....thì cần định tội danh theo tội tương ứng mà không phải là tội chống người thi hành công vụ. Bổ sung thêm hành vi khách quan là dùng “thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ”. Sự bổ sung này là cần thiết để mô tả cụ thể và rò ràng hơn mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ.

- Tại khoản 2: Bổ sung thêm các tình tiết định khung tăng nặng như: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. Đây là những tình tiết thường gặp trong các vụ án chống người thi hành công vụ.

- Về hình phạt: BLHS năm 1999 đã nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm lên thành 03 năm (khung cơ bản) và hạ mức tối đa của khung hình phạt từ 10 năm xuống còn 07 năm (khung tăng nặng).

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí