Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



ĐẶNG BÁ CHINH


TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÒ KHÁNH VINH

Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 1


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Đặng Bá Chinh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ 9

1.1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của tội chống người thi hành công vụ .. 9

1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ 15

1.3. Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội khác. 19

1.4. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội chống người thi hành công vụ 23

Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 29

2.1. Khái quát tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 29

2.2. Thực tiễn xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 35

2.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế 56

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ 60

3.1. Tăng cường nhận thức đúng về áp dụng pháp luật 60

3.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật 61

3.3. Nâng cao khả năng, năng lực, trình độ, kỹ năng của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Điều tra viên, Kiểm sát viên…) 67

3.4. Các giải pháp khác 68

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCT Bộ Chính trị

BLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

CP Chính phủ

CTTP Cấu thành tội phạm

ĐCS Đảng cộng sản

ĐTV Điều tra viên

HĐXX Hội đồng xét xử

NQ Nghị quyết

PLHS QĐHP TAND TANDTC TCNTHCV TNHS VKSND

Pháp luật hình sự Quyết định hình phạt Toà án nhân dân

Toà án nhân dân tối cao

Tội chống người thi hành công vụ Trách nhiệm hình sự

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Tình hình tội phạm và tình hình tội chống người thi hành công vụ được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.2. Tình hình tội chống người thi hành công vụ và tội phạm thuộc Chương XXII (các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính) được xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.3. Tình hình tội chống người thi hành công vụ và tội phạm thuộc Chương XXII (các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính) được xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.4. Tỷ lệ số vụ án phúc thẩm tuyên sửa, hủy án sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.5. Chế tài được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Bảng 2.6. Nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 35 năm đổi mới được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những thập niên vừa qua, đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Từ chính sách đúng đắn này, Việt Nam đã có một diện mạo mới, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Cũng từ thời điểm này, Việt Nam bắt đầu bước vào một thời kỳ mới về đường lối đối ngoại, thời kỳ hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhất định đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước những thử thách. Bên cạnh sự thay đổi về đường lối kinh tế, quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa, đã đặt ra yêu cầu về cải cách một cách rộng rãi trong xã hội Việt Nam, trong đó, có những nội dung lớn là cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp.

Hệ quả của nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật và sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống phương Tây đã dẫn đến sự phức tạp trong các mối quan hệ xã hội, trong quan niệm sống và hành vi con người. Đặc biệt trong thời gian qua, tội chống người thi hành công vụ ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, tại những địa bàn trọng yếu về an ninh trật tự, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngò phía đông thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngò đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai cũng là một trong ba góc nhọn của tam


giác phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở thành phố Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A, là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, quy mô dân số tương đương với hai thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

Những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng ở Đồng Nai diễn biến rất phức tạp, đối tượng phạm tội ngày càng liều lĩnh, coi thường tính mạng người khác; các vụ chống người thi hành công vụ thường xảy ra chủ yếu với lực lượng công an đang làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông (Theo thống kê của Công an tỉnh Đồng Đồng Nai, trong những tháng đầu năm 2020 và năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ chống người thi hành công vụ. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay xảy ra 4 vụ chống người thi hành công vụ có tính chất, mức độ nghiêm trọng, gây thương tích nặng cho một số cán bộ, chiến sĩ). Các đối tượng chống người thi hành công vụ trước đó đã có hành vi vi phạm pháp luật (trộm cắp tài sản, đánh bạc, sử dụng ma túy, đua xe trái phép...) vì muốn thoát khỏi lực lượng chức năng nên tìm mọi cách chống trả. Hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhỏ cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ và đấu tranh với loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp với lý do chống người thi hành công vụ mang tính bạo lực, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cán bộ, người được giao công vụ làm tổn hại sức khỏe và tài sản. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, gây bất bình trong nhân dân. Tuy nhiên, đối tượng thực hiện tội phạm chống người thi hành công vụ thường là những thành phần bất hảo hoặc là có mối quan hệ quen biết với nhiều người trong cơ


quan nhà nước (con ông, cháu cha); người làm chứng và những người liên quan thì ngại cung cấp thông tin vì sợ bị trả thù. Quá trình giải quyết sự việc từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đều gặp không ít khó khăn, trở ngại. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các loại tội phạm hình sự nói chung và TCNTHCV nói riêng và khắc phục những vấn đề còn vướng mắc, ảnh hưởng đến công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án chống người thi hành công vụ ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài, đã có nhiều công trình đề cập đến dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu như:

2.1. Giáo trình và sách chuyên khảo

Vò Khánh Vinh (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm (tập II), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Ths. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần tội phạm, tập VIII: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính và tội phạm về môi trường), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM; GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên, 2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (phần các tội phạm), Nxb Tư pháp, Hà Nội; GS.TS Vò Khánh Vinh (chủ biên, 2014), Bình luận khoa học luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Khoa học xã hội; Nguyễn Vũ Tiên và Đỗ Đức Hồng Hà (2010), Hỏi – đáp một số vấn đề về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Bộ luật Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; v.v…

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí