Hiện Trạng Khách Du Lịch Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2002-2011


2.3.1.4. Khách du lịch

- Số lượng khách

Bước vào thế kỷ XX, cùng với sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, khách du lịch đến huyện tăng rất nhanh. Năm 2002, toàn huyện đón 358 176 lượt khách, năm 2011 là 1087 280 lượt, tăng gấp 3 lần so với năm 2002, trong đó khách nội địa tăng 3,0 lần, đặc biệt khách quốc tế tăng 19,1 lần.

Bảng 2.9: Hiện trạng khách du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2011


Năm

Lượt khách (lượt)

(*)

Tốc độ tăng (So với năm trước) (%)

Trong đó

Khách quốc tế (lượt)

(*)

Tốc độ tăng (So với năm trước)

(%)

Khách nội địa (lượt)

(*)

Tốc độ tăng (So với năm trước)

(%)

2002

358 176


4 980


353 196


2003

382 000

6,65

5 864

17,75

376 136

6,49

2004

427 112

11,80

6 820

16,3

420 292

11,74

2005

501 920

17,51

8 351

22,45

493 569

17,43

2006

558 000

11,12

11 000

31,72

547 000

10,83

2007

659 700

18,22

28 400

158,18

631 300

15,41

2008

790 000

19,75

32 000

12,68

758 000

20,06

2009

824 635

4,38

34 562

8,00

790 073

4,23

2010

910 000

10,35

38 940

12,67

871 060

10,25

2011

1 087

280

19,48

45 634

17,19

1 054 366

21,04

TB giai

đoạn


11,36


32,9


13,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 10

(* Số liệu do phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc cung cấp ) Tốc độ tăng cả khách du lịch quốc tế và nội địa không đều qua các năm,

nhưng năm sau luôn có số khách cao hơn năm trước. Trung bình tốc độ tăng khách


du lịch giai đoạn 2002-2011 là 11,36%, đặc biệt tốc độ tăng khách du lịch quốc tế của huyện giai đoạn này cao hơn gấp 2 lần so với tốc độ tăng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

- Cơ cấu khách

Khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm tỷ lệ còn quá ít, trung bình chiếm khoảng 2,82% trong tổng số lượt khách. Tuy nhiên, cơ cấu khách đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ khách quốc tế nhưng tốc độ chậm. Năm 2002, tỷ lệ khách du lịch quốc tế chiếm 1,4% tổng số khách thì đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 4,3%

100%

1.4

99%

1.5

1.6

1.7

2

3.1

98%

4.3

4.1

4.2 4.3

97%

96%

Quốc tế

Nội địa

95%

94%

93%

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu khách du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010

Khách du lịch quốc tế đến huyện chủ yếu là từ thành phố Vũng Tàu và phụ cận bằng đường bộ. Mục đích chủ yếu du lịch nghỉ mát, tắm biển, du lịch sinh thái rừng và điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng.

Khách nội địa đến huyện chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long (chiếm 70% tổng số khách nội địa), còn lại là các tỉnh khác trong nước. Đặc biệt thời gian gần đây lượng khách du lịch ở các tỉnh phía Bắc đến huyện ngày càng tăng. Loại hình du lịch phổ biến và được lựa chọn


nhiều nhất là du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, điều dưỡng chữa bệnh.

- Ngày lưu trú trung bình

Ngày lưu trú trung bình của khách năm 2010 là 1ngày, khách quốc tế là 1,2 ngày, khách nội địa là 0,8 ngày. Như vậy, bình quân ngày lưu trú trung bình của khách năm 2010 tăng 0,4 ngày so với năm 2002. Sự gia tăng ngày lưu trú đã phần nào khẳng định được sản phẩm du lịch của huyện Xuyên Mộc đã hấp dẫn du khách hơn, CSVCKT, CSHT đã được nâng cấp, đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho du khách.

- Mức chi tiêu trung bình

Mức chi tiêu trung bình của khách còn thấp. Năm 2010 có 910 ngàn lượt khách, ngày lưu trú trung bình 1 ngày, như vậy tổng số ngày khách là 910 ngàn ngày khách. Doanh thu du lịch là 82 tỷ đồng, mức chi tiêu trung bình là 90,110 đồng/ ngày. Cơ cấu chi tiêu 70% cho lưu trú và ăn uống, 20% cho vận chuyển, 10% cho hàng lưu niệm và các dịch vụ khác

Qua kết quả điều tra, tính xác xuất ngẫu nhiễn 60 khách du lịch ngày 28/05/2012 thì mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế cao hơn trung bình 1,5 lần so với mức chi tiêu trung bình của khách du lịch. Mức chi cao hơn của khách du lịch quốc tế do họ sử dụng dịch vụ lưu trú đắt tiền hơn, vào các nhà hàng sang trọng, cơ sở tốt, trong khi đó khách nội địa thường thuê chòi và tự chế biến hải sản.

Nhìn chung, khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc trong những năm qua đã tăng đáng kể, nhưng mức chi tiêu còn thấp, do đó doanh thu của ngành du lịch chưa cao. Nếu chú trọng đầu tư để có sản phẩm du lịch hấp dẫn, có những mặt hàng lưu niệm hấp dẫn khách quốc tế thì doanh thu du lịch sẽ tăng cao hơn.

2.3.1.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm,…


90

80

70

82

60

64.2

50

40

30

38.3

20

21.8

10

9.1

0

2002

2004

2006

2008

2010


Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu du lịch huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2002-2010

Doanh thu du lịch của huyện nhìn chung có phát triển theo thời gian, tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng ổn định nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có bởi thực tế chi tiêu của du khách tăng lên là do chi phí lưu trú và ăn uống cao, vé vào cổng và thăm quan, sử dụng các dịch vụ đắt tiền.

2.3.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc‌

TCLT du lịch ở huyện Xuyên Mộc bao gồm các hình thức là: điểm, khu, cụm, tuyến du lịch. Một số điểm du lịch trong địa bàn huyện đã và đang khai tác có hiệu quả, nhưng có nhiều điểm chưa được đầu tư khai thác. Huyện có khu du lịch sinh thái Bình Châu- Phước Bửu, có bốn cụm du lịch và nhiều tuyến .

2.3.2.1.Điểm du lịch

Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch của huyện còn nhiều hạn chế, các sản phẩm du lịch đơn điệu do các doanh nghiệp du lịch chủ yếu dựa vào tiềm năng lợi thế sẵn có rừng và biển để thu hút khách. Do đó chưa thu hút được lượng khách có chi tiêu cao. Doanh thu tại phần lớn các điểm du lịch trên địa bàn của huyện thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tỉnh và chênh lệch còn quá xa so với tiềm năng. Phần lớn các dự án trên địa bàn còn trong quá trình triển khai hoặc vừa hoàn thiện. Hiện chỉ có khu du lịch Hồ Tràm Beach, Khu du lịch sinh thái


Sài Gòn- Bình Châu, Sông Ray là được đầu tư khá hoàn thiện về cơ sở vật chất, cung cấp một số sản phẩm du lịch mới lạ.

- Các điểm du lịch đang hoạt động, có doanh thu

*Điểm du lịch vườn sưu tập cây gỗ rừng

Đây là một bảo tàng thu nhỏ của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với diện tích khỏang 50,8ha. Điểm du lịch này lấy cảnh quan của vườn thực vật và bàu Nhám làm trung tâm để bố trí các dịch vụ du lịch. Tại đây, có vườn thực vật và khu nuôi động vật.Vườn thực vật có khoảng 197 loài thực vật tự nhiên, đại diện cho 732 loài thực vật bậc cao phân bố trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu. Trong đó, các loài thực vật đã được định danh và đóng bảng tên.

Khu nuôi động vật với diện tích 8 ha, hiện đang nuôi một số loài thú móng vuốt như hươu, sao, nai, khỉ …Đặc biệt, là trong khu vườn có Hồ Nhám có nước quanh năm, bao xung quanh hồ là rừng nhiệt đới, phân bố từ sát mép nước là dải rừng tràm, đặc trưng của thành phần thực vật hệ sinh thái đất ngập nước úng phèn, giữa hồ là si cảnh súng ma và một số loài khỉ sinh vật có lá mọc nổi trên mặt nước, cuống lá và cuống hoa dài dần khi nước lên. Đặc trưng nhất của hồ là kể từ khi thành lập khu bảo tồn nhờ công tác quản lí bảo vệ chặt chẽ, nên trên hồ hình thành khu vực phân bố của một số loài chim nước, trong đó loài chiếm số lượng nhiều nhất là Le nâu (Dedrocygna javannia) với số lượng hàng trăm con, vào mỗi buổi sáng nhìn chúng nổi lên mặt hồ giúp du khách cảm nhận được những giá trị tự nhiên đặc biệt của hồ.

Trong khu vườn đã xây 4 căn nhà nghỉ dưỡng cao cấp trên bờ hồ và hệ thống đường xi măng, hệ thống điện, nước từ Bưng Riềng liên kết các khu vực với nhà nghỉ. Ngoài ra, trên những con suối đã được cải tạo kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trong những khu nhà rông lịch sự, thoáng mát, yên tĩnh, được trang bị đầy đủ tiện nghi.

Điểm du lịch này có điều kiện phát triển các LHDL như: thăm quan, khám phá cảnh quan tự nhiên của rừng nhiệt đới, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp nghiên cứu, sưu tập về rừng và tài nguyên môi trường ven biển. Số lượng khách và doanh


thu còn thấp. Theo thống kê của khu bảo tồn trong thời gian hoạt động từ 17/04/2004 đến 17/04/2009, tổng lượt khách đến đây là 25 091 lượt và đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên, một số nhà nghiên cứu. Trung bình giai đoạn này đón 14 lượt khách/ngày. Số lượng khách ít. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Vị trí nằm cách quốc lộ 55 khoảng 300m.

Tổng hợp những kết quả, điểm du lịch này được đánh giá với 31điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

* Điểm du lịch suối khoáng nóng Bình Châu

Điểm du lịch này nằm ở xã Bình Châu, phía Đông Bắc của khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu có diện tích 332 730,4m2 (trong dự án ghi tròn là 33ha).

Suối khoáng nóng có lưu lượng 8m3/s với 70 điểm phun, nhiệt độ cao nhất trên mặt đất là 820C. Vùng suối khoáng nóng rộng khoảng 1km2 gồm nhiều hồ, vũng lớn, nhỏ liên kết với nhau bởi các mạch thông. Ở điểm phun 400C, có thể ngâm chân để chữa bệnh. Tại điểm phun 800C, có thể luộc trứng chín lòng đào trong vòng 15 phút. Đặc biệt tại điểm phun 730C, nước dẫn vào các bể tắm, bể bơi liệu pháp chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, thấp khớp, các bệnh mạch máu, phong thấp, mồ hôi chân tay, bệnh phù cổ trướng, bệnh nhiễm độc mãn tính và một số loại bệnh khác. Tháng 8/2003 suối nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) công nhận là một trong 65 khu DLST bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.

Điểm du lịch suối khoáng nóng Bình Châu cách TP.Hồ Chí Minh 150km và cách TP.Vũng Tàu 70km, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ trung tâm huyện Xuyên Mộc (thị trấn Bà Tô) tới khu du lịch Suối nước khoáng nóng theo quốc lộ 55 khoảng 29km. Thời gian có thể khai thác du lịch diễn ra thuận lợi tất cả các tháng trong năm. Các khách sạn nhà nghỉ tại điểm này có thể đáp ứng 500 người/ ngày, các khách sạn đều đạt tiêu chuẩn ba sao trở lên. Hiện nay, tại đây đã phát triển năm loại hình du lịch. Số lượng khách du lịch đông, trung bình mỗi ngày có từ 300 đến 500 khách. Những ngày cao điểm (dịp lễ


quốc khánh, 30/4, tết nguyên đán, tết dương lịch…) số lượt khách lên tới 10 000 người/ngày.

Với những kết quả trên đây, điểm du lịch được đánh giá với 39 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.

* Điểm du lịch bãi biển Hồ Tràm

Bãi biển Hồ Tràm nằm ở ranh giới phía tây của khu DLST Bình Châu-Phước Bửu, dài khoảng 3km, thoai thoải với bờ cát trắng mịn và làn nước xanh như ngọc, rất sạch sẽ, môi trường trong lành, du khách có thể đi lại thong dong trên suốt chiều dài bãi biển hay phơi mình dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây thật rực rỡ và quyến rũ. Men theo dọc bờ biển là một rừng dương quanh năm lộng gió. Ngồi lắng nghe những tiếng sóng vỗ về trên bãi biển cát trắng nắng vàng, bạn sẽ nhanh chóng quên đi những ưu tư lo lắng của cuộc sống đời thường và đắm mình với thiên nhiên ban sơ. Dọc theo tuyến đường đi vào bãi biển là thảm thực vật rừng nhiệt đới với các ưu hợp trường – trâm – thị đặc trưng cho kiểu rừng kính thường xanh; ưu hợp trâm – thành – Ngạnh – Bằng Lăng mang tính chất của kiểu rừng bán rụng lá, quần hợp cây bụi sau cồn cát di động ven biển cao từ 20m-30m. Phía tây trục đường là các khu dân cư với những mảnh ruộng vườn sản xuất nông nghiệp, hiện nay đang được cải tạo thành những vườn cây ăn trái: vườn nhãn tiêu, nhãn suồng cơm vàng, nhãn da bò, thanh long và các ruộng dưa hấu … nằm sát biển là khu dân cư sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven bờ và nghề câu mực, câu ốc hương.

Điểm du lịch này có vị trí địa lí khá tiện lợi, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 130 km. Thời gian đi đường khoảng 2,5 giờ, đường dễ đi. Thời gian hoạt động du lịch khoảng 241 ngày trên năm (trừ 124 ngày có mưa). Trong khu vực điểm du lịch có nhiều nhà nghỉ, khách sạn có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho trên 500 người/ngày. Số khách đến điểm du lịch này khá đông, trung bình từ 100đến 200 lượt khách/ngày.

Tổng hợp kết quả theo các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 27 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa vùng.


* Điểm du lịch bãi biển Hồ Cốc

Nằm kề cận bãi biển Hồ Tràm, bãi biển Hồ Cốc dài khoảng 5km. Nước biển ở đây trong xanh hơn Hồ Tràm, bãi cát rộng, độ dốc thoải và thật thơ mộng bởi các tảng đá rải rác trên bãi tắm, sóng biển đánh vào tạo nên những bọt sóng trắng xóa. Điều đặc biệt hiếm có ở Hồ Cốc là cả một cánh rừng nguyên sinh nằm sát biển. Thiên nhiên ban tặng cho Hồ Cốc nét đẹp hoang sơ, với những tán lá rừng xanh mướt tạo thành hình vòng cung uốn lượn dọc bãi biển. Bãi biển Hồ Cốc được chia thành 2 phần rõ rệt: Một phần bờ biển sóng vỗ vào những tảng đá lớn xếp chồng nhau, rải rác trên bờ biển và một phần bờ biển trải dài cát trắng lộng gió. Có vài resort nhỏ bên biển hoặc trong rừng nguyên sinh cho khách du lịch lựa chọn. Đêm ở Hồ Cốc thật yên tĩnh, mọi sinh hoạt và những âm thanh ồn ào của cuộc sống dường như bị không tồn tại. Chỉ có tiếng những hàng dương reo xào xạc, tiếng sóng biển rì rào từ xa vọng vào, thấp thoáng những đoàn thuyền đánh bắt cá le lói chút đèn vàng.

Điều làm du khách ấn tượng nhất là thú vui thưởng thức các món ăn hải sản tươi sống từ các ghe câu, ghe lưới về trong ngày. Quý khách sẽ bị cuốn vào các hoạt động ngoài trời thú vị như: đi xe đạp, đi bộ ra núi Tầm Bồ, bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi biển … tổ chức các điểm bơi thuyền thúng, câu mực trong những ngày tối trời, quan sát đời sống hoang dã của động vật rừng.

Nhìn chung hoạt động du lịch khu vực còn thiếu tính chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đơn điệu sức hấp dẫn chưa cao mặc dù đây là những bãi biển đẹp và chưa bị tác động tiêu cực của con người nhưng thực tế chỉ đông khách, có khách vào dịp cuối tuần, phần lớn khách từ TP HCM còn những ngày trong tuần rất vắng. Tuy nhiên khi các dự án đi vào họat động với những sản phẩm du lịch độc đáo thì dự báo số lượng khách và thời gian lưu trú sẽ tăng đột biến đặc bịêt là đối tượng khách quốc tế. Điểm du lịch này có vị trí khá tiện lợi. Thời gian hoạt động du lịch khoảng 241 ngày trên năm (trừ 124 ngày có mưa). Trong khu vực điểm du lịch có nhiều nhà nghỉ, khách sạn có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho trên 1000 người/ngày. Số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023