khách đến điểm du lịch này khá đông, trung bình từ 200đến 300 lượt khách/ngày. Các dịp lễ 30/4 ; quốc khách…điểm này đón trên 5000 lượt khách/ngày.
Tổng hợp kết quả theo các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 28 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa vùng.
- Các điểm du lịch chưa có doanh thu (bao gồm cả các điểm du lịch tiềm năng)
*Điểm du lịch di tích lịch sử tàu không số
Điểm này thuộc bến cảng Lộc An, là cửa ngõ của sông Ray chảy qua huyện Xuyên Mộc, Long Đất đổ ra biển, cách thị trấn Phước Bửu khoảng 10km. Bến cảng Lộc An được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 20/04/1995 theo quyết định 1568QĐ/BT. Bộ Tư lệnh Hải quân đã đầu tư xây dựng công trình bia « Di tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển » mô phỏng cách buồm căng gió như đang rẽ sóng ra khơi.
Nhìn chung, Cảnh quan thiên nhiên tại bến Lộc An khá hấp dẫn, gần với bãi biển Lộc An và được bao bọc phía bắc bởi rừng ngập mặn cửa sông, có vị trí khá thuận lợi, thời gian hoạt động du lịch có thể diễn ra suốt năm. Không gian thoáng đãng, diện tích tương đối rộng, cho phép có thể đáp ứng nhu cầu tham quan khoảng 500 lượt khách/ngày. Tại điểm này chưa có nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách nhưng có thể nối kết với các nhà hàng, khách sạn gần đó như Hồng Phúc, Thủy Hoàng, Gió biển, Hồ Tràm Beach Resort. Xung quanh điểm này chỉ có một trạm trực nhằm bảo vệ tượng đài tàu không số. UBND huyện đang có dự án xây dựng mô hình con tàu không số tại đây, trên tàu có phòng truyền thống, các cabin có thể dành cho khách tham quan nghỉ ngơi, tái tạo lại hình ảnh các thủy thủ đang làm nhiệm vụ trên tàu bằng các tượng sáp y như thật. Giúp cho du khách dễ dàng hình dung ra những năm tháng hào hùng của các chiến sĩ trên tàu không số. Đây là điểm du lịch về nguồn hấp dẫn du khách, đặc biệt là giới thanh thiếu niên, sinh viên học sinh.
Như vậy điểm này có TNDL hấp dẫn nhưng CSVCKT thiếu đồng bộ và còn nhiều hạn chế nên chưa thu hút được khách du lịch. Số lượng khách ít, trung bình từ 10-30 lượt khách/ngày, chưa có doanh thu du lịch.
Tổng hợp kết quả theo các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 21 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa vùng.
* Điểm du lịch hồ Núi Le:
Điểm du lịch Hồ Núi Le phía tây của khu DLST Bình Châu-Phước Bửu. Trong khu vực hồ có những đám cây rừng phân bố tự nhiên, kết hợp với mặt nước rộng lớn của mặt hồ tạo thành những không gian đóng, mở rất hấp dẫn. Hồ có chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã Phước Thuận, Phước Bửu. Ngoài ra, hồ còn có khả năng nuôi trồng thủy sản và phát triển loại hình du lịch dưới nước như bơi thuyền len lỏi qua các đám cây trong hồ câu cá và ngắm cảnh những con chim nước, cò trăng bay về đậu trên những cây trong hồ nghe tiếng kêu của bìm bịp, chim gõ kiến ….
Tại điểm du lịch chưa có nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách. Điểm du lịch này có TNDL hấp dẫn nhưng CSHT và CSVCKT không tốt nên chưa hấp dẫn khách du lịch. Số lượng khách ít, trung bình mỗi ngày có 15-20 khách tham quan, có nhiều ngày liên tục vắng khách, chưa có doanh thu du lịch.
Tổng hợp điểm đánh giá, điểm du lịch này được 14 điểm, không thuận lợi để phát triển du lịch, chỉ có ý nghĩa địa phương.
* Điểm du lịch khu vực núi Mộ Ông
Điểm du lịch này, nằm ở phía tây nam của tiểu khu 49, tại đây có 3 quả núi nhỏ: núi quạ, núi kho, núi mộ ông, trong đó núi kho cao nhất với độ cao tuyệt đối là 109m, độ dốc từ 150-200 có chỗ lên đến 250. Xung quanh các núi là những cánh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với các ưu hợp thực vật chủ yếu là Trường – Trâm- Thị và Trâm-Thành Ngạnh-Bằng Lăng. Trên núi là ô hợp cây rụng lá theo mùa Bằng Lăng, Bình Linh, Cóc. Khu vực sườn núi có các tảng đá lộ đầu, đá tảng và đá dựng, những hang hóc tự nhiên thích hợp cho các hoạt động du lịch thể thao leo núi, khám phá tự nhiên, mạo hiểm. Từ trên đỉnh núi kho có thể quan sát toàn bộ
quang cảnh phía tây của khu bảo tồn gồm các khu rừng tự nhiên, các khu dân cư của đồng bào Chơ Ro.
Nơi đây tổ chức các tuyến leo núi cho du khách đi bộ trong các ưu hợp thực vật của các kiểu rừng lá rộng rừng xanh nửa rụng lá, khám phá sự phân bố của thảm thực vật trên tuyến đi, phân bố trên núi, một số loài phong lan, cây thuốc, cây cảnh và quan sát các loài động vật hoang dã sống trong khu rừng như khỉ, sóc, tắc kè, các loài chim rừng.
Điểm du lịch này có TNDL hấp dẫn, CSHT và CSVCKT chưa tốt nhưng gần khu vực này có nhiều nhà hàng và khách sạn, khách du lịch cũng dễ dàng đi lại. Tổng hợp điểm theo các tiêu chí đánh giá, điểm được xem là điểm du lịch không thuận lợi, có ý nghĩa địa phương với 17 điểm.
* Điểm du lịch thác nước Hòa Bình
Điểm du lịch này thuộc địa bàn ấp 3 xã Hòa Bình, cách tỉnh lộ 328 khoảng 3km. Là một thác nước đẹp của tỉnh. Dòng nước của thác tuyệt đẹp với những dòng chảy cao gần 2m, tuôn trắng xóa bên những vách đá có màu đen với nhiều hình dáng kỳ lạ. Những khối đá này từng thu hút không ít người chơi đá cảnh đến đây tìm kiếm, sưu tầm. Mùa nước cạn có rất nhiều chỗ nước rút hẳn để lộ ra những bãi đá đẹp mắt, khách tham quan dễ dàng tìm cho mình những hòn đá độc đáo về làm kỉ niệm. Vượt qua các bãi đá đến gặp những dòng nước len lỏi giữa những tảng đá phẳng, bụi rù rì tươi tốt, hay những cây Si xanh um tạo nên những chiếc lều, hốc thiên nhiên mát rượi. Với những phiến đá có bề mặt rộng, phẳng lì như những chiếc nong rất lý tưởng để tập trung khách và sinh hoạt tập thể. Cảnh quan nơi đây thật sự yên bình với bầu không khí trong lành.
Đến nay thác nước Hòa Bình vẫn ít người biết đến, chưa có khách quốc tế. Số lượng khách nội địa rất ít, trung bình 20-30 người/ngày. Đường từ tỉnh lộ 328 vào thác hẹp, khó đi. Tại đây, có một căn nhà dân duy nhất có mở dịch vụ giữ xe cho khách. Chưa có nhà hàng, khách sạn thậm chí nhà dân chưa có điện, khách phải có nhu cầu phải đi ra thị trấn Bà Tô cách điểm này 13km.
Tổng hợp kết quả theo các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này không thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 17 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa địa phương.
* Điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm
Điểm du lịch này nằm trên địa bàn xã Phước Thuận, do tập đoàn Asian Coast Development Ltd (ACDL: tập đoàn chuyên về đầu tư và xây dựng các khu du lịch phức hợp thế giới đầu tư) đầu tư.
Dự án này 100% vốn nước ngoài, có tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, trên diện tích 160ha trong đó có 2km đường bờ biển, khu resort, khách sạn và khu vui chơi giải trí 9000 phòng. Một casino có sân khấu và một khu vực đặc biệt dành riêng cho khách vip chơi game với khoảng 2000 máy đánh bạc điện tử và 180 bàn chơi bài trực tiếp. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm khách sạn 5 sao 1.100 phòng, xây dựng casino mang phong cách Las Vegas đầu tiên tại Việt Nam đang gấp rút thi công để hoàn thành vào tháng 12/2012 và tháng 1/2013 chính thức đưa vào khai thác. Giai đoạn 2 của dự án gồm khu nghỉ mát sang trọng với 1300 phòng, một casino, 10 nhà hàng và câu lạc bộ đêm, 5 khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, khu mua sắm, nhà hang, spa…Giai đoạn 2 sẽ khởi công ngay sau khi hoàn thành giai đoạn 1.
Hiện nay, tuyến đường bộ từ TP. Hồ Chí Minh về điểm du lịch này đang được nâng cấp, sân bay Long Thành đang thi công nên những khó khăn trong vận chuyển khách sẽ sớm được khắc phục. Theo đánh giá của ông Micheal Aymong, chủ tịch tập đoàn ACDL thì “Hồ Tràm Strip sẽ cạnh tranh hiệu quả với các điểm nghỉ dưỡng phức hợp khác tại Trung Quốc, Malaysia và Singapo”.
Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này tổng hợp được 40 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế.
* Điểm du lịch chùa Bảo Tích
Điểm du lịch này thuộc địa bàn xã Bàu Lâm, cách ngã ba Hòa Bình khoảng 12km. Không gian của chùa rộng, có nhiều cây cảnh, có thể đón 500 khách/lần.
Kiến trúc ngôi chùa khá độc đáo. Số lượng khách du lịch đến ít, chủ yếu là điểm du lịch hành hương trong các dịp lễ, tết, Phật Đản…
Tổng hợp kết quả theo các tiêu chí đánh giá, điểm du lịch này không thuận lợi để phát triển du lịch, với tổng số điểm là 14 điểm, là điểm du lịch có ý nghĩa địa phương.
Kết 10 điểm du lịch được đưa ra xem xét, đánh giá có 3 điểm du lịch rất thuận lợi, có ý nghĩa quốc gia, chiếm 27,3%, có 3 điểm du lịch thuận lợi có ý nghĩa vùng, chiếm 27,3%, có 4 điểm du lịch không thuận lợi, chỉ có ý nghĩa địa phương, chiếm 45,4%. Điểm du lịch có điểm số cao nhất là điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm với 40 điểm. Tỷ lệ điểm so với điểm tối đa là 100%. Điểm du lịch có điểm số thấp nhất là chùa Bảo Tích với 14 điểm. Tỷ lệ so với điểm tối đa là 35%.
Như vậy, Xuyên Mộc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trên địa bàn huyện có tới 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, ngoài ra còn nhiều điểm du lịch không thuận lợi, chỉ có ý nghĩa địa phương.
77
Kết quả tổng hợp điểm của các điểm du lịch ở Xuyên Mộc
Điểm du lịch | Độ hấp dẫn | Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL & CSHT | CSHT và CSVCKT | Vị trí địa lí điểm du lịch | Số lượng khách | Điểm số đánh giá | Ý nghĩa | |
1 | Vườn sưu tập cây gỗ rừng | 12 | 9 | 6 | 3 | 1 | 31 | Quốc gia |
2 | Suối khoáng nóng Bình Châu | 12 | 12 | 8 | 3 | 4 | 39 | Quốc gia |
3 | Bãi biển Hồ Tràm | 9 | 9 | 4 | 3 | 2 | 27 | Vùng |
4 | Bãi biển Hồ Cốc | 9 | 9 | 4 | 3 | 3 | 28 | Vùng |
5 | Di tích lịch sử tàu không số | 9 | 6 | 2 | 3 | 1 | 21 | Vùng |
6 | Hồ Núi Le | 6 | 3 | 2 | 2 | 1 | 14 | Địa phương |
7 | Núi Mộ Ông | 6 | 6 | 2 | 2 | 1 | 17 | Địa phương |
8 | Thác Hòa Bình | 9 | 3 | 2 | 2 | 3 | 17 | Địa phương |
9 | Hồ Tràm Strip | 12 | 12 | 8 | 4 | 4 | 40 | Quốc gia |
10 | Chùa BảoTích | 6 | 3 | 2 | 2 | 1 | 14 | Địa phương |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Dân Số Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2005-2011
- Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Hiện Trạng Khách Du Lịch Huyện Xuyên Mộc Giai Đoạn 2002-2011
- Dự Báo Khách Du Lịch Đến Xuyên Mộc Năm 2015 Và 2020
- Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Đến Năm 2020 Và Các Giải Pháp Thực Hiện
- Các Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Huyện Xuyên Mộc
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
2.3.2.2. Khu du lịch
Khu DLST Bình Châu được xây dựng và đưa vào hoạt động, phát triển dựa trên quyết định số 4102/QĐ-UB ngày 30 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh về việc: Phê duyệt dự án phát triển DLST ở khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu giai đoạn 2002-2006. Khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu thuộc huyện Xuyên Mộc, nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang và Phước Thuận. Phía Đông giáp huyện Hàm Tân-tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp biển Đông từ ấp Thuận Biên (xã Phước Thuận) đến Bến Lội (xã Bình Châu). Khu bảo tồn có diện tích 11869ha.
Đánh giá về độ hấp dẫn, Khu DLST Bình Châu-Phước Bửu có tiềm năng hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: vườn quốc gia Cát Tiên, rừng Bình Thuận, khu BTTN Núi Chúa-Ninh Thuận, khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu-Đồng Nai, do có suối khoáng nóng và sự đa dạng của hệ thực vật phục vụ cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là cây họ Dầu, lại là rừng tiếp giáp biển có vườn sưu tập động thực vật, có hệ thống cơ sở hạ tầng và đường mòn đi lại thuận tiện, có thể kết hợp với LHDL tắm biển. Điều này được thể hiện rõ qua bảng đánh giá các yếu tố hấp dẫn của DLST sau:
Bảng 2.10: Đánh giá các yếu tố hấp dẫn của DLST ở Bình Châu-Phước Bửu
TNDL tự nhiên | Đa dạng sinh học | Khí hâu | Các yếu tố bổ trợ | Khác | |
Độ lệ hấp dẫn (%) | 60 | 48 | 30 | 5 | 20 |
(Nguồn: Công ty du lịch dầu khí Việt nam [5, tr.69]).
Hiện nay khu DLST Bình Châu-Phước Bửu đóng vai trò trung tâm, chiếm tỷ lệ «quyết định » trong ngành du lịch huyện về cả số lượng khách, doanh thu và số lượng điểm du lịch.
Bảng 2.11: Số lượng khách và doanh thu của khu DLST Bình Châu- Phước Bửu
Số lượng khách | Doanh thu | ||||
Số lượng (lượt người) | Tỷ lệ % so với toàn tỉnh | Doanh thu (tỷ đồng) | Tỷ lệ % so với toàn tỉnh | Tỷ lệ % so với tổng GDP toàn huyện | |
2002 | 358.176 | 8,14 | 9,1 | 1,01 | 0,96 |
2004 | 427.112 | 8,74 | 21,78 | 2,33 | 1,92 |
2006 | 558.000 | 10,04 | 38,25 | 3,81 | 2,82 |
2007 | 659.700 | 11 | 40,47 | 3,76 | 2,77 |
(Nguồn: [10]) Khách đến khu DLST ở Bình Châu-Phước Bửu ngày càng tăng và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng cơ cấu khách và doanh thu toàn tỉnh. Khu DLST này có sáu điểm du lịch, đều là những điểm du lịch quan trọng của huyện: Vườn sưu tập cây gỗ rừng, suối khoáng nóng Bình Châu, Bãi biển Hồ Cốc, Hồ Tràm, Hồ Núi Le, núi Mộ Ông. Là một trong hai khu DLST lớn nhất tỉnh nhưng so với khu DLST Côn Đảo thì khu DLST ở Bình Châu-Phước Bửu có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lí, giao thông, hệ sinh thái rừng, biển và suối khoáng…Lợi thế đó được thể hiện
trong bảng
Bảng 2.12:Cơ cấu khách du lịch đến Bà Rịa-Vũng Tàu phân theo mục đích
(Đơn vị:%)
Mục đích | Khu DLST Bình Châu- Phước Bửu | Côn Đảo | Long Sơn | Minh Đạm | Núi Dinh | |
1 | Thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi không khí | 27.71 | 9.23 | 30.69 | 16.67 | 28.89 |
2 | Nghỉ dưỡng, chữa bệnh | 8.38 | - | - | - | - |
3 | Vui chơi, giải trí | 30.67 | 8.2 | 7.94 | 22 | 38.85 |
4 | Thăm quan, ngắm cảnh | 19.07 | 13.85 | 16.4 | 12.67 | 18.12 |
5 | Tìm hiểu giá trị tự nhiên | 11.04 | 16.92 | 8.99 | 5.33 | 13.04 |
6 | Quan sát các loài thú quý hiếm | 1.64 | 5.13 | - | - | - |
7 | Tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng | - | 46.67 | - | 42.67 | - |
(nguồn: Công ty dầu khí Việt Nam [Nghiên cứu DLST tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu, tr61)