Dự Báo Khách Du Lịch Đến Xuyên Mộc Năm 2015 Và 2020


Khu DLST ở Bình Châu-Phước Bửu có lợi thế hơn hẳn các khu DLST khác trong phạm vi tỉnh về tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi không khí, tìm hiểu giá trị tự nhiên. Các loại hình DLST đã và đang phát triển tại đây:

- Du lịch kết hợp nghiên cứu thông qua chương trình điều tra nghiên cứu khoa học về rừng, phục hồi đa dạng sinh học và cảnh quan trên phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính ven biển, nghiên cứu các mối quan hệ và hợp tác trong phát triển DLST…

- Du lịch nghỉ dưỡng và thăm quan cảnh quan rừng, lưu trú tại các căn nhà nghỉ sinh thái trong vườn sưu tập, mở các tuyến xuyên rừng để giới thiệu tài nguyên động thực vật của khu bảo tồn.

- Du lịch thể thao, leo núi Tầm Bồ, ngọn Hải Đăng.

Tổng hợp điểm theo các tiêu chí đánh giá, khu du lịch này được 38 điểm là khu có sức thu hút khách và hiệu quả khai thác cao.

2.3.2.3. Tuyến du lịch

Theo Khoản 9, Điều 4, Chương I- Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: « Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không ».

* Tuyến du lịch liên tỉnh

- Tuyến du lịch các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Hồ Tràm-Bình Châu-Vũng Tàu-Biên Hòa-TP. Hồ Chí Minh.

Đây là tuyến du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch của Bà Rịa –vũng Tàu cũng như vùng Nam Trung Bộ-Nam Bộ. Chiều dài của tuyến du lịch này khoảng 190 km. Số lượng tài nguyên du lịch trung bình dọc tuyến khá cao (0,24 tài nguyên/km).Tài nguyên du lịch dọc tuyến rất hấp dẫn với trên 5 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, bao gồm các điểm du lịch: làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thủ Đức), khu du lịch sinh thái Cần Giờ, làng nghề truyền thống ở Biên Hòa, làng bưởi Tân Triều, các di tích TP. Vũng Tàu, tắm biển Hồ Cốc-Hồ Tràm, giải trí cao cấp, , khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu, suối khoáng nóng Bình Châu,


thưởng thức đặc sản biển tại Hồ Tràm-Hồ Cốc. Tuyến rất khá tiện lợi về GTVT, CSHT và CSVCKT. Thời gian hoạt động trong tuyến khoảng 240 ngày trong một năm.

Tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá, tuyến này được 48 điểm, là tuyến du lịch rất thuận lợi.

- Tuyến du lịch Xuyên Mộc- Phan Thiết-Đà Lạt

Chiều dài của lộ trình khoảng 260km. Tuyến này đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, thu hút lượng khách khá lớn vào các dịp tết, hè, lễ. Trong tuyến đi, du khách sẽ thăm quan: rừng Bình Châu Phước Bửu, chinh phục đỉnh cao núi Tầm Bồ, thưởng thức đặc sản biển tại Hồ Cốc, thể thao trên biển với các trò chơi kéo dù, thác Pren, cảnh quan Đà Lạt.

Số lượng TNDL trung bình dọc tuyến xếp hạng trung bình (0,12 tài nguyên/km). Tuyến khá tiện lợi về GTVT, CSHT và CSVCKT. Thời gian hoạt động trong tuyến khoảng 200 ngày trong một năm.

Tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá, tuyến này được 41 điểm, là tuyến du lịch rất thuận lợi.

*Tuyến du lịch nội tỉnh

-Tuyến du lịch Phước Bửu- Bình Châu -Lộc An- Vũng Tàu

Chiều dài lộ trình khoảng 70km, giao thông khá tiện lợi. Số lượng điểm du lịch khá nhiều đặc biệt là tại Vũng Tàu. Số tài nguyên trung bình dọc tuyến xếp hạng khá cao (0,29 tài nguyên/km), với nhiều TNDL đặc sắc, CSVCKT khá tốt . Tuyến này có thời gian hoạt động du lịch dài. Hiện tại, tuyến này đã và đang được tương đối hiệu quả, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Điểm số được đánh giá là 42 điểm, cao nhất trong số các tuyến du lịch của huyện, được xếp hạng là tuyến du lịch thuận lợi, có khả năng phát triển cao.

- Tuyến du lịch Hắc Dịch-Bình Giã- Hòa Bình- Bình Châu-TP.VũngTàu

Chiều dài của tuyến này là 120km, giao thông khá tiện lợi. TNDL dọc tuyến khá đa dạng, số lượng tài nguyên trung bình dọc tuyến xếp hạng khá cao (0,21 tài nguyên/km), với trên 5 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. TNDL trong tuyến khá


đặc trưng có thể phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Tại địa điểm Hắc Dịch, Bình Giã CSVCKT chưa tốt nhưng từ Bình Châu tới Vũng Tàu CSHT và CSVCKT khá hoàn thiện bao gồm các nhà hàng, khách sạn. Thời gian hoạt động du lịch được từ 200 đến 250 ngày/ năm, số ngày tiện lợi nhất 200 ngày. Tổng điểm đánh giá của tuyến là 28 điểm, là tuyến du lịch tương đối thuận lợi.

- Tuyến du lịch Hồ Tràm-Phước Bửu-Hòa Bình-Suối Các

Chiều dài của tuyến này là 70km. Số lượng tài nguyên trung bình dọc tuyến xếp hạng trung bình (0,11 tài nguyên/km). CSHT và CSVCKT chưa tốt, vì vậy chưa hấp dẫn khách du lịch, hiệu quả kinh doanh không cao. Hiện trạng này là do TNDL hấp dẫn nhất của tuyến tại điểm du lịch Hồ Tràm strip nhưng điểm du lịch này đang thi công, chưa đưa vào khai thác. Tổng điểm đánh giá của tuyến là 26 điểm, là tuyến du lịch tương đối thuận lợi.

- Tuyến du lịch Phước Bửu-Hồ Cốc-Hòa Bình- Bến Lội

Chiều dài lộ trình khoảng 50km. Số lượng tài nguyên trung bình dọc tuyến xếp hạng trung bình (0,14 tài nguyên/km), nhưng tài nguyên du lịch ở đây cũng không thật đặc sắc, CSHT và CSVCKT chưa tốt, vì vậy chưa hấp dẫn khách du lịch, hiệu quả kinh doanh không cao. Tổng điểm đánh giá của tuyến là 26 điểm, là tuyến du lịch tương đối thuận lợi.

- Tuyến du lịch nông nghiệp, lễ hội nông sản Xuyên Mộc-Châu Đức-Tân Thành

Chiều dài tuyến này khoảng 100km. Số lượng tài nguyên du lịch trung bình xếp hạng ít (0,06 tài nguyên/km). Giao thông khá tiện lợi, sản phẩm du lịch khá đặc trưng, có sức hút lớn đối với các đối tượng khách du lịch là dân đô thị. Hiện nay, hiệu quả kinh doanh của tuyến chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Điểm số được đánh giá là 21 điểm, xếp hạng là tuyến du lịch không thuận lợi.

Kết quả tổng hợp các tuyến du lịch được thể hiện trong phụ lục.

Như vậy, trong số 07 tuyến du lịch được xem xét, đánh giá, Xuyên Mộc có 2 tuyến được đánh giá 41 và 48 điểm là tuyến du lịch thuận lợi có khả năng phát


triển cao (chiếm 28,6%). 04 tuyến được đánh giá là tương đối thuận lợi (chiếm 57,1%), 01 tuyến được đánh giá là không thuận lợi chiếm 14,3%.

2.4. Dự báo phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc‌

2.4.1. Lựa chọn các phương án phát triển‌

Dự báo mức tăng trưởng du lịch huyện Xuyên Mộc được tính toán theo 2 phương án. Phương án 1, được tính toán trên cơ sở tốc độ phát triển của du lịch sẽ tăng cao. Phương án này được đặt trong bối cảnh các điều kiện hết sức thuận lợi, phát triển mạnh tạo điều kiện cho ngành dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ. Các nguồn vốn được huy động thuận lợi. Phương án 2, được tính toán trên cơ sở tốc độ phát triển của du lịch thấp hơn phương án 1. Trong 2 phương án thì phương án 2 được đánh giá khả thi hơn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

2.4.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu‌

2.4.2.1. Khách du lịch

- Dự báo về số lượng khách

Trong giai đoạn 2002-2011, trung bình mỗi năm lượng khách tăng 11,36%,khách quốc tế tăng 17,25 (không tính năm 2007), khách nội địa tăng 13,5

%. Dự báo trong tương lai khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc tăng cao hơn mức trung bình hiện nay từ 5 đến 7%. Trong thực tiễn, khi điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm được đưa vào khai thác và một số điểm du lịch tiềm năng đang xây dựng đi vào hoạt động thì mức tăng thấp nhất của du khách đến Xuyên Mộc sẽ cao hơn so với mức tăng trưởng hiện tại là 3%; mức trung bình cao hơn mức tăng hiện tại 5%; mức cao, cao hơn hiện tại 7% . Vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình năm trong giai đoạn tới sẽ là: tổng lượt khách tăng 26,36%, khách quốc tế 23,25%, khách nội địa 18,5%. Với cơ sở đó, số khách trong năm 2015 và 2020 như bảng 3

Bảng 2.13: Dự báo khách du lịch đến Xuyên Mộc năm 2015 và 2020


Khách du lịch

Đơn vị tính

2015

2020

Tổng số

Ngàn lượt

1887

3 740

Khách quốc tế

Ngàn lượt

92

241

Khách nội địa

Ngàn lượt

1795

3 508

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 12

(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện )


- Dự báo về khách lưu trú

Trong giai đoạn 2002-2011 thời gian lưu trú của khách trung bình 1,5 ngày, khách quốc tế là 1,7 ngày, khách nội địa là 1,2 ngày. Giai đoạn tới du lịch Xuyên Mộc có sự đầu tư về CSHT, CSVCKT và có thêm một số điểm du lịch mới, số ngày lưu trú sẽ tăng thêm. dự báo số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2015 là 2 ngày, nội địa là 1,5 ngày, năm 2020 khách quốc tế là 3 ngày, khách nội địa 2,0 ngày.

Bảng 2.14: Dự báo khách lưu trú ở Xuyên Mộc các năm 2015-2020


Khách du lịch

Đơn vị tính

2015

2020


Quốc tế

Tổng số lượt khách

Ngàn lượt

92

241

Ngày lưu trú trung bình

Ngày

2.0

3.0

Tổng số ngày khách

Ngàn ngày

184

723


Nội địa

Tổng số lượt khách

Ngàn lượt

1 795

3 508

Ngày lưu trú trung bình

Ngày

1.5

2.0

Tổng số ngày khách

Ngàn ngày

2 693

7016

Tổng tất cả ngày khách

Ngàn ngày

2877

7739

(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện)

- Dự báo mức chi tiêu bình quân của khách

Mức chi tiêu trung bình của khách năm 2010 là 90 110 đồng/ngày. Trong những năm tới, kinh tế huyện Xuyên Mộc phát triển, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ, thì mức chi tiêu trung bình tăng thấp nhất là 5%/năm, trung bình tăng khoảng 7%, cao tăng khoảng 10%. Luận văn mạnh dạn lựa chọn mức tăng cao nhất bởi khi xây dựng xong điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp và các công trình du lịch khác, kinh tế huyện sẽ có những bước chuyển biến đáng kể, đã chú trọng phát triển một số nghề chế biến hải sản để phục vụ khách du lịch và cùng với lượng khách tăng, giá cả sẽ tăng.


Bảng 2.15: Dự báo mức chi tiêu trung bình của khách du lịch năm 2015 và 2020

(Đơn vị: đồng)


Năm

2015

2020

Mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế

1 200 000

3 100 000

Mức chi tiêu trung bình của khách nội địa

200 000

531 000

Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch

264 000

771 000

(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện)

2.4.2.2. Doanh thu từ du lịch

Doanh thu du lịch Xuyên Mộc trong thời gian tới chắc chắn có sự gia tăng đáng kể, nhất là khi các điểm du lịch đang được đầu tư đi vào hoạt động. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011 tốc độ gia tăng trung bình doanh thu du lịch là 18,5%, Trong những năm tới, dự báo doanh thu thấp nhất phải đạt bằng mức tăng trưởng hiện có. Luận văn xây dựng các phương án thấp, trung bình, cao. Phương án thấp lấy mức tăng trưởng bằng mức hiện có, phương án trung bình sẽ tăng thêm 10%, phương án cao tăng thêm 20% so với mức tăng trưởng hiện tại. Với phương án lựa chọn ấy, dự báo doanh thu du lịch Xuyên Mộc được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 2.16: Dự báo doanh thu từ du lịch huyện Xuyên Mộc năm 2015 và 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng


Loại doanh thu

2015

2020

Doanh thu từ du lịch quốc tế

221

2,241.3

Doanh thu từ du lịch nội địa

538

3,725.5

Tổng doanh thu

759

5,966.8

(Tính toán của tác giả dựa vào năm 2010 của phòng văn hóa và du lịch huyện)


2.4.2.3. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Xuyên Mộc giai đoạn 2010-2020

Trong những năm qua ngành du lịch Xuyên Mộc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Dựa vào tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002 - 2010 và thực trạng phát triển kinh tế, dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ nói chung và của ngành du lịch như sau:


Bảng 2.17: Dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch và các ngành dịch vụ huyện Xuyên Mộc đến năm 2020

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Nhịp độ tăng trưởng GDP của huyện (1)

18

27

26

Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch và các

ngành dịch vụ (1)

19,5

35

32,5

Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch của

huyện (2)

36

52,5

34

Nguồn: (1) UBND huyện Xuyên Mộc

(2) Dự báo của Phân viện QHĐTNT Miền Nam

2.4.2.4. Nhu cầu phòng lưu trú

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến huyện Xuyên Mộc từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú là yêu cầu rất quan trọng. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau (*):

Số lượt khách x số ngày lưu trú

Số phòng cần có = ---------------------------------------------------------------------

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trung bình trong năm) phòng trung bình năm) trong một phòng )

Số giường trung bình trong một phòng hiện nay của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,5 - l,8 đối với phòng quốc tế và là 2 – 4 đối với phòng nội địa.

Mặt khác, hiện nay du khách chuộng loại hình du lịch khám phá, thích cùng sinh hoạt, ăn, ở với người dân địa phương. Trong thời gian tới, số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiện nghi phong phú và các dịch vụ cao cấp. Xây dựng các khu vui chơi giải trí độc đáo, hấp dẫn nhằm thu hút khách. Như vậy số giường trong 1 phòng là 1,5 đối với phòng quốc tế và 4 đối với phòng nội địa.


Bảng 2.18: Dự báo công suất sử dụng phòng trung bình năm giai đoạn

Đơn vị tính: %


Loại phòng lưu trú

2015

2020

Quốc tế

65

70

Nội địa

70

75

(Nguồn: Dự báo của Phân viện QHĐTNT Miền Nam)


Bảng 2.19: Số phòng lưu trú của huyện Xuyên Mộc đến năm 2020

( Đơn vị tính: phòng)


Nhu cầu phòng lưu trú

2015

2020

Quốc tế

516

1888

Nội địa

2635

6408

Tổng cộng

3151

8296

(Tính theo công thức (*))


2.4.2.5. Nhu cầu lao động

Dự kiến nhu cầu lao động bình quân ở 1 phòng lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 là 0,8 lao động trực tiếp và 1,5 lao động gián tiếp/lao động trực tiếp; giai đoạn 2011–2020 là 1 lao động trực tiếp và 1,8 lao động gián tiếp/lao động trực tiếp [15].

Bảng 2.20: Dự báo nhu cầu lao động du lịch huyện Xuyên Mộc năm 2015 và 2020

Đơn vị tính: người


Loại lao động

2015

2020

Lao động trực tiếp

3151

1888

Lao động gián tiếp

5672

14933

Tổng cộng

8823

16821

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2023