Định Hướng Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Đến Năm 2020 Và Các Giải Pháp Thực Hiện


BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH H. XUYÊN MỘC


Người thực hiện: KS. Võ Văn Thành


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


3.1. Những căn cứ để đưa ra định hướng‌

3.1.1. Các định hướng phát triển du lịch quốc gia và vùng‌

Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược đến 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện kỳ vọng phấn đấu của toàn ngành Du lịch. Đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và thân thiện môi trường. Mục tiêu cụ thể của chiến lược đặt ra là tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5 đến 12% năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Tổng cục Du lịch đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn 2030 cùng nhiều đề án phát triển du lịch, trong đó có Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011-2020. Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020 coi du lịch biển là loại hình chủ đạo cần ưu tiên phát triển bên cạnh du lịch văn hóa và du lịch sinh thái cộng đồng. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ, có sức hút kinh tế và du lịch lớn nhất trong toàn vùng và cả nước. Trung tâm du lịch Vũng Tàu

– Long Hải – Côn Đảo là một trong những trung tâm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh và phụ cận đến 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xem TP. Vũng Tàu nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu đồng thời là tam giác trọng điểm trong Vùng KTTĐPN, có hành lang đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng biển Vũng Tàu, Côn Đảo nối với hải phận quốc


tế, các tuyến đường thủy đi đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng sông Mêkông. Đây là không gian phát triển kinh tế và du lịch sôi động nhất trong của khu vực phía Nam và cả nước, mở hướng phát triển ra phía biển Đông.

3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu‌

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch, chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chiến lược đào tạo - giáo dục du lịch và chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch nhằm đưa ngành Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu hội nhập và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Bà Rịa-Vũng Tàu Năm 2010, năm bản lề kết thúc giai đoạn 1 của chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu, ngành du lịch tiếp tục duy trì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh về nguồn tài nguyên của mình, đó là các loại hình du lịch đặc trưng như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch văn hóa kết hợp thể thao biển… Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang phát triển loại hình du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách tại tỉnh. Một số các sự kiện văn hóa - du lịch đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu như Khai hội VH-DL (tổ chức định kỳ vào Tết nguyên đán) với nghi lễ bắn súng thần công, Festival diều quốc tế.

Bà Rịa-Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương trong và ngoài nước thông qua hội chợ - triển lãm với quy mô quốc gia, quốc tế (Hội chợ quốc tế ITE) để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường du lịch, trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Úc và ASEAN.

Trên nền tảng hệ thống tài nguyên du lịch, Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch như phân loại, đánh giá, quản


lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên nhằm bảo vệ duy trì, phát huy tiềm năng du lịch, phát triển du lịch bền vững.

Ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

3.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Xuyên Mộc‌

Quy họach tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Xuyên Mộc thời kỳ 2006

– 2015, định hướng đến năm 2020 đã xác định các mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân (2006 – 2010) là: 10,1%/năm, giai đoạn (2011-2015) là 10%/ năm, giai đoạn 2016-2020 là 9,8%/ năm.

- Cơ cấu kinh tế (Tính theo giá thực tế): Tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng Thương mại dịch vụ – Nông Lâm nghiệp - Công nghiệp-TTCN.

Trong nội bộ ngành thương mại - dịch vụ thì phát triển mạnh thương mại, nhà hàng, khách sạn, các ngành bưu chính viễn thông, vận chuyển, dịch vụ y tế, bảo hiểm, đào tạo nguồn nhân lực, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Củng cố các chợ đầu mối: Thị trấn Phước Bửu, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Bình Châu. Triển khai trung tâm thương mại của huyện tại thị trấn Phước Bửu. Khai thác tốt lợi thế kinh tế biển và tiềm năng phát triển du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

3.1.4. Thực trạng phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc‌

Với kết quả của chương 2, luận văn nhận thấy Xuyên Mộc là địa bàn thực sự giàu tiềm năng phát triển du lịch. Thời gian qua số lượng các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ cao nhất trong tỉnh, đặc biệt có những dự án lớn tầm quốc gia, quốc tế, là minh chứng hùng hồn cho tiềm năng to lớn để phát triển du lịch của huyện. Mặc dù tốc độ tăng số lượng khách và doanh thu chưa cao nhưng ngành du lịch huyện đã và đang có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Các điểm du lịch đang được hiện đại hóa, một số điểm mới đang khẩn trương xây dựng để sớm đưa vào khai thác đồng loạt và tạo nên sự thống nhất.



3 2 Định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch huyện 3 2 1 Những định 1


3.2. Định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch huyện

3.2.1. Những định hướng chính‌

Phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển và điều tiết quản lý.

Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với tổ chức quản lý, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững.

3.2.2. Định hướng tổ chức kinh doanh‌

Sự phát triển du lịch phải được coi là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp với sự thống nhất cao, phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với những cơ chế, chính sách bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau:

+ Cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng pháp luật và có hiệu quả.

+ Ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án du lịch có quy mô lớn, còn các dự án quy mô nhỏ thì phải thu hút vốn trong dân,vốn liên doanh liên kết trong và ngoài tỉnh.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vui chơi giải trí, tổ hợp thể thao, thương mại mua sắm và các hình thức khác, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng.

Hoạt động kinh doanh du lịch phải được tổ chức trên quan điểm phát triển bền vững, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn với việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, đặc trưng văn hoá địa phương, bảo vệ, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch quốc tế là định hướng chiến


lược nhằm thu ngoại tệ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời coi trọng phát triển du lịch nội địa để tích luỹ đầu tư.

- Định hướng sản phẩm: Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó cần phải đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Có như vậy mới làm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Ngoài những sản phẩm chung cần có những sản phẩm mang tính đặc trưng văn hoá, sinh thái của một vùng, một địa phương, nghiên cứu khai thác sản phẩm du lịch, khắc phục được tính thời vụ. Trên cơ sở tiềm năng du lịch của huyện, hướng đến những đòi hỏi của thị trường, sản phẩm du lịch đặc trưng của Xuyên Mộc gồm: Du lịch nghỉ dưỡng rừng - biển – hồ, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, Du lịch thể thao rừng - biển – hồ, tham quan vườn thú Safari – Bình Châu, mô hình Vườn treo Babylon, Du lịch vui chơi giải trí cao cấp, giải trí có thưởng phong cách Las Vegas, Du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu - hồ – biển, Du lịch cuối tuần, sinh thái đồng quê. Du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE), Du lịch tham quan di tích Lộc An, lễ hội – sự kiện,..

- Định hướng thị trường:

+Thị trường khách quốc tế

Việt Nam gia nhập WTO nên lượng khách quốc tế trong thời gian tới sẽ tăng nhanh, đặc biệt là khách từ châu Au và châu Mỹ. Khách quốc tế đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Một phần khác là những người đến làm ăn, cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, đến Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc vào những ngày cuối tuần, dịp Lễ Tết cùng với gia đình, bạn bè. Dự báo thị trường Đông Bắc Á sẽ chiếm thị phần lớn nhất, phát triển trong thời gian tới.

+Thị trường khách nội địa

Chủ yếu vẫn là từ TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, còn lại là các tỉnh thành khác trong nước. Ngoài ra, xu hướng du lịch khám phá ngày càng có sức lôi cuốn khách du lịch nội địa rất lớn, du khách có


thể tìm hiểu về di tích lịch sử tàu không số Lộc An, thành cổ Chămpa, vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu. Một nhu cầu khác nữa là du khách rất thích cùng sinh hoạt, ăn, ở với người dân địa phương (Homestay).

- Định hướng đầu tư: Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Xuyên Mộc, du lịch huyện đã định hướng đầu tư phát triển ngành trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, xây dựng các danh mục, các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài). Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Đầu tư để phát triển du lịch cộng đồng.

3.3. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện‌

3.3.1. Định hướng chung‌

Trên địa bàn Xuyên Mộc, TCLT du lịch thuận chiều với các hướng phát triển kinh tế của huyện do đặc trưng của hoạt động du lịch là luôn luôn đan xen với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính chất độc lập. Không gian phát triển du lịch chính trong quy hoạch phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc được xác định: phía Tây là du lịch văn hóa-cảnh quan ven hồ ; phía Đông là du lịch cảnh quan rừng ; phía Nam là du lịch biển .

Không gian du lịch văn hoá – cảnh quan hồ: tập trung ở thị trấn Phước Bửu, hồ sông Ray, hồ Xuyên Mộc và hồ Sông Kinh. Có tài nguyên nhân văn phong phú kết hợp sông, hồ, và các vùng chuyên canh rau sạch, cây ăn quả, làng hoa cây cảnh khá thuận lợi cho tham quan các di tích văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, sinh thái rừng - đồng quê, thể thao mạo hiểm.

Không gian du lịch cảnh quan rừng: tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng phòng hộ Phước Thuận, lâm trường Xuyên Mộc (xã Hòa Hiệp, Hòa Hội). Rất thuận lợi phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, tham quan vườn thú hoang dã, nghiên cứu khoa học, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 07/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí