Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 2


Đây là một trong những tài liệu rất có giá trị cho việc nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Tài liệu này đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, kinh nghiệm nước ngoài rất cụ thể và đầy đủ. Tài liệu đã trình bày được một hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị được thiết lập phù hợp với cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp thương mại; xác lập các trung tâm trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, và đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý khác nhau. Mặc khác, để công tác xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị có thể áp dụng cho loại hình doanh nghiệp thương mại mang tính khả thi cao, nghiên cứu đã xác định một số điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các doanh nghiệp thương mại. Ngoài ra, để hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị được xây dựng có thể vận dụng thành công trong loại hình doanh nghiệp thương mại, nghiên cứu cũng đã nêu lên một số giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước và doanh nghiệp. Cũng trong năm này, Luận án của Tiến sĩ Hoàng Văn Tưởng “Tchc kế toán qun trvi vic tăng cường qun lý hot đng kinh doanh trong các doanh

nghip xây lp Vit Nam” đã nghiên cứu đến việc tổ chức các trung tâm trách

nhiệm trong các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp nhỏ và chỉ được trình bày ở góc độ phân công, phân nhiệm chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết và đầy đủ mà một hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp xây lắp cần phải xây dựng. Luận án của Tiến sĩ Trần Văn Tùng (2010) ““Xây dng hthng báo cáo đánh giá trách nhim qun trtrong công ty niêm yết Vit Nam” đã trình bày những nghiên cứu về mặt lý luận của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm nói chung, đặc thù kế toán trách nhiệm trong các công ty cổ phần và mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Nhằm cung cấp thông tin phục vụ kiểm soát, và đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý khác nhau, luận án này cũng đã đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức mang tính phổ biến trong công ty niêm yết, với cơ chế quản lý theo mô hình Tổng công ty có sự phân cấp và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, từ đó đề nghị mô hình chung về xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị cho Tổng công ty. Luận án cũng đã xác định được một số điều kiện để thực hiện


quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết, như công ty phải xây dựng rò động cơ, mục tiêu chung và lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp, phân cấp quản lý rò ràng, trên cơ sở đó xác lập cơ chế quản lý thành những trung tâm trách nhiệm cụ thể; xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn liên quan đến các chỉ tiêu của các báo cáo trách nhiệm; xác lập các phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp và phân tích báo cáo bộ phận; định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ. Năm 2013, Luận án “Xây dng mô hình kế

toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam” của Tiến sĩ

Nguyễn Thị

Minh Phương đã nghiên cứu việc tổ

chức hệ thống kế toán trách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

nhiệm nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trong đặc thù loại hình doanh nghiệp sản xuất Sữa tại Việt Nam. Đây là một trong những tài liệu có giá trị về nghiên cứu và tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp đặc thù. Như vậy, có thể nói, các nghiên cứu trong nước về tổ chức kế toán trách nhiệm trong những năm gần đây bắt đầu đã đi vào cụ thể một số loại hình doanh nghiệp. Đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đã đề cập đến các mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với loại hình doanh nghiệp như tổng công ty, công ty cổ phần. Đây cũng chính là những nội dung mà luận án kế thừa và tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán trách nhiệm trong nước cũng như ngoài nước, tác giả thấy rằng các công trình nghiên cứu được giới thiệu, trình bày trên đây chưa thực hiện nghiên cứu cụ thể về tổ chức kế toán trách nhiệm trong loại hình công ty xây dựng, trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Mảng nghiên cứu đề tài tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các Tổng công ty xây dựng cho đến nay chưa có tác giả nào thực hiện. Nói cách khác, các nghiên cứu trong và ngoài nước cho đến thời điểm này vẫn chưa đề cập đến các nội dung:

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 2

- Tổ

chức hệ

thống kế

toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đặc thù

ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng nói riêng.


- Đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm một cách toàn diện (trên cả phương diện định tính và định lượng).

- Yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài tổ chức kế toán trách nhiệm tại các Tổng công ty xây dựng là cần thiết tiếp tục kế thừa các công trình trên và đề xuất tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc thù doanh nghiệp xây dựng, phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để tìm hiểu và làm sáng tỏ

thực trạng tổ

chức hệ

thống kế

toán trách

nhiệm ở

các tổng công ty xây dựng trong thời gian để từ

đó nhận diện được

những nguyên nhân, ảnh hưởng cũng như sự cần thiết phải tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong thời gian đến, luận án đã tiến hành khảo sát thực tế về kế toán trách nhiệm đang được áp dụng trong các tổng công ty xây dựng.

Phạm vi khảo sát là 7 Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ GTVT:

- Tổng công ty xây dựng Thăng Long;

- Tổng công ty xây dựng Đường thủy;

- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 1;

- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 4;

- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 5;

- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 6;

- Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 8.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận án nhằm đề xuất tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Vì vậy, mục tiêu cụ thể được đặt ra là:

- Tổng kết những lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, các tiếp cận về tổ chức kế toán trách nhiệm trên thế giới nhằm xây dựng những luận cứ khoa học về tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng.


- Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý trong những năm qua.

- Xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong thời gian đến.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước.

- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng

phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative approach) mà cụ

thể

là phương

pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp định lượng hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết. “Thiết kế hỗn hợp gắn kết là dạng thiết kế trong đó một phương pháp (định tính hoặc định lượng) là chính và phương pháp còn lại gắn vào với phương pháp chính. Như vậy, phương pháp gắn kết (phụ) này đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp chính” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 198).

Trong phương pháp tình huống (case study research), công cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là khảo sát và quan sát (observation). “Phân tích dữ liệu định tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 130). Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và các cấp quản lý trong tổng công ty từ Hội đồng thành viên, Tổng (phó) tổng giám đốc, ban giám đốc các công ty thành viên, các trưởng, phó phòng kế toán; các đội trưởng, tổ trưởng tổ thi công các công trình xây dựng. và quan sát đối tượng nghiên cứu (những vấn đề về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng) để thu thập và phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận án còn sử dụng các phương pháp

khác như phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu … để

nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trải qua 7 bước:


Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 3: Chọn tình huống

Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu

Bước 5: Thu thập dữ liệu

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Bước 7: Xây dựng mô hình

Cụ thể:

- Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, một số vấn đề mà các tác giả đã chưa đề cập đến là:

+ Việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp đặc thù ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng nói riêng.

+ Việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trên cả

phương diện định tính và định lượng.

+ Yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững.

- Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.


Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

1. Kế toán trách nhiệm là gì? Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kế toán trách nhiệm trong và ngoài nước đã được giải quyết như thế nào?

2. Tình hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý trong thời gian qua đã được thực hiện như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân?

3. Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý nói riêng có những điểm đặc thù gì ? và cần phải giải quyết như thế nào để phù hợp các yêu cầu tăng cao chất lượng và hiệu quả về mặt kinh tế - môi trường - xã hội ?

4. Trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững, yêu cầu đặt ra cho việc đánh giá thành quả quản lý các trung tâm trách nhiệm trong tổng công ty xây dựng như thế nào? Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm trách nhiệm trên cả phương diện định tính và định lượng là các chỉ tiêu gì?

- Bước 3: Chọn tình huống.

Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận án lựa chọn đó chính là những vấn đề về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý. Cụ thể là tập trung về công tác xây dựng tầm nhìn chiến lược của các tổng công ty; công tác tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý; hệ thống các báo cáo và các công cụ được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý cũng như những yêu cầu cấp thiết của xu thế hội nhập, phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp xây lắp.

- Bước 4. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

Để có được thông tin về những vấn đề tổ chức hệ thống kế toán trách

nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý,

phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp …


Cụ thể, tác giả khảo sát, phỏng vấn sâu các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và các cấp quản lý trong tổng công ty từ Hội đồng thành viên, Tổng (phó) tổng giám đốc, ban giám đốc các công ty thành viên, các trưởng, phó phòng kế toán; các đội trưởng, tổ trưởng tổ thi công các công trình xây dựng để khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các nội dung xoay quanh các câu hỏi nghiên cứu như phân cấp quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm, các thông tin quá trình hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận … kết hợp với quan sát, điều tra nghiên cứu, ghi chép tại các tổng công ty xây dựng, các công ty thành viên. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thu thập các thông tin về tác động của hoạt động xây dựng đến môi trường, xã hội cũng như thái độ của người dân, của xã hội liên quan đến hoạt động xây dựng và yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững … với vai trò là người quan sát hoàn toàn (The complete observer). Tuy số lượng mẫu khảo sát chưa lớn do đặc thù đối tượng khảo sát hạn chế nhưng vẫn đảm bảo được trên mức tối thiểu trong nghiên cứu thống kê.

- Bước 5. Thu thập dữ liệu.

Số liệu thứ cấp: Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của chính phủ, các Quyết định của Bộ xây dựng, các Quy chế, Điều lệ tổ chức của các tổng công ty xây dựng, các báo cáo của các công ty xây dựng, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong và ngoài nước…

Số liệu sơ cấp: tác giả sử dụng bảng câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý; trực tiếp khảo sát và quan sát thực tiễn về tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng tại các Tổng công ty xây dựng do Bộ giao thông vận tải làm chủ sở hữu. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các bài báo, các đánh giá về chất lượng công trình xây dựng, những rào cản trong quá trình thi công xây dựng; thái độ của người dân, của xã hội liên quan đến hoạt động xây dựng và yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững hiện nay.

- Bước 6. Phân tích dữ liệu.


Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, tác giả tiến hành phân

tích, đánh giá giữa thực trạng với cac

thac

h thưc

, cơ hôị , xu thế phát triển; nhận

diện những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng cua công tác phân cấp quản lý,

công tác lập kế hoạch, dự toán, hệ thống thông tin báo cáo, đánh giá trách nhiệm quản lý … trong các tổng công ty xây dựng. Tác giả sử dụng phầm mềm SPSS để hỗ trợ trình bày thống kê mô tả và kiểm định sau.

- Bước 7. Xây dựng mô hình

Qua phân tích các dữ liệu kết hợp với những lý luận về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, tác giả tiến hành xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Các nghiên cứu cho thấy kế

toán quản trị xuất hiện đầu tiên

ở Mỹ vào

những năm đầu của thế kỉ XIX. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, kế toán quản trị vẫn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ đặc biệt là vận hành, ứng dụng trong từng lĩnh vực hoặc đối tượng cụ thể. Vì vậy, luận án là một tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu và vận dụng kế toán quản trị nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Những nội dung được trình bày trong luận án là sự tổng kết các quan điểm của nhiều tác giả, kinh nghiệm của các số nước cũng như những đề xuất mới mẻ gửi cho các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý nhằm từ đó góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất và nội dung của kế toán quản trị cũng như những điều kiện cấp thiết cho việc tổ chức, thực hiện kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng ở Việt Nam.

Mặc dù Bộ

Tài chính đã ban hành Thông tư

53/2006/TT-BTC về

việc

hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, nhưng việc nghiên cứu,

vận dụng kế

toán quản trị

nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng cho các

doanh nghiệp ở Việt Nam là một việc không hề đơn giản và cho đến nay Thông tư này gần như đã đi vào quên lãng. Thực tế ở nước ta, việc sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp cho quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Kế toán quản trị ở vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022