Báo Cáo Thực Hiện Của Trung Tâm Lợi Nhuận


CÔNG TY… NĂM … ĐVT…



Thứ tự loại công trình

Tên công trình, hạng mục công

trình


Đơn vị thi công

Tổng doanh thu theo hợp

đồng

Doanh thu thực tế kỳ

này


Ghi chú

I. Công trình hoàn thành bàn giao trong năm. Trong đó:

1. Công trình khởi công từ năm trước


Công trình A

Đội thi công số 1





Công trình B

Đội thi công số 2





Hạng mục C

Đội thi công số 3




2. Công trình khởi công trong năm


Công trình D

Đội thi công số 4





Hạng mục F

Đội thi công số 5




II. Công trình chuyển tiếp sang năm sau. Trong đó:

1. Công trình khởi công từ năm trước


Công trình G

Đội thi công số 6





Hạng mục H

Đội thi công số 7




2. Công trình khởi công trong năm

a.Đã ký hợp đồng


Công trình I

Đội thi công số 8





Hạng mục J

Đội thi công số 9




b.Mới ký hợp đồng


Công trình K

Đội thi công số 10





Hạng mục L

Đội thi công số 11




TỔNG CỘNG


XXX


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 19


3.3.2.3. Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận được thiết kế theo từng công trình, hạng mục công trình. Chịu trách nhiệm chính về các báo cáo này là giám đốc các công ty xây lắp. Căn cứ vào các báo cáo thực hiện của trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu, Trung tâm lợi nhuận lập báo như sau:


Bảng 3-14: Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận


TỔNG CÔNG TY… BÁO CÁO THỰC HIỆN CỦA TRUNG TÂM LỢI NHUẬN

CÔNG TY… NĂM … ĐVT:…


TT

CHỈ TIÊU

CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CT…

Toàn

công ty

A

B

C

1

Doanh thu thuần






2

Biến phí sản xuất






3

Số dư đảm phí sản xuất






4

Biến phí quản lý






5

Số dư đảm phí bộ phận






6

Định phí bộ phận






7

Số dư bộ phận






8

Chi phí (định phí) quản lý

chung của công ty phân bổ






9

Lợi nhuận trước thuế







3.3.2.4. Báo cáo thực hiên của trung tâm đầu tư

Báo cáo thực hiện trung tâm đầu tư được lập tại cấp cao nhất của Tổng công ty. Báo cáo thực hiện được lập làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên và hiệu quả của từng lĩnh vực hoạt động mà Tổng công ty đã đầu tư. Chịu trách nhiệm chính về các báo cáo này là Tổng giám đốc. Báo cáo được lập định kỳ hàng năm. Mẫu báo cáo được thiết kế như sau:


Bảng 3-15: Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư

Bộ Xây Dựng

Tổng công ty XD …

BÁO CÁO THỰC HIỆN CỦA TRUNG TÂM ĐẦU TƯ

- Năm … -



TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

SỐ TIỀN

1

Doanh thu thuần

Tr.Đồng


2

Lợi nhuận trước thuế

Tr.Đồng


3

Thuế

Tr.Đồng


4

Lợi nhuận sau thuế

Tr.Đồng


5

Vốn đầu tư

Tr.Đồng


6

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

%


7

Tỷ suất chi phí vốn

%/năm



8

Thu nhập giữ lại (RI)

Tr.Đồng


9

EVA

Tr.Đồng


10

ROCE

%



Tổng công ty cần lập thêm bảng kết quả đầu tư của Tổng công ty vào từng công ty thành viên. Mẫu bảng được thiết kế như sau:

Bảng 3-16: Bảng kết quả đầu tư

Bộ Xây Dựng

Tổng công ty XD…

KẾT QUẢ ĐẦU TƯ

- Năm … - ĐVT…



TT

Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

Tổng

cộng

1

Vốn đầu tư



2

Tỷ lệ vốn góp cổ phần





3

Lợi nhuận chia cổ phần





4

Cổ tức được hưởng (2x3)





5

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (4/1)





3.3.3. Xây dựng hệ thống các báo cáo phân tích

3.3.3.1. Báo cáo phân tích của trung tâm chi phí

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí là chênh lệch giữa chi phí có thể kiểm soát thực tế và chi phí có thể kiểm soát theo dự toán linh hoạt. Chi phí có thể kiểm soát theo dự toán linh hoạt là chi phí được lập khi nhận khoán công trình loại bỏ đi những công trình, hạng mục công trình thực tế không hoàn thành. Trách nhiệm của trung tâm chi phí là phải hoàn thành công trình đúng hạn, đảm bảo chất lượng và tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, người quản lý bộ phận phải xác định được nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến quá trình thi công công trình làm phát sinh chi phí (trọng tâm là biến phí) theo các khoản mục chi phí.

Đi sâu vào giá thành sản phẩm xây lắp, nhà quản trị có thể phân tích và xác định nguyên nhân gây nên biến động chi phí. Việc phân tích chi phí có thể chi tiết theo nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và chi phí chung. Rò ràng những thông tin chi tiết như vậy rất quan trọng cho các nhà quản trị. Biến động chi phí có thể chi tiết hóa như sau:


Biến động chi phí

Biến động biến phí

Biến động biến phí Nguyên vật liệu

trực tiếp

Biến động biến phí Nhân công trực

tiếp

Biến động định phí

Biến động biến phí Máy thi công trực tiếp

Biến động biến phí sản xuất chung

Biến động lượng sử dụng

Biến động giá

Hình 3-5: Mô hình phân tích biến động chi phí

* Đối với biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân tố ảnh hưởng:

- Về

lượng: chênh lệch khối lượng vật liệu thực tế

tiêu hao so với khối

lượng theo định mức. Nếu chênh lệch dương thì nguyên nhân có thể là do khối lượng dự toán chưa sát với thực tế, hao hụt trong thi công lớn hoặc do thi công không đúng thiết kế phải phá dỡ làm lại… Nếu chênh lệch âm thì nguyên nhân có thể do công tác tổ chức thi công tốt, tiết kiệm được nguyên vật liệu…

- Về giá: chênh lệch giữa đơn giá thực tế so với đơn giá dự toán. Nếu chênh lệch dương thì nguyên nhân có thể là do công trình thi công trong thời gian dài nên vật liệu bị trượt giá, do khan hiếm nên giá vật liệu tăng … Ngược lại, nếu chênh lệch âm thì nguyên nhân có thể là do giá vật liệu giảm, đơn vị tìm được nguồn hàng rẻ ...

* Đối với biến phí nhân công trực tiếp, nhân tố ảnh hưởng:

- Về lượng: chênh lệch giữa hao phí nhân công thực tế so với dự toán. Nếu chênh lệch dương thì nguyên nhân có thể là do khối lượng dự toán chưa sát với

thực tế, do thi công không đúng thiết kế phải tốn công phá dỡ làm lại… Nếu


chênh lệch âm thì nguyên nhân có thể do công tác tổ chức thi công tốt, năng suất lao động tăng …

- Về giá: chênh lệch giữa đơn giá tiền công thực tế so với đơn giá tiền công trong dự toán. Nguyên nhân có thể do Nhà nước điều chỉnh hệ số lương hay bản thân đơn vị có điều chỉnh lại định mức lương …

* Đối với biến phí máy thi công, nhân tố ảnh hưởng:

- Về lượng: chênh lệch giữa số lượng ca máy thực tế so với dự toán. Nguyên

nhân có thể tạp, ...

do dự

toán được lập chưa sát với thực tế, địa hình thi công phức

- Về giá: chênh lệch giữa đơn giá thực tế so với đơn giá dự toán. Nguyên nhân có thể do giá nhiên liệu trên thị trường tăng, …

* Đối với chi phí chung: nhân tố ảnh hưởng có thể do bộ máy gián tiếp cồng kềnh, thời gian thi công kéo dài, …

Hàng ngày, tổ trưởng các tổ thi công trực thuộc đội (hoặc đội trưởng đội thi công trực thuộc xí nghiệp) theo dòi và ghi chép các chi phí phát sinh trong quá trình thi công như: nguyên vật liệu xuất dùng trong ngày, số giờ công của người lao động, số ca máy thi công … Định kỳ (hàng tháng), tổ trưởng tổ thi công thuộc đội (hoặc đội trưởng đội thi công trực thuộc xí nghiệp) đánh giá sơ bộ khối lượng đã thực hiện và đối chiếu với kế hoạch tiến độ thi công, định mức thiết kế. Việc

theo dòi sâu sát, thường xuyên như

vậy giúp tổ

trưởng tổ

thi công (hoặc đội

trưởng đội thi công trực thuộc xí nghiệp) bên cạnh việc quản lý các chi phí phát sinh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình còn kịp thời phát hiện, hạn chế những sai sót phát sinh ngoài dự toán; phòng ngừa được việc thi công không đúng thiết kế phải phá dỡ làm lại, chậm trễ tiến độ thi công.

Khi hạng mục thi công đã hoàn thành, tổ

trưởng tổ

thi công (hoặc đội

trưởng đội thi công trực thuộc xí nghiệp) kết hợp với các bộ phận có liên quan (bộ phận cung ứng vật tư..) tổng hợp toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh và gởi báo cáo về cho Trung tâm chi phí (đội hoặc xí nghiệp trực thuộc). Trung tâm chi phí (đội hoặc xí nghiệp trực thuộc) sẽ sử dụng các báo cáo này để lập báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí. Báo cáo theo dòi sự chênh lệch giữa các khoản


mục chi phí thực tế so với chi phí dự toán đã được lập theo định mức thiết kế. Báo cáo này là căn cứ quan trọng để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí. Ví dụ minh họa cho hạng mục công trình “Bê tông cng và chga mác 250#”, từ bảng tính đơn giá thực tế (giá thành đơn vị), đối chiếu với đơn giá dự toán chi phí đã được lập trước đây, đội thi công (trung tâm chi phí) lập báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí để đánh giá thành quả của trung tâm.

Mẫu báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí được thiết kế như sau:


Qua bảng báo cáo, ta dễ dàng xác định được nguyên nhân đơn giá xây dựng của 1m3 “Bê tông cng và chga mác 250#” tăng hơn hay thấp hơn so với dự toán linh hoạt.

Khi đi sâu vào phân tích chênh lệch về “lượng” và “giá”, người quản lý cấp cao hơn sẽ xác định rò nguyên nhân để đánh giá chính xác tình hình thực hiện và trách nhiệm quản lý cấp dưới. Chịu trách nhiệm chính ở đây chính là Đội trưởng đội thi công trực tiếp thi công hạng mục công trình và chịu trách nhiệm liên đới là Tổ trưởng tổ thi công hạng mục công trình.

Tổng hợp các báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí có thể kiểm soát của các hạng mục công trình, đội thi công lập báo cáo tổng hợp phân tích tình hình thực hiện chi phí có thể kiểm soát cho toàn công trình. Ta có báo cáo như sau:

(Trang 149)


Qua bảng báo cáo, người quản lý dễ dàng nhận thấy việc thi công các hạng mục công trình có được kiểm soát theo đúng dự toán hay không, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan,… Trong đó, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về đội trưởng đội thi công vì đã không kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và chỉ đạo khắc phục kịp thời các phát sinh gây chênh lệch chi phí có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán.

Như vậy, qua phân tích các biến động trong từng hạng mục công trình,

người quản lý trung tâm chi phí cũng như các cấp cao hơn dễ dàng đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thi công, thực hiện nhiệm vụ được giao.


3.3.3.2. Báo cáo phân tích của trung tâm doanh thu

Căn cứ vào các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, bàn giao

trong kỳ và được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán, các công ty xây lắp tiến hành lập các báo cáo phân tích tình hình thực hiện với tư cách là trung tâm doanh thu để đánh giá hoạt động của mình và gởi báo cáo về công ty. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện của trung tâm doanh thu được thiết kế cho từng công trình, hạng mục công trình. Báo cáo thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu có thể kiểm soát thực tế với doanh thu có thể kiểm soát theo dự toán của trung tâm. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện doanh thu được thiết kế như sau:

Bảng 3-19: Báo cáo phân tích của trung tâm doanh thu

TỔNG CÔNG TY… BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỦA TRUNG TÂM DOANH THU

CÔNG TY… NĂM… ĐVT…



Thứ tự loại công trình

Tên công trình, hạng mục công

trình


Đơn vị thi công


Doanh thu


Ghi chú

Dự

toán

Thực

tế


CL

I. Công trình sẽ hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch. Trong đó:

1. Công trình khởi công từ năm trước


Công trình A

Đội thi công số 1






Công trình B

Đội thi công số 2






Hạng mục C

Đội thi công số 3





2. Công trình khởi công trong năm


Công trình D

Đội thi công số 4






Hạng mục F

Đội thi công số 5





II. Công trình chuyển tiếp sang năm sau. Trong đó:

1. Công trình khởi công từ năm trước


Công trình G

Đội thi công số 6






Hạng mục H

Đội thi công số 7





2. Công trình khởi công trong năm

a.Đã ký hợp đồng trong năm trước


Công trình I

Đội thi công số 8






Hạng mục J

Đội thi công số 9





b.Ký hợp đồng trong năm


Công trình K

Đội thi công số 10






Hạng mục L

Đội thi công số 11





TỔNG CỘNG

xxx

xxx

xxx


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022