gian hơn nữa để trao đổi, bàn bạc, xem xét về chiến lược của đơn vị mình. Bên cạnh đó, từng trung tâm trách nhiệm phải xây dựng cho mình 1 bộ thước đo tiêu chuẩn phù hợp với đặc thù của đơn vị để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm trên 5 khía cạnh: nhận thức, quy trình, khách hàng, tính bền vững và tài chính.
Ba là, khi đã xác định vận dụng mô hình KM Star thì phải kiên định với mô hình này và yêu cầu tất cả các nhân viên, người lao động trong đơn vị phải tuân thủ triệt để quy trình đánh giá theo KM Star. Đưa tất cả các công việc trong đơn vị hòa quyện cùng với nhau, đồng thuận đi theo định hướng chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quán triệt tinh thần Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và dựa vào đặc điểm, tình hình tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay kết hợp với các điều kiện về tổ chức kế toán trách nhiệm, trong chương 3 tác giả đã trình bày được một số vấn đề cốt lỏi nhằm tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng trong thời gian tới. Cụ thể đã:
- Thiết kế mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây
dựng.
- Xác lập các điều kiện cho mô hình được thiết kế vận hành, đáp ứng được
Có thể bạn quan tâm!
- Báo Cáo Thực Hiện Của Trung Tâm Lợi Nhuận
- Xây Dựng Báo Cáo Phân Tích Của Trung Tâm Đầu Tư
- Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 21
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
cho việc thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng thông tin và trách nhiệm quản lý trong đặc thù doanh nghiệp xây lắp theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Các tổng công ty phải tập trung vào việc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để thực hiện sự phân cấp và xử lý thông tin liên quan đến các tài khoản trách nhiệm; phải xây dựng hệ thống các báo cáo dự toán, hệ thống các báo cáo thực hiện, hệ thống các báo cáo phân tích nhằm đánh giá việc thực hiện của các trung tâm trách nhiệm. Đồng thời, tổng công ty xây dựng phải thiết kế lại bộ máy kế toán trong đó kế toán trách nhiệm được tổ chức như thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Một trong những nội dung quan trọng mang tính mới ở chương 3 là tác giả đã đề xuất sử dụng Mô hình KM Star để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm trách nhiệm của các Tổng công ty xây dựng trên phương diện cân đối các khía cạnh tài chính và phi tài chính. Đây là một nội dung mới của kế toán quản trị.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Các Tổng công ty xây dựng hiện nay đang đứng trước những
thách thức,
khó khăn trong kinh doanh. Nâng cao năng lực quản lý và đánh giá được thành quả của các đơn vị, bộ phận là một trong những vấn đề cấp thiết của Tổng công ty. Việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty là một tất yếu khách quan.
Mặc dù Bộ
Tài chính đã ban hành Thông tư
53/2006/TT-BTC về
việc
hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, nhưng việc nghiên cứu,
vận dụng kế
toán quản trị
nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng cho các
doanh nghiệp ở Việt Nam là một việc không hề đơn giản. Thực tế ở nước ta,
việc sử dụng các thông tin do kế toán cung cấp cho quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Kế toán quản trị ở vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và
vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp. Luận án góp phần vào quá trình hoàn
thiện công cụ quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tổng công ty nói chung và các tổng công ty xây dựng nói riêng. Thêm vào đó, mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm được xác lập trong luận án dựa trên tiến trình phát triển và hội nhập theo mục tiêu phát triển bền vững. Đây chính là điểm mới mà chưa có tác giả nào trong nước đã công bố.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm và tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các Tổng công ty xây dựng, luận án đã xây dựng một mô hình quản lý và đánh giá được việc thực hiện của các cấp (bộ phận) trong Tổng công ty từ cấp thấp đến cấp cao nhất.
Ngoài ra, để góp phần đánh giá một cách toàn diện, luận án đã đề xuất vận
dụng mô hình KM Star để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm trách
nhiệm trong tổng công ty xây dựng. Đây là một nội dung mới trong việc kiểm soát,
quản trị doanh nghiệp. Đây cũng chính là những đòi hỏi, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập, phát triển bền vững.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Nhà nước
Để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa hoạt động của các tổng công ty cũng như việc vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm vào trong điều kiện cụ thể của các tổng công ty xây dựng nhằm tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị, về phía Nhà nước cần phải:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức theo mô hình tổng công ty.
- Xây dựng và phát triển các chương trình, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán trách nhiệm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo … có cơ hội được tiếp cận để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các quốc gia như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ … trong các doanh nghiệp cũng như việc tổ chức đào tạo trong nhà trường.
2.2. Đối với các tổng công ty
Quán triệt tinh thần Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm
là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015” đã được Thủ
tướng chính phủ phê duyệt, các Tổng công ty phải xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tùy vào đặc điểm và tình hình của đơn vị mà vận dụng, xây dựng một mô hình kế toán trách nhiệm phù hợp; kèm theo các điều kiện cụ thể để mô hình đó được vận hành. Để làm được điều này, trước hết các tổng công ty xây dựng cần phải:
- Cơ cấu lại tổ chức sản xuất và quản lý, tăng cường phân cấp để nâng cao trách nhiệm và quyền hạn quản lý.
- Tổ chức lại hệ thống kế toán. Cụ thể:
+ Tổ chức hệ thống ghi chép chứng từ ban đầu.
Nguyên tắc chung khi thiết kế chứng từ phải đảm bảo được yêu cầu phân loại chi phí theo cách ứng xử của nó đối với mức độ hoạt động, chi tiết các khoản
chi phí đến từng đối tượng cụ thể nhằm đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi phí của các nhà quản trị. Qua đó làm cơ sở để xác định các chỉ tiêu định mức làm căn cứ dự toán, tập hợp chi phí theo bộ phận, theo từng loại trung tâm trách nhiệm.
+ Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Xây dựng các sổ kế toán chi tiết nhằm tạo cơ sở số liệu lập các báo cáo trách nhiệm. Ngoài việc sử dụng hệ thống sổ chi tiết được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-BTC, các công ty trong toàn tổng công ty cần thiết kế thêm một số sổ kế toán để theo dòi chi tiết các khoản doanh thu, chi phí cả kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch; riêng các khoản chi phí cần theo dòi theo cách ứng xử chi phí.
+ Tổ chức lại bộ máy kế toán.
Như nội dung đã trình bày ở phần quan điểm, mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phải vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống kế toán trong các tổng công ty xây dựng, vừa đảm bảo tính hài hòa giữa chi phí và lợi ích. Vì vậy, bộ máy kế toán phải được thiết kế lại theo hướng kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một phòng nhưng có sự tách biệt, phân công rò ràng về nội dung, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
+ Tổ chức lại hệ thống báo cáo kế toán.
Đi kèm với việc tổ chức lại bộ máy kế toán theo hướng tách biệt rò ràng 2 phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị là hệ thống báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán của các tổng công ty vừa phải được tổ chức lập theo quy định của kế toán tài chính còn phải được tổ chức lập theo yêu cầu của kế toán quản trị. Trong đó, Báo cáo kế toán trách nhiệm là một bộ phận không thể tách rời của các báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm được tổ chức bao gồm hệ thống các báo cáo dự toán, hệ thống các báo cáo thực hiện và hệ thống các báo cáo phân tích.
- Nâng cao trình độ quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kế toán trách
nhiệm. Định kỳ tiến hành hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm đang áp dụng nhằm đảm bảo tính hữu ích của thông tin do các báo cáo cung cấp cho nhà
quản trị, và phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị trong từng thời kỳ nhất định.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh kế, tài chính trong doanh nghiệp cho các nhà quản lý. Việc thực hiện chức năng này có tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào tính thường xuyên, kịp thời và chính xác của thông tin. Ngày nay theo đà phát triển của công nghệ thông tin, việc tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán.
Đối với kế toán trách nhiệm, vấn đề xử lý nhiều nghiệp vụ khác nhau, xác định mã của các trung tâm trách nhiệm, phân loại chi phí, trích lọc dữ liệu … đòi hỏi cần phải ứng dụng công nghệ thông tin để có thể xử lý nhanh thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo trách nhiệm kịp thời và đảm bảo được tính hữu ích của thông tin.
- Để vận dụng được mô hình KM Star phục vụ công tác đánh giá thành quả của các đơn vị, bộ phận, các tổng công ty phải tuân thủ đúng các điều kiện khi áp dụng KM Star. Trong đó, yếu tố xây dựng chiến lược là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chiến lược phải được xây dựng hướng về phía khách hàng, trên tinh thần cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường chứ không chỉ là những chiến lược sáo rỗng, xây dựng cho có, theo phong trào.
2.3. Đối với các cơ sở đào tạo
- Đưa nội dung Kế toán trách nhiệm thành một nội dung quan trọng trong nội dung đào tạo kế toán quản trị. Đưa các mô hình BSC, KM Star lồng ghép vào trong chương trình đào tạo chính khóa.
- Tổ chức các hội thảo, semina, chuyên đề về vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp lớn, nơi có sự phân cấp quản lý.
- Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, máy tính và các phương tiện quản lý khác; kỹ năng phân tích, tổ chức hệ thống thông tin kế toán
trong môi trường tin học, hiện đại. Đặc biệt là sử dụng tin học trong việc xử lý và lập các báo cáo của các trung tâm trách nhiệm.
- Nhanh chóng tiếp cận các nội dung về hệ thống kế toán trách nhiệm theo hướng tiếp cận thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
2.4. Kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo
Vì thời gian và điều kiện không cho phép nên luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định. Luận án đã đưa ra được mô hình tổ chức cụ thể cho các tổng công ty xây dựng nhưng vẫn còn mang tính tổng quát chung, khuôn mẫu, chưa cụ thể cho 1 đối tượng tổng công ty xây dựng nào. Hệ thống các báo cáo, bảng biểu và các chỉ tiêu đánh giá … được xây dựng mang tính minh họa, hướng dẫn chứ không cụ thể cho 1 đối tượng tổng công ty hoặc vẫn còn chưa đề cập đến trung tâm chi phí dự toán (bộ phận văn phòng).
Dựa trên kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án, hướng nghiên cứu kế tiếp có thể được triển khai thực hiện đó là việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm đi sâu vào từng mảng hoạt động của loại hình tổng công ty (trong trường hợp công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực) hay đi chi tiết vào từng tổng công ty xây dựng cụ thể.
Mở rộng hơn, vấn đề nghiên cứu có thể phát triển thêm đó là việc xác lập
mô hình tổ
chức kế
toán trách nhiệm trong các mô hình doanh nghiệp như tập
đoàn, công ty… nơi có thực hiện phân cấp quản lý.