Mô Hình Tổ Chức Các Tttn Tương Ứng Với Các Cấp Quản Lý


- Xác lập quy trình đo lường, đánh giá hiệu quả một cách khoa học, minh bạch, rò ràng và cụ thể.

3.1.3 Thiết kế mô hình

Theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cu doanh nghip nhà nước, trng tâm là tp đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước giai đon 2011 - 2015” và theo chỉ đạo của Bộ xây dựng, các Tổng công ty xây dựng cần phải cơ cấu lại ngành, nghề kinh doanh tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính là lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm phải được thiết kế phù hợp với các lĩnh vực xây dựng.

Tổng công ty xây dựng có quy mô lớn, nhiều đơn vị thành viên. Việc hình

thành các trung tâm trách nhiệm riêng biệt trong toàn Tổng công ty sẽ đáp ứng

được yêu cầu của các nhà quản trị cấp cao là nắm bắt được toàn bộ hoạt động của các cấp thấp hơn một cách nhanh nhất thông qua các báo cáo đánh giá về hiệu quả hoạt động quản lý của từng trung tâm.

Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay với mô hình

công ty mẹ - con, các Tổng công ty xây dựng có thể tổ chức thành bốn (04) trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi phí; Trung tâm doanh thu; Trung tâm lợi nhuận và Trung tâm đầu tư.

Các Công ty hạch toán phụ thuộc

(TT lợi nhuận)

Các Công ty con

(TT lợi nhuận)

Các Đội thi công xây dựng Các Xí nghiệp hạch toán báo sổ Phòng Kinh doanh TCT

(Trung tâm chi phí) (Trung tâm chi phí) (Trung tâm doanh thu)

Các phòng chức năng Tổng c.ty, các công ty thành viên

(TT chi phí)

Các Tổ thi công (Bộ phận của TT chi phí)

Các Tổ thi công (Bộ phận của TT chi phí)

Phòng KD Cty thành viên

(Bộ phận Trung tâm doanh thu)

Mô hình được xác lập như sau:

TỔNG CÔNG TY

(Trung tâm đầu tư)


Hình 3-1: Mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm

Xét trên khía cạnh tổng quát toàn Tổng công ty xây dựng, mô hình tổ chức các trung tâm trách nhiệm được thiết lập tương ứng với các cấp quản lý như sau:


Cấp thứ 1 (Tổng công ty XD): Hội đồng thành viên

Tổng giám đốc

Trung tâm đầu tư


Cấp thứ 2 (Các công ty con): Giám đốc công ty

Trung tâm lợi nhuận


Cấp thứ 3 (Phòng Kinh doanh TCT, các công ty thành viên):

Trưởng phòng

Trung tâm doanh thu


Cấp thứ 4 (Các xí nghiệp, đội thi công…):

Giám đốc xí nghiệp Đội trưởng …

Trung tâm chi phí

Hình 3-2: Mô hình tổ chức các TTTN tương ứng với các cấp quản lý

- Cấp thứ nhất: là cấp cao nhất xét trên toàn tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động của tổng công ty là Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng. Đây gọi là trung tâm đầu tư.

- Cấp thứ hai: Là các công ty con. Chịu trách nhiệm về hoạt động của các công ty thành viên này là các Giám đốc công ty. Đây được coi là trung tâm lợi nhuận. Tuy vậy, bên cạnh việc thể hiện trách nhiệm của một trung tâm lợi nhuận xét trên phương diện thành viên của Tổng công ty thì các công ty này còn được xem như là một trung tâm đu tư xét trên phương diện độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Cấp thứ ba: Bao gồm Phòng kinh doanh Tổng công ty và các phòng kinh doanh các công ty thành viên.


- Cấp thứ tư: Bao gồm các bộ phận văn phòng quản lý và các đội thi công. Các trưởng bộ phận và đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm ở các bộ phận mình quản lý. Đây được xem là các trung tâm chi phí. Trong trường hợp các công ty có tổ chức thêm các xí nghiệp hạch toán báo sổ thì các xí nghiệp này cũng được xem là trung tâm chi phí, còn các đội thi công là các bộ phận của trung tâm chi phí. Giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các chi phí phát sinh trong phạm vi phân cấp quản lý.

Với 4 cấp quản lý (ứng với các trung tâm trách nhiệm) như trên, mục tiêu, nhiệm vụ của từng cấp được xác định như sau:


Bảng 3-1: Mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm


Cấp

quản lý

Trung tâm trách nhiệm


Mục tiêu


Nhiệm vụ

4

Trung tâm chi phí

- Tăng cường tính tự chịu

- Lập và thực hiện thi


(Các đội thi công

trách nhiệm về chi phí.

công theo dự toán công


công trình hay các

- Kiểm soát được toàn bộ

trình nhận khoán, quản lý


xí nghiệp trực

những chi phí phát sinh tại

chất lượng (đảm bảo thi


thuộc, bộ phận

đội thi công hay xí nghiệp,

công đúng chất lượng,


văn phòng quản

tại bộ phận văn phòng

đúng tiến độ);


lý)

quản lý.

- Theo dòi và quản lý vật



- Đội trưởng đội thi công

tư, nhân công của đội (cả



hay giám đốc xí nghiệp

trong và ngoài biên chế)



trực thuộc, trưởng các

và nhân viên văn phòng



phòng ban là người trực

công ty;



tiếp kiểm soát chi phí và là

- Tiết kiệm chi phí, lập



người chịu trách nhiệm về

hồ sơ hoàn công



những chi phí phát sinh tại




trung tâm.




- Đảm bảo lợi ích mang


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 16




lại lớn hơn các chi phí phát sinh và những nổ lực cho

việc kiểm soát chi phí.


3

Trung tâm doanh thu (Phòng kinh doanh Tổng công ty, các công ty thành viên)

- Đảm bảo doanh thu hàng năm tăng cao

- Kiểm soát được các chi phí phát sinh tại đơn vị.

- Lập và giám sát việc thực hiện các hợp đồng xây dựng.

- Xây dựng các kế hoạch cụ thể liên quan đến công tác đấu thầu, nhận thầu.

- Quan hệ với các đối tác, khách hàng để tìm kiếm những cơ hội tạo doanh thu cho đơn vị.

- Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của

Công ty.

2

Trung tâm lợi nhuận

(các công ty con, công ty hạch toán phụ thuộc)

- Đảm bảo tỷ lệ tăng lợi nhuận trên doanh thu;

- Đảm bảo tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của vốn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng lợi

nhuận

- Tổng hợp đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí có thể kiểm soát và xác định kết quả KD

- Theo dòi và quản lý tình hình sử dụng tài sản, bảo toàn và phát triển vốn

được đầu tư.

1

Trung tâm đầu tư (Tổng công ty xây dựng)

- Đảm bảo việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng

công ty có hiệu quả.

- Đánh giá hiệu quả đầu tư của từng lĩnh vực hoạt động.

- Thực hiện các biện pháp




- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

cải thiện tỷ lệ hoàn vốn

cao, lợi nhuận trên vốn

đầu tư

chủ sở hữu cao.

- Đánh giá thành quả của


các đơn vị trong việc


hướng đến mục tiêu


chung của tổng công ty.


Một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra là Bộ máy kế toán phải được thiết kế lại như thế nào để đáp ứng được mô hình mới. Như nội dung đã trình bày ở phần quan điểm, mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phải vừa đảm bảo tính thống nhất với hệ thống kế toán trong các tổng công ty xây dựng, vừa đảm bảo tính hài hòa giữa chi phí và lợi ích. Vì vậy, bộ máy kế toán phải được thiết kế lại theo hướng kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một phòng nhưng có sự tách biệt, phân công rò ràng về nội dung, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Để thỏa mãn yêu cầu đó, bộ phận kế toán quản trị trong đơn vị phải được tổ chức thành 3 tổ: Tổ lập dự toán, Tổ kế toán chi phí & giá thành và Tổ phân tích. Như vậy, bộ máy kế toán cần phải được thiết kế như sau:


PTGĐ TÀI CHÍNH

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Kế toán TSCĐ

Kế toán công nợ

Kế toán …

Tổ dự toán

Tổ KT chi phí & giá thành

Tổ phân tích


Hình 3-3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:


- Trưởng phòng Kế toán: Dưới quyền quản lý trực tiếp của PTGĐ Tài

chính. Chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty; hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, chế độ kế toán, các quy định liên quan đến công tác tài chính kế toán.

- Phó phòng kế

toán: Chịu trách nhiệm chính về

công tác chuyên môn

nghiệp vụ kế toán của toàn Tổng công ty. Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của bộ máy kế toán tại Tổng công ty.

- Bộ phận kế toán tài chính: gồm các kế toán phần hành: kế toán tài sản cố định, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, kế toán vật tư, thủ quỹ. Các kế toán viên chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành mình đảm nhận.

- Bộ phận kế toán quản trị:

+ Tổ lập dự toán: Có nhiệm vụ liên kết với các phòng ban có liên quan

trong việc tham gia xây dựng các định mức về chi phí; lập các dự toán.

+ Tổ kế toán chi phí & giá thành: Có nhiệm vụ theo dòi, ghi chép chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinh theo từng yếu tố, từng trung tâm trách nhiệm.

+ Tổ phân tích: Có nhiệm vụ theo dòi, ghi chép chi tiết, tổng hợp chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư phát sinh từng trung tâm trách nhiệm. Lập các báo cáo phân tích tình hình thực hiện dự toán (định mức). Phân tích tình hình thực hiện so với mục tiêu đề ra. Thực hiện các báo cáo phân tích khác theo yêu cầu của nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định.


3.2 XÁC LẬP ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH CHO MÔ HÌNH ĐƯỢC THIẾT KẾ

Để mô hình trên được vận hành một cách có hiệu quả, vấn đề cấp thiết cần phải đặt ra là phải xác lập các điều kiện cho mô hình được vận hành. Đó là việc phải xây dựng một hệ thống các định mức chi phí, nhận diện phân loại lại các chi phí, tăng cường kiểm soát chi phí, cũng như xây dựng một hệ thống tài

khoản phục vụ

cho đánh giá thành quả

quản lý của các trung tâm trách nhiệm

trong đơn vị. Cụ thể:

- Xây dựng các định mức chi phí;


- Nhận diện phân loại chi phí ứng xử và kiểm soát chi phí;

- Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để thực hiện sự phân cấp và xử lý thông tin liên quan đến các tài khoản trách nhiệm.

3.2.1. Xây dựng các định mức chi phí

Định mức chi phí xây dựng công trình là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 100m2 ván khuôn, 1m2 trát tường,.v.v… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).

Định mức chi phí được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.). Định mức chi phí xây dựng bao gồm:

- Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận

rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể

vật liệu phụ

cần dùng cho máy móc,

phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

- Định mức chi phí nhân công trực tiếp:

Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.

Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.


- Định mức chi phí máy thi công:

Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

- Định mức chi phí chung:

Theo hướng dẫn của thông tư số 04/2010/TT_BXD, định mức chi phí chung được xác định bằng cách lấy định mức nhân công trực tiếp nhân với tỷ lệ thích hợp theo quy định.

Tóm li, việc xây dựng các định mức chi phí trong xây dựng đối với các công ty xây dựng cần phải được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng …Nguyên tắc xác định định mức chi phí xây dựng cụ thể như sau:

+ Định mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.

+ Định mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.

+ Định mức hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.

+ Định mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử

dụng.

+ Định mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí

sử dụng máy chính.

+ Định mức hao phí sản xuất chung được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí nhân công trực tiếp.

Tuy nhiên, các định mức trên đây mới chỉ được lập dựa theo quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật. Các doanh nghiệp cần phải tham khảo thêm chi phí thực tế phát sinh trong quá khứ (qua thống kê) để có thể xây dựng cho đơn vị mình một định mức chi phí phù hợp hơn.

3.2.2. Nhận diện phân loại chi phí ứng xử và kiểm soát chi phí

3.2.2.1. Nhận diện phân loại chi phí theo cách ứng xử

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí