Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 21


Bước 1:

Phân tích, đánh giá và cho điểm tương ứng các tác động

Bảng 3-23. Hệ thống phân loại IQS



Thông số

Hệ thống xếp loại


Tác động


Cường độ tác động

(M)

Mức độ

Định nghĩa

Điể m

Tác động không đáng kể hay không tác động (non – impacts )

Hoạt động của dự án không tạo ra các tác động tiêu cực rò rệt.


0

Tác động nhẹ (small impacts or minor impacts )

Tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến môi trường tự nhiên hoặc một bộ phận nhỏ dân số.


1

Tác động trung bình (medium or intermediate impacts)

Tác động có thể ảnh hưởng rò rệt một số nhân tố của môi trường. Tác động loại này có thể ảnh hưởng không lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực.


2

Tác động lớn hoặc nghiêm trọng (significant impacts or major impact)

Tác động có thể làm thay đổi nghiêm trọng các nhân tố của môi trường hoặc tạo ra biến đổi mạnh mẽ về môi trường. Tác động loại này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên hoặc KT-XH của một khu vực.


3


Sự tương


Phạm vi tác động

(S)

Không đáng kể

Phạm vi hẹp quanh nguồn tác động

0

Cục bộ

Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi xã, phường)


1

Khu vực

Phạm vi tác động xung quanh nguồn gây tác động (trong phạm vi liên xã)

2

Liên vùng

Phạm vi tác động trên 2 huyện xung quanh nguồn gây tác động

3

Quốc tế

Phạm vi tác động ảnh hưởng đến

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải - 21


tác



lãnh thổ nước láng giềng



Thời gian phục hồi

(R)

<1 năm

Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu dưới 1 năm.

1

1-2 năm

Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 1 đến 2 năm.

2

2-5 năm

Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ 2 đến 5 năm.

3

> 5 năm

Thời gian phục hồi trạng thái ban đầu từ trên 5 năm.

4


Sự cố

môi trườn g


Tần suất

(F)

Rất hiếm hoặc không xảy ra

Sự cố môi trường rất hiếm khi hoặc không bao giờ xảy ra

0

Hiếm khi xảy ra

Sự cố môi trường có khả năng xảy ra nhưng được dự báo là hiếm

1

Nguy cơ xảy ra

Nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

2

Nguy cơ xảy ra rất cao

Nguy cơ xảy ra sự cố môi trường cao

3


Quản lý


Luật pháp

(L)

Không có quy định

Pháp luật không có quy định đối với tác động

0

Quy định có tính tổng quát

Pháp luật quy định tổng quát đối với tác động

1

Quy định cụ thể

Pháp luật quy định cụ thể đối với tác động

2


Chi phí (E)

Chi phí thấp

Chi phí thấp cho quản lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực


1

Chi phí trung bình

Chi phí trung bình cho quản lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực


2

Chi phí cao

Chi phí cao cho quản lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực


3


Mối

Ít quan ngại

Sự quan ngại của cộng đồng đối với các vấn đề môi trường của dự

án là ít hoặc không có


1



quan

Mức

độ

quan

Sự quan ngại của cộng đồng đối


ngại

của

ngại trung bình

với các vấn đề môi trường của dự

án là ở khu vực tương đối hẹp (xã,

2

cộng


phường).


đồng




Mức

độ

quan

Sự quan ngại của cộng đồng đối


(P)

ngại cao

với các vấn đề môi trường của dự

án là trên phạm vi rộng (liên xã,

3



phường).



Bước 2: Xác định mức độ tác động tổng thể.

Các giá trị của mỗi thông số (M, S, R, F, L, E, P) sẽ được chia làm 5 mức gồm: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao và được thể hiện ở Bng 3-24

Mức độ tác động tổng thể sẽ được tính toán dựa trên công thức sau:

Mức độ tác động tổng thể = TS = (M+S+R) x F x (L+E+P)

Bảng 3-24. Xếp hạng tác động theo thang điểm



Xếp hạng

M

S

R

F

L

E

P

TS

Rất thấp

0

0

1

0

0

1

1

0

Thấp

1

1

1

1

1

1

1

9

Trung bình

2

2

2

2

2

2

2

72

Cao

3

3

3

2

2

3

3

144

Rất cao

3

4

4

3

2

3

3

264

Bước 3:Đánh giá mức độ tác động môi trường:


Điểm

Mức độ tác động

0 – 9

Không tác động hoặc tác động không đáng kể

9 – 72

Tác động nhỏ

72 – 144

Tác động trung bình

144 – 264

Tác động lớn (hoặc nghiêm trọng)


Và như vậy, khi so sánh tác động môi trường thực tế với bản báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt khi lập dự án, các nhà quản lý sẽ đánh giá được tác động môi trường của các trung tâm trách nhiệm.

Tuy vậy, vấn đề quan trọng cần phải quan tâm đó là trách nhiệm quản lý của các trung tâm trách nhiệm về vấn đề kiểm soát tác động môi trường như thế nào. Nội dung quan trọng cần phải làm rò là trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận nào trong trung tâm trách nhiệm để xảy ra vấn đề tác động đó. Vì vậy, các trung tâm trách nhiệm cần phải đánh giá trách nhiệm quản lý của trung tâm trách nhiệm qua các thông stác đng đến môi trường theo các mc đtác đng mà nhà quản lý trung tâm trách nhiệm đó có thkim soát.

Bảng 3-25: Thước đo đánh giá các thông số tác động môi trường


Nội dung đánh giá

Thước đo

Cường độ tác động

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu mc đtác đng so với kế hoạch (theo các cấp độ từ ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng rò rệt, ảnh hưởng nhẹ đến không

tạo ra ảnh hưởng).

Phạm vi tác động

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu phm vi tác đng so với kế hoạch (theo các cấp độ từ phạm vi ảnh hưởng quốc tế, liên vùng, khu vực, cục bộ đến không đáng

kể)

Thời gian phục hồi

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu snăm tác đng

so với kế hoạch (theo các cấp độ: trên 5 năm, từ 2 đến 5 năm, từ 1 đến 2 năm và dưới 1 năm)

Tần suất xảy ra sự cố môi trường

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu nguy cơ xy ra scố so với kế hoạch (theo các cấp độ: nguy cơ xảy ra cao, có nguy cơ xảy ra, hiến khi xảy ra và rất hiếm hoặc không

xảy ra)

Luật pháp quy định

Trách nhiệm trong việc tuân thủ, chấp hành quy định luật

pháp về môi trường

Chi phí môi trường

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu chi phí cho quản lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác

đng tiêu cc so với kế hoạch (theo các mức độ: cao, trung



bình, thấp).

Những quan ngại của cộng đồng

Trách nhiệm quản lý trong việc giảm thiểu squan ngi ca cng đng so với kế hoạch (theo các mức độ: cao, trung

bình, thấp)


Đối với vấn đề trách nhiệm xã hội, các trung tâm trách nhiệm dựa vào tiêu chuẩn SA 8000 (Social Accountability 8000) để lập kế hoạch cũng như lập báo cáo đánh giá trách nhiệm xã hội. Các nội dung báo cáo và đánh giá thuộc phạm vi có thể kiểm soát về trách nhiệm xã hội của các trung tâm trách nhiệm.

Bảng 3-26: Thước đo đánh giá các thông số trách nhiệm xã hội


Nội dung đánh giá

Thước đo

Sử dụng lao động

trẻ em

Trách nhiệm quản lý trong việc không sử dụng hoặc giảm

thiểu lao động trẻ em

Sử dụng lao động

cưỡng bức

Trách nhiệm quản lý trong việc không sử dụng hoặc giảm

thiểu lao động cưỡng bức

Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc

Trách nhiệm quản lý trong việc sử dụng các biện pháp quản lý an toàn nơi làm việc và quan tâm đến sức khỏe của đội

ngũ lao động.

Tự do hiệp hội và quyền thương

lượng tập thể

Trách nhiệm quản lý trong việc cho phép và tạo điều kiện cho người lao động được tự do hiệp hội và có quyền

thương lượng tập thể

Phân biệt đối xử

Trách nhiệm quản lý trong việc không hoặc giảm thiểu

phân biệt đối xử khi tuyển dụng, trả thù lao, thăng tiến …

Kỷ luật lao động

Trách nhiệm quản lý trong việc đối xử coi trọng và tôn trọng với tất cả nhân sự; không được tham gia hoặc dung túng việc sử dụng trừng phạt bằng nhục hình, áp bức tinh thần hoặc thể xác, nhục mạ bằng lời đối với nhân sự;

sử dụng các biện pháp xử lý thô bạo hoặc vô nhân tính.

Giờ làm việc

Trách nhiệm quản lý trong việc tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các tiêu chuẩn ngành về thời gian làm

việc và ngày nghỉ.

Thù lao

Trách nhiệm quản lý trong việc trả thù lao tương xứng với

sức lao động; ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy



định của pháp luật.

Hệ thống quản lý

Trách nhiệm quản lý trong việc ban hành và công khai hóa các chủ trương, chính sách, cơ chế, quy trình … trong hệ

thống quản lý đơn vị.


Như vậy, khi so sánh báo cáo trách nhiệm xã hội kế hoạch với thực hiện qua các nội dung nêu trên theo tiêu chuẩn SA 8000, các nhà quản lý có thể đánh giá được trách nhiệm xã hội mà các trung tâm trách nhiệm có thể kiểm soát.


* Khía cạnh khách hàng:


Trung tâm

trách nhiệm

Mục tiêu

Thước đo

TT Chi phí


Gia tăng sự hài lòng của Khách hàng trong phạm vi có thể kiểm soát

Trách nhiệm quản lý tiến độ thi công so với kế hoạch

Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình so với thiết kế

Trách nhiệm quản lý trong việc giải quyết sự cố, sự phàn nàn của

khách hàng…

TT Doanh thu

Trách nhiệm trong kiểm soát giá cả hợp lý

Trách nhiệm quản lý chất lượng

dịch vụ (bảo hành, bảo trì, …)

TT Lợi nhuận

Trách nhiệm giữ gìn và phát huy

hình ảnh của đơn vị và sản phẩm

TT Đầu tư

Trách nhiệm giữ gìn và phát huy

hình ảnh của đơn vị


Sự hài lòng khách hàng được định nghĩa như là một sự đánh giá toàn diện về việc sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động sau bán hàng của doanh nghiệp. Theo mô hình CSI (Customer Satisfaction Index), đây là một hệ thống các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến số khởi tạo như


sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh (image) doanh nghiệp và sản

phẩm, chất lượng cảm nhận

(perceived quality) và giá trị cảm nhận

(perceived

value) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả của sự hài

lòng như

sự trung thành

(customer loyalty) hay sự

than phiền của khách hàng

(customer complaint).


* Khía cạnh quy trình:


Trung tâm

trách nhiệm

Mục tiêu

Thước đo

TT Chi phí

Cải tiến, đổi mới các quy trình thi công

Trách nhiệm trong việc quản lý

cải tiến, đổi mới các quy trình thi công

TT Doanh thu

Cải tiến, đổi mới các quy trình nhận thầu, quan hệ

khách hàng

Trách nhiệm trong việc quản lý cải tiến, đổi mới các quy trình

nhận thầu, quan hệ khách hàng

TT Lợi nhuận

Cải tiến, đổi mới các quy trình kiểm soát nội bộ, quan hệ khách hàng

Trách nhiệm trong việc quản lý cải tiến, đổi mới các quy trình kiểm soát nội bộ và quan hệ khách

hàng

TT Đầu tư

Cải tiến, đổi mới các quy trình kiểm soát nội bộ, quan hệ khách hàng

Trách nhiệm trong việc quản lý cải tiến, đổi mới các quy trình kiểm soát nội bộ và quan hệ khách

hàng


* Khía cạnh nhận thức:


Trung tâm

trách nhiệm

Mục tiêu

Thước đo

TT Chi phí

- Tuân thủ, chấp hành quy định của đơn vị, pháp luật

- Trách nhiệm kiểm soát tuân thủ, chấp hành nội quy, quy định.


TT Doanh thu

nhà nước;

- Trách nhiệm nâng cao sự hài lòng


- Nâng cao kỹ năng, thái độ

của người lao động và kỹ năng,


của người lao động;

tay nghề…

TT Lợi nhuận

- Ứng dụng công nghệ;

- Trách nhiệm quản lý vận dụng

- Tạo dựng văn hóa doanh

khoa học công nghệ mới

TT Đầu tư

nghiệp

- Trách nhiệm xây dựng văn hóa


doanh nghiệp


Qua các kết quả được đo lường so với mục tiêu đề ra, bước cuối cùng

trong việc vận dụng mô hình KM Star là đánh giá kết quả thực hiện, trách nhiệm quản lý của các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị. Như đã trình bày ở các bước trên, nếu chiến lược càng rò ràng và các tiêu chí đánh giá được xây dựng càng minh bạch, cụ thể thì việc đánh giá trách nhiệm quản lý càng thuận lợi, chính xác. Như vậy, để đánh giá thành quả quản lý của các trung tâm trách nhiệm một cách toàn diện, nhà quản lý phải dựa trên cả 5 khía cạnh: tài chính, bền vững, khách hàng, quy trình và nhận thức. Nội dung đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý từng trung tâm cụ thể như đã trình bày ở nội dung trên. Mẫu đánh giá trách nhiệm quản lý các trung tâm trách nhiệm trình bày như (Phlc 9)

Để mô hình KM Star được vận hành và phát huy tác dụng, các tổng công ty cần phải thực hiện một số yêu cầu như sau:

Mt là, tổng công ty cần phải ban hành Quy trình vận dụng KM Star để đánh giá thành quả quản lý của đơn vị một cách cụ thể, rò ràng và minh bạch.

Hai là, tổng công ty yêu cầu các trung tâm trách nhiệm phải xây dựng và ban hành chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp với đơn vị mình, với định hướng phát triển của tổng công ty. Chiến lược, kế hoạch này phải được công bố rộng rãi, rò ràng cho toàn thể người lao động trong đơn vị biết để cùng thực hiện. Các nhà quản lý, người lao động phải gắn những mục tiêu trong công việc với sứ mệnh của đơn vị đã được công bố. Đồng thời, chiến lược, kế hoạch đề ra phải nêu rò thời gian thực hiện và ngân sách, nguồn lực … để đạt được mục tiêu được thiết lập. Ngoài ra, các nhà quản lý còn phải dành nhiều thời

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí