Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước 42048


lớn và có quy trình sản xuất tiên tiến như áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ISO. Việc ứng dụng các phương pháp quản trị chi phí hiện đại vào các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp đang dần được chuẩn hóa và hội nhập quốc tế là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà còn được nghiên cứu ứng dụng vào một số ngành cụ thể như ngành xây dựng, khách sạn, bệnh viện, ngân hàng. Nghiên cứu của Laudon, J.P (2003) cho rằng việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí phụ thuộc vào đặc điểm riêng có của từng doanh nghiệp và yêu cầu riêng của từng bộ phận trong hệ thống. Trong quá trình thiết kế một hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, các tài liệu kỹ thuật của hệ thống bao gồm các sự mô tả về quy trình hoạt động, sơ đồ tổ chức, các bộ phận liên quan của hệ thống thông tin và sự tương tác giữa chúng trong doanh nghiệp là những công cụ không thể thiếu. Đó là cơ sở của việc thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu sau đó là giai đoạn sử dụng thông tin cho hệ thống kiểm soát cuối cùng [44]. Tuy nhiên, để ứng dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí vào các ngành sản xuất như ngành may cần có những nghiên cứu thêm về đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp và tác động của việc sử dụng hệ thống thông tin chi phí tới các quyết định sản xuất.

Trong một nghiên cứu khác về khả năng áp dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí vào các nước đang phát triển, nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam của một nhóm các nhà khoa học Mỹ là Michele Pomberg, Hamid Pourjalali, Shirley Daniel và Marinilka Barros năm 2012 [47], các tác giả đã khảo sát 53 bệnh viện tại Hà nội và 9 tỉnh lân cận để nghiên cứu về cách quản lý chi phí hiện nay ở các bệnh viện và các điều kiện áp dụng các phương pháp quản trị chi phí hiện đại như phương pháp Activity-Based Cost (ABC), phương pháp Just in time (JIT) vào các bệnh viện Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng các chính sách của nhà nước về y tế, những cải tổ về tổ chức của hệ thống y tế trong thời gian gần đây như ngày càng có nhiều bệnh viện tư nhân, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhu cầu về thông tin chi phí của các CFO là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng


các phương pháp kế toán quản trị hiện đại vào các bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi môi trường và các quy định có nhiều thay đổi, các bệnh viện Việt nam cần phải chấp nhận các lý thuyết quản trị cao cấp, xem đó như là một công cụ hữu ích trong việc ra các quyết định quản trị. Đây cũng là một nghiên cứu được thực hiện ở các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, có sự khác nhau về yêu cầu thông tin KTQT chi phí giữa doanh nghiệp dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất. Luận án kế thừa phương pháp tiếp cận để tiến hành nghiên cứu về cách quản lý chi phí hiện nay ở các doanh nghiệp sản xuất của Việt nam và cụ thể là nghiên cứu trong các doanh nghiệp may Việt Nam.

Nghiên cứu của tiến sĩ Omar A.A.Jawabreh (2012) “Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định trong các khách sạn Jodhpur” cho thấy mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán với quá trình ra quyết định trong quản trị khách sạn. Nhà quản trị các cấp cần thông tin kế toán cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn. Quyết định ngắn hạn cần thông tin về chi phí được tách thành biến phí và định phí. Quyết định dài hạn do các nhà quản trị cấp cao thiết lập cho những kế hoạch về nguồn lực cho tương lai. Nhà quản trị các cấp độ khác nhau có nhu cầu thông tin kế toán khác nhau. Tuy nhiên, các khách sạn ở Jodhpur, Ấn Độ đang phải đối mặt với một số khó khăn liên quan đến việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Đó là chi phí để vận hành một hệ thống thông tin kế toán quản trị là quá cao, cơ sở vật chất cho ứng dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí như hệ thống phần mềm máy tính, con người chưa đáp ứng đủ và kỹ thuật thông tin hiện tại chưa phát triển đủ để ứng dụng tối ưu hệ thống thông tin kế toán kế toán quản trị chi phí. Trở ngại lớn nhất trong việc ứng dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí vào các khách sạn ở Jodhpur, Ấn Độ là nhà quản trị chưa thực sự bị thuyết phục bởi các phương pháp KTQT chi phí. Nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất cho các khách sạn cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là các nhà quản trị các cấp và có sự đầu tư vào cơ sở vật chất nhất là hệ thống thông tin có sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán, quản lý [48]. Nghiên cứu đã cho thấy cơ sở vật chất, trình độ nhân viên là một nhân tố tác động đến việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí.


Như vậy, kế toán quản trị nói chung và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí nói riêng là công cụ quản lý rất hiệu quả, đã được các tác giả nghiên cứu nhiều ở các góc độ khác nhau. Trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới, luận án có sự kế thừa các lý luận về bản chất của kế toán chi phí, hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, về mối quan hệ của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí với cấu trúc của một tổ chức và những điều kiện cần thiết để xây dựng và tối đa hóa ứng dụng của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Từ đó kế thừa và phát triển hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí phù hợp với các điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Để xây dựng được một hệ thống thông tin KTQT chi phí có thể áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể cần đi sâu nghiên cứu đặc điểm tổ chức sản xuất của đơn vị, nhu cầu thông tin KTQT chi phí của nhà quản trị trong từng lĩnh vực cụ thể và khả năng áp dụng các phương pháp KTQT của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu và xây dựng một hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Đây cũng là khoảng trống mà tác giả tìm thấy trong các nghiên cứu trên thế giới về hệ thống thông tin KTQT chi phí.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Trong điều kiện hội nhập, quản lý tốt chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh là chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Tuy nhiên, kế toán quản trị chi phí nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng mới được đề cập nghiên cứu tại Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây trong khi đó ở các nước phát triển, KTQT chi phí đã được sử dụng như một công cụ quản lý từ rất lâu.

Trước năm 2000, nhu cầu kế toán quản trị chưa cao do các đơn vị chưa phải chịu sức ép cạnh tranh nên không thấy nhu cầu cần phải có hệ thống kế toán phục vụ mục đích ra quyết định của nhà quản trị. Do vậy, kế toán quản trị chưa được phổ biến, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chủ yếu là các nghiên cứu mang tính cơ bản nhất của hệ thống kế toán quản trị và mang tính chất chung cho tất cả

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam - 3


các ngành trong bối cảnh kế toán quản trị mới bắt đầu nghiên cứu tại Việt Nam. Điển hình là tác giả Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu về nội dung “ Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt giữa KTTC và KTQT, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp xây dựng các nội dung của KTQT như phân loại chi phí, xây dựng dự toán, xây dựng mối quan hệ CPV, phân tích biến động chi phí và phương hướng vận dụng các nội dung này vào các doanh nghiệp Việt nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam mới bước vào kinh tế thị trường, những kết quả nghiên cứu thu được có giá trị lý luận và thực tiễn lớn làm tiền đề cho sự phát triển của KTQT sau này [6].

Từ năm 2000 đến nay, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào từng lĩnh vực của kế toán quản trị như: Báo cáo kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí và giá thành, tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, cơ chế vận hành. Điển hình như các nghiên cứu: Tác giả Phạm Quang (2002) nghiên cứu về “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam” [16]. Tác giả Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi (2009) nghiên cứu về “Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị” [2]. Các nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ trên phương diện nhận thức về một sự chuyển biến hội nhập mạnh mẽ của nền kế toán Việt Nam với nền kế toán thế giới. Hệ thống kế toán doanh nghiệp không còn duy nhất một bộ phận kế toán tài chính mà còn bao gồm cả bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kế toán quản trị. Một số vấn đề về mặt tổ chức ứng dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp cũng đã được làm rõ. Tuy nhiên những kết quả đạt được ở các nghiên cứu trên đều mang tính khái quát chung cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu đi vào từng ngành cụ thể như ngành Bưu chính viễn thông của tác giả Nguyễn Thanh Quí (2004), ngành du lịch của tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002), ngành dầu khí của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2004). Các nghiên cứu này đã rút ra bản chất và nội dung của kế toán quản trị, khẳng định đựơc vai trò của kế toán quản trị trong quản lý và điều hành doanh


nghiệp, đã chỉ ra một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa áp dụng hoặc áp dụng chưa đầy đủ các nội dung của kế toán quản trị. Những hạn chế mà các tác giả đưa ra về tổ chức kế toán quản trị trong các ngành là cơ sở để các tác giả tập trung vào các giải pháp: phân loại chi phí theo quan điểm của kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị doanh thu, chi phí, tài sản. Tuy nhiên các đề tài này đều không nghiên cứu sâu về kế toán quản trị chi phí. Luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Thị Thuỷ (2007) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam” đã hệ thống một cách đầy đủ về hệ thống kế toán quả trị chi phí phục vụ hiệu quả cho quản trị nội bộ và xây dựng được mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Tuy nhiên đề tài này tập trung nghiên cứu về nội dung kế toán quản trị chi phí, chưa đề cập đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí [20].

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến kế toán quản trị chi phí. Có thể kể ra một số bài viết quan trọng như: "Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt nam" của tác giả Đào Thị Minh Tâm trên Tạp chí Kế toán năm 2009; "Quản trị chi phí theo lợi nhuận mục tiêu và khả năng vận dụng tại Việt Nam" của PGS.TS Trương Bá Thanh và TS Nguyễn Công Phương (2009); "Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế" của Hoàng Văn Ninh trên Tạp chí Kế toán số 85 (2010); Những bài báo này ít nhiều đã đề cập đến nội dung kế toán quản trị chi phí, tổ chức hệ thống thông tin kế toán và có phương án đề xuất để vận dụng vào các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết thì chưa thể phân tích sâu, đầy đủ các khía cạnh của tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí như tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống thông tin dự toán, thực hiện và kiểm soát.

Trong những năm gần đây, quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, những mối quan hệ trở nên phức tạp, tính đa dạng của nhu cầu xã hội cùng với những phương tiện để thỏa mãn chúng đã làm cho khối lượng thông tin tăng lên đến mức độ bùng nổ đòi hỏi phải có


những phương thức tổ chức thu nhận, xử lý và sử dụng thông tin một cách khoa học nhằm phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp. TS Hồ Tiến Dũng (2009) trong nghiên cứu “Tổ chức hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp” đã tập trung vào phương thức tổ chức, thiết kế và sử dụng hệ thống thông tin để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở và phương pháp để xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp [7]. Đây là một nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về các lĩnh vực riêng biệt của hệ thống thông tin quản trị như hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin quản trị sản xuất, hệ thống thông tin quản trị nhân sự,... Nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán, tác giả Ngô Hà Tấn (2010) đã khái quát về tổ chức hệ thống thông tin kế toán, từ tổ chức thu thập chứng từ ban đầu, hệ thống hóa thông tin kế toán, tổ chức thông tin kế toán theo các phần hành [21]. Nghiên cứu này đã gợi mở hướng nghiên cứu về HTTT kế toán theo quy trình: cơ sở dữ liệu -> sử dụng các phương pháp kế toán để tổ chức thông tin -> truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung về khía cạnh HTTT kế toán tài chính, không đi sâu vào nghiên cứu HTTT KTQT chi phí. Cụ thể là nghiên cứu không đề cập đến HTTT hiện tại (phân tích chi phí) và tương lai (dự toán chi phí).

Một trong những nhân tố tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là cơ chế quản lý chi phí trong doanh nghiệp thể hiện qua nhu cầu thông tin chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp cần những thông tin gì từ hệ thống kế toán quản trị chi phí? Cơ chế quản lý chi phí đòi hỏi việc hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí, quy định những căn cứ xây dựng tiêu chuẩn nội bộ về chi phí của doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Ngọc Huyền (2000) trong luận án tiến sỹ “Phương pháp phân tích và quản trị CPKD ở các doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” đã nghiên cứu về vai trò và cơ chế quản trị chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp. Theo đó, tác giả đã chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản trị chi phí phục vụ mục đích ra quyết định, tách bạch với kế toán tài chính trên cơ sở mục tiêu cung cấp thông tin khác nhau. Đây là một hướng đi đúng cho công tác quản trị doanh


nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào việc ứng dụng các nội dung kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí trong quá trình thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí [10].

Có thể nói rằng các nghiên cứu trong nước từ năm 1997 trở lại đây cho thấy các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí, kế toán quản trị chi phí, hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Các nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của kế toán quản trị chi phí, hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kế toán quản trị chi phí, hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí ngày một phát triển và sẽ được chuyên sâu cho từng ngành sản xuất cụ thể. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào được thực hiện trong các doanh nghiệp may Việt Nam. Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong những năm qua ngành may luôn đạt mức tăng trưởng xuất khẩu trên 17%/năm. Trong bối cảnh các doanh nghiệp may Việt Nam đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh về giá nhân công và gặp khó khăn về nâng cao năng lực cạnh tranh thì tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cụ thể trong ngành may có một số đề tài thạc sỹ về hoàn thiện các phần hành kế toán tài chính, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí. Tuy nhiên, các đề tài này mới chỉ dừng lại ở phạm vi một đơn vị cụ thể, cũng như chưa đề cập đến công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Chưa có nghiên cứu nào thực sự giải quyết được vấn đề tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi phí tại các doanh nghiệp may nên công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả.

Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán quản trị và hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong nước và trên thế giới, tác giả đã nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như giá trị của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp may nói riêng. Trên cơ sở những nghiên cứu trên, tác giả hệ thống hóa về mặt lý luận về hệ thống thông tin KTQT chi phí đồng thời tập trung


nghiên cứu về nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị trong doanh nghiệp may và mức độ thỏa mãn của họ đối với thông tin do kế toán cung cấp hiện nay; mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí với đặc điểm tổ chức sản xuất và định mức chi phí riêng có trong ngành may.

Từ đó, luận án sẽ đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc ngành may theo các nội dung: Tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí; Tổ chức hệ thống thông tin thực hiện chi phí và Tổ chức kiểm soát thông tin chi phí. Đây là các nội dung mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đến.

1.3. Phương pháp nghiên cứu của Luận án

Luận án sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Các vấn đề lý luận được dựa trên những khái niệm, nguyên lý, phương pháp đã được thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp được sử dụng tùy theo các trường hợp cụ thể.

Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu của luận án là đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay như thế nào và tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp may, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác lợi ích của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, tác giả luận án sử dụng phương pháp định tính trong nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.

1.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống là việc nghiên cứu sâu vấn đề ở hai trường hợp điển hình thông qua phỏng vấn sâu, gọi điện thoại, quan sát trực tiếp hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất phục vụ công tác kế thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tại doanh nghiệp với nội dung tìm hiểu quan điểm của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2022